Thứ ba, 28/03/2023 16:13 (GMT+7)

Mặt trời có thể phát nổ sau 5 tỉ năm nữa

Tú Anh (T/H) -  Thứ sáu, 21/01/2022 11:09 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Một số nhà khoa học tin rằng giai đoạn hiện tại về chu kỳ sống của Mặt trời sẽ kết thúc sớm nhất sau 5 tỉ năm kể từ bây giờ.

tm-img-alt
Mặt trời sẽ kết thúc sớm nhất sau 5 tỉ năm nữa.

Khi đó, ngôi sao lớn ở trung tâm Hệ Mặt trời sẽ ăn qua phần lớn lõi hydro của nó và Mặt trời sẽ phát nổ, trở thành một sao khổng lồ đỏ, ngừng tạo nhiệt thông qua phản ứng tổng hợp hạt nhân. Theo NASA, lõi sẽ trở nên không ổn định và co lại vào khoảng thời gian này. Khi lõi bắt đầu mất ổn định, các lớp bên ngoài Mặt trời sẽ nở ra và cuối cùng sẽ nuốt chửng sao Thủy và sao Kim. Các luồng gió thô từ Mặt trời sẽ đập vào Trái đất, thổi bay từ trường tạo ra từ quyển. Đó là khoảng thời gian đáng sợ để nghĩ đến, đặc biệt là khi bất kỳ sự sống nào của con người hay loài vật có thể vẫn còn trong những năm đó.

Trước đó sẽ có một loạt các mối đe dọa khác từ Mặt trời đối với Trái đất. Theo các nhà khoa học, các đại dương của Trái đất sẽ bị bốc hơi bởi năng lượng từ Mặt trời sau 1 tỉ năm nữa. Vào thời điểm đó, độ sáng của Mặt trời cũng sẽ tăng khoảng 10%, chưa kể còn có các mối đe dọa khác của biến đổi khí hậu.

Theo một nghiên cứu năm 2008 được công bố trên Nguyệt san của Hiệp hội Thiên văn Hoàng gia, các nhà khoa học cho rằng trong vòng vài triệu năm sau khi giãn nở lần đầu, Mặt trời có khả năng sẽ nuốt hết hành tinh đá còn lại, gồm Trái đất. Sau đó, Mặt trời sẽ bắt đầu hợp nhất helium còn sót lại từ phản ứng tổng hợp hydro thành carbon và oxy, trước khi sụp đổ và để lại một tinh vân hành tinh tuyệt đẹp ở các lớp bên ngoài khi nó co lại thành một xác sao cực kỳ dày đặc, nóng hơn đáng kể, có kích thước bằng Trái đất, được gọi là sao lùn trắng.

Bạn đang đọc bài viết Mặt trời có thể phát nổ sau 5 tỉ năm nữa. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tái chế rác thải thành viên nén đốt sưởi
Công ty Vanheede của Bỉ muốn tái chế chất thải và sản xuất nhiên liệu rắn thu hồi (CSR) tại chỗ dưới dạng các viên nén và đặt mục tiêu đến năm 2025, sẽ không còn bãi chôn lấp rác thải nào tại địa bàn.
Vi nhựa là trung gian vận chuyển chất gây ô nhiễm
Vi nhựa được tìm thấy trong nghiên cứu có thể mang các kim loại độc hại và các chất gây ô nhiễm khác từ môi trường xung quanh vào cơ thể sống, từ đó hé lộ rủi ro tiềm ẩn có thể tồn tại khi chúng ta ăn các loại hải sản trong khu vực.
Ai Cập: Tái chế rác thải nhựa thành vật liệu xây dựng
Một công ty khởi nghiệp của Ai Cập đang đặt mục tiêu biến 5 tỷ túi nylon thành những viên gạch ốp có độ bền chắc hơn cả xi măng. Ý tưởng này xuất hiện trong bối cảnh hàng tấn rác thải nhựa đang tràn vào bờ biển Địa Trung Hải.

Tin mới

Ai cà phê?
Ai cà phê với mình không?//Mùa hè đã tới, mùa đông chẳng còn...