Thứ hai, 29/04/2024 12:07 (GMT+7)

Lý giải vì sao nhiều cây sống sót sau vụ cháy rừng tàn khốc tại Hawaii

MTĐT -  Thứ tư, 23/08/2023 16:25 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Sau khi bị lửa thiêu đốt, một số cây trên đảo Maui của Hawaii (Mỹ) vẫn sống sót. Các chuyên gia cho rằng, điều này phụ thuộc nhiều yếu tố khác nhau, từ hàm lượng nước trên bề mặt và bên trong cây cho đến cách lửa lan qua một khu vực.

Thông tin lan truyền trên mạng xã hội, sau khi cháy rừng bùng lên trên đảo Maui thuộc quần đảo Hawaii của Mỹ cho rằng việc một số cây không bị hạ gục là bằng chứng cho thấy các đám cháy được sắp đặt bằng cách nào đó để đốt cháy nhà cửa và xe cộ một cách có chủ đích.

tm-img-alt
Một số cây có thể đứng vững hoặc chịu ít ảnh hưởng của đám cháy. Ảnh: Reuters

Báo Nhân dân chia sẻ ghi nhận của Reuters, không phải tất cả các cây đều không bị tổn thương do cháy rừng. Các hình ảnh của Reuters và hình ảnh vệ tinh do Maxar Technologies cung cấp cho thấy nhiều tòa nhà, xe cộ và cây cối đã bị tổn hại sau đám cháy. Có cây bị ảnh hưởng nặng nề, nhưng vẫn đứng vững.

Tuy nhiên, việc một số cây có thể đứng vững hoặc chịu ít ảnh hưởng của đám cháy hơn so với ô-tô hoặc nhà cửa không phải là điều bất thường. Các chuyên gia cho rằng, điều này phụ thuộc nhiều yếu tố khác nhau, từ hàm lượng nước trên bề mặt và bên trong cây cho đến cách lửa lan qua một khu vực.

Cành cây rậm rạp chứa đầy nước sẽ không dễ bắt lửa. Một số loài cây có khả năng chịu lửa tốt hơn những loài khác. Thí dụ, cây thông ponderosa từ 4-5 năm tuổi trở lên thường phát triển lớp vỏ dày hơn giúp bảo vệ cây trước những đám cháy có cường độ thấp. Một số loài thực vật có nguồn gốc ở Hawaii bao gồm cây keo Hawaii cũng cho thấy “khả năng chịu lửa nhất định".

Lâm Hà (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Lý giải vì sao nhiều cây sống sót sau vụ cháy rừng tàn khốc tại Hawaii. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Thiết kế cấp phối bê tông san hô
Thiết kế cấp phối bê tông san hô cấp độ bền B15, B20, B22,5 (sử dụng cốt liệu cát, đá san hô và nước mặn). Kết quả cho thấy, việc sử dụng vật liệu vật liệu, nước biển thay thế cho vật liệu truyền thống là khả thi.
Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.