Thứ sáu, 03/05/2024 01:30 (GMT+7)

Loạt bài: Níu giữ giá trị văn hóa ở tập thể cũ - Bài 2

MTĐT -  Thứ sáu, 06/08/2021 08:41 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Sống tại thành thị nhưng khu tập thể trong ký ức mỗi người dường như mang dáng vẻ đời sống của một cái làng, nơi đầy tình thân hữu và gắn bó nhưng không thể thiếu những câu chuyện vui buồn.

Với nhiều người dân Hà Nội, khu tập thể chỉ là những mảng miếng chắp vá, ố màu thời gian. Nhưng với nhiều gia đình, đó là nơi chở che, giúp họ vượt qua năm tháng khó khăn, thiếu thốn của những năm tháng chiến tranh, thời kỳ bao cấp một cách giản dị, êm đềm. 

Lối sống làng xóm, láng giềng

Sống tại thành thị nhưng khu tập thể trong ký ức mỗi người dường như mang dáng vẻ đời sống của một cái làng, nơi đầy tình thân hữu và gắn bó nhưng không thể thiếu những câu chuyện vui buồn. Hoài niệm lại những chuyện xưa cũ, tình cảm láng giếng hiện lên trong ký ức nhiều người. 

Bà Nguyễn Thị Liên – nhà C4 tập thể Kim Liên chia sẻ: “Ngày xưa mấy bà đi làm qua nhà nhau kiểu gì cũng phải gặp để chào một câu. Hôm nào vắng ai là rộn rạo leo tầng, lên nhà hỏi thăm. Người thời đó sống cùng tầng, láng giềng luôn để tâm đến nhà bên cạnh. Có người buôn bán ở xa, con cái toàn được hàng xóm đưa đón đi học hộ”.

Từ khi xây dựng và có cư dân vào ở, cuộc sống của người dân tập thể đều đầy ắp tình người, lòng nhân ái. Sau này, khi những đứa trẻ lớn lên, chúng cũng học cha mẹ làm điều đấy. Bà Nguyễn Thị Thủy – P116 nhà B2 khu tập thể Nghĩa Tân chia sẻ: “Đi cùng một đoạn đường từ chợ về, thấy người xách hai túi, mình xách hộ một cái. Từ gác đi lên, người trẻ giúp người già, đàn ông giúp phụ nữ. Có khi ở quê lên có chút quà cũng chia cho hàng xóm. Nấu bếp với nhau, mình nhờ trông hộ nồi cơm là bình thường. Ngày xưa, không có bếp gas, toàn đun nấu bằng bếp củi, gạo, trộn bo bo, mì sợi. Thiếu gạo không kịp đong, nhà tôi vay mấy hôm sau trả, không ai thắc mắc cả, sống rất chan hòa tình cảm”.

Cuộc sống vật chất đơn giản, nhiều nhà dân nuôi thêm một, hai con gà trong cái chuồng be bé ở ban công để cải thiện. Gà chủ yếu nhốt đêm, còn ban ngày thả dưới bãi cỏ. Gà nuôi có hơi tay người thường xuyên nên rất dạn. Buổi sáng, gà được thả ra. Nhà nào cao tầng thì bế gà xuống, nhà tầng một tầng hai thì thả cho bay luôn xuống mặt đất. Con gà kiếm ăn cả ngày như thế, chẳng ai bắt của ai. Đến lúc chiều nhập nhoạng, gà của ai thì xuống bắt đem về.
Bà Nguyễn Thị Hà – Khu tập thể Nguyễn Công Trứ cho biết: “Ngày xưa, Hà Nội không có những người làm việc tự do và ít trường lớp mẫu giáo như bây giờ. Vì vậy, nhà nào có bà ở quê lên trông cho cho là rất quý. Bố mẹ đi làm cả ngày, hàng xóm lại nhờ bà trông hộ. Hoặc, nhà nào có chị lớn tuổi hơn là được giao nhiệm vụ trông cả lũ nhỏ. Mấy gia đình cho lũ trẻ vào hết một nhà, dặn dò các anh, chị lớn vừa cho ăn, cho học, bày trò cho chơi. Ở bên nhau từ khi thơ ấu nên sau này lớn lến, những đứa trẻ ấy như anh em trong gia đình, buồn vui đều sẻ chia, giúp đỡ”.
Sẻ chia khó khăn, hoạn nạn
Khu tập thể cũ, với màu sơn vàng đặc trưng, tạo sự cũ kỹ, rêu phong, gần gũi; cầu thang bộ lối đi chật hẹp, với những khe cửa hoa ít ánh sáng, ngoài ra người ta còn cơi nới những sảnh cầu thang bộ chung đó để đồ đạc cũ hỏng hay là nơi để những bếp than tổ ong, bếp dầu, nơi nhốt chó, mèo, hay để thùng rác, cây cảnh...

Tất cả những vật dụng đó cho dù bừa bộn, cũ kỹ, ẩm mốc nhưng lại gắn với những kỷ niệm rất đặc trưng khi nhớ về nơi chốn đó, nơi người ta đã từng sống những năm khốn khó và bận bịu.

Vào thời điểm cuối mùa mưa bão năm 1962, lần đầu tiên có tin cơn bão cấp 12 đổ bộ vào Hà Nội. Người dân khu tập thể Kim Liên phải kiểm tra và sửa chữa lại tất cả các trần nhà. Và cũng để phòng xả lũ, người dân Kim Liên đã tổ chức họp người dân, sẵn sàng cho việc di dân tạm thời ở hai tầng dưới lên hai tầng trên. Theo đó, các gia đình tầng 1 sẽ lên ở nhờ các gia đình tầng 3, còn các gia đình tầng 4 thì đón gia đình tầng hai lên ở cùng. Tất cả các gia đình đều vui vẻ, sẵn sàng ứng phó cho trận lũ lụt sắp xảy ra.Người lớn tất bật bê bàn ghế, giường, chiếu, củi lên để tránh nước. Trẻ con vui như Tết vì sẽ được lên nhà nhau ở cùng, tha hồ chơi cả ngày. Tình cảm của các gia đình, dù mới chỉ quen nhau chưa đầy nửa năm, thật ấm cúng.

Bà Lan Anh – Khu tập thể Kim Liên chia sẻ: “Tháng 10/1962, có một phụ nữ mang thai 3. Tuy nhiên, cô ấy bị băng huyết, trở dạ bất ngờ. Khi ấy, lũ trẻ ở các khu tập thể chạy khắp các tầng gọi người lớn. Người được phân công chạy ra bưu điện cách cả cây số để gọi điện cấp cứu, người được phân công bê cáng cứu thương. Người dân cả khu tập thể tập trung vào giúp một gia đình sản phụ. Cuối cùng, sản phụ mẹ tròn con vuông”.

Theo Kinh tế Đô thị

Bạn đang đọc bài viết Loạt bài: Níu giữ giá trị văn hóa ở tập thể cũ - Bài 2. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Đội phản ứng nhanh về vệ sinh môi trường
Biệt danh ấy được anh em trong công ty gọi thân mật như đã nêu bật sự năng động, trách nhiệm trong công việc; có việc là lên đường bất kể thời tiết… của các thành viên Tổ xe 2 thuộc Chi nhánh Đống Đa, Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hà Nội.