Thứ hai, 29/04/2024 10:27 (GMT+7)

Long An nâng cao hiệu quả thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt

Tuấn Hải -  Thứ bảy, 14/10/2023 16:52 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

UBND tỉnh Long An ban hành Quyết định số 22 về việc ban hành Quy định thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh, gồm 4 chương, 16 điều.

Trong đó, chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân, cơ quan, tổ chức được phân loại theo các nguyên tắc: Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế; chất thải thực phẩm; các loại chất thải rắn sinh hoạt còn lại. Tiêu chí phân loại "đạt" khi thành phần chất thải thực phẩm hoặc thành phần chất thải rắn sinh hoạt khác lẫn dưới 10% khối lượng chất thải khác nhóm trong danh mục nhóm chất thải phân loại theo quy định.

Đối với điểm tập kết, trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt phải bố trí 3 khu vực/thùng chứa khác nhau để lưu giữ các loại chất thải rắn sinh hoạt đã được phân loại, bảo đảm không để lẫn các loại chất thải đã được phân loại với nhau. Điểm tập kết, trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường theo quy định.

tm-img-alt

Người dân thu gom rác sinh hoạt

UBND tỉnh cũng quy định tuyến đường, thời gian thu gom, vận chuyển và địa điểm xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh. UBND cấp huyện căn cứ điều kiện thực tế của mỗi địa phương để quy định cụ thể, chi tiết về tuyến đường, thời gian vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với hiện trạng và bảo đảm không ngoài quy định của UBND tỉnh.

Cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt đến điểm tập kết trong khoảng thời gian do UBND cấp huyện hoặc UBND cấp xã (được UBND cấp huyện ủy quyền) quy định, sử dụng loa, chuông hoặc hình thức thông báo khác đã thỏa thuận với UBND cấp xã khi đến lấy chất thải rắn sinh hoạt.

Chủ cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt phải sử dụng phương tiện thu gom, vận chuyển đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường theo quy định. Tùy thuộc vào thực tế về hiện trạng giao thông tại khu vực phát sinh chất thải rắn sinh hoạt, chủ cơ sở thu gom, vận chuyển bố trí các phương tiện thu gom, vận chuyển cho phù hợp,...

UBND cấp huyện hoặc ủy quyền UBND cấp xã chủ trì, phối hợp chủ cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt và tổ trưởng tổ dân phố, khu phố, ban quản lý chung cư, trưởng ấp xác định địa điểm và tần suất thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với hiện trạng, bảo đảm theo quy định.

Với chất thải rắn sinh hoạt có khả năng tái sử dụng, tái chế thì các hộ gia đình, cá nhân chủ động thời gian, địa điểm thu gom và chuyển giao cho tổ chức, cá nhân tái sử dụng, tái chế hoặc cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển.

Theo quy định, chất thải thực phẩm ở khu vực đông dân cư và trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp thì tần suất thu gom, vận chuyển tối thiểu 1 ngày/lần; đối với khu vực thưa dân cư, tần suất thu gom, vận chuyển tối thiểu 2 ngày/lần. Còn chất thải rắn sinh hoạt khác có thể thu gom với tần suất tối thiếu 3 ngày/lần hoặc lâu hơn, tùy điều kiện từng địa phương và khối lượng rác phát sinh.

UBND cấp huyện hoặc UBND cấp xã (được UBND cấp huyện ủy quyền) căn cứ điều kiện thực tế của địa phương để quy định cụ thể, chi tiết về địa điểm và tần suất thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với hiện trạng và bảo đảm không ngoài quy định của UBND tỉnh.

Hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm đưa chất thải rắn sinh hoạt đã được phân loại đến điểm thu gom theo quy định hoặc chuyển giao cho cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt; chi trả chi phí dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo đúng quy định của pháp luật hiện hành; tham gia hoạt động bảo vệ môi trường tại cộng đồng dân cư;...

Cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có trách nhiệm bố trí thiết bị, công trình lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với từng loại chất thải theo quy định; chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt theo quy định; có trách nhiệm ký hợp đồng dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt;...

Chủ cơ sở thu gom, vận chuyển phải báo cáo định kỳ hàng năm hoặc yêu cầu đột xuất về tình hình thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt với Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND cấp huyện và UBND cấp xã (được UBND cấp huyện ủy quyền).

Bạn đang đọc bài viết Long An nâng cao hiệu quả thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.

Tin mới

Thiết kế cấp phối bê tông san hô
Thiết kế cấp phối bê tông san hô cấp độ bền B15, B20, B22,5 (sử dụng cốt liệu cát, đá san hô và nước mặn). Kết quả cho thấy, việc sử dụng vật liệu vật liệu, nước biển thay thế cho vật liệu truyền thống là khả thi.
Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.