Thứ sáu, 26/04/2024 12:49 (GMT+7)

Miền Tây đối diện với đợt xâm nhập mặn tàn khốc

MTĐT -  Thứ ba, 03/03/2020 14:08 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Mùa khô năm 2015-2016 được xem là đợt hạn, mặn lịch sử trong vòng 100 năm qua. Tuy nhiên, đợt hạn mặn mùa khô 2019-2020 được các chuyên gia nhận định sẽ khốc liệt, phức tạp hơn.

Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, dự báo của các cơ quan nghiên cứu khoa học thuộc bộ, từ ngày 7 đến 15-3, tại ĐBSCL tiếp tục xảy ra một đợt xâm nhập mặn tăng cao theo kỳ triều cường giữa tháng 2 Âm lịch. Đợt xâm nhập mặn này được đánh giá có khả năng ở mức cao nhất từ đầu mùa khô.


Theo dự báo của các cơ quan nghiên cứu khoa học thuộc bộ, từ ngày 7 đến 15-3, tại Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục xảy ra một đợt xâm nhập mặn tăng cao theo kỳ triều cường giữa tháng 2 Âm lịch. Đợt xâm nhập mặn này được đánh giá có khả năng ở mức cao nhất từ đầu mùa khô.

Cụ thể, phạm vi ảnh hưởng của ranh mặn 4 g/l gồm sông Vàm Cỏ (Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây) ảnh hưởng sâu nhất 100-110 km, sâu hơn trung bình nhiều năm từ 25-32 km, sâu hơn cùng kỳ năm mặn lịch sử năm 2016 từ 3-5 km.

Sông cửa Tiểu, cửa Đại có phạm vi ảnh hưởng sâu nhất khoảng 60 km, sâu hơn trung bình nhiều năm lớn nhất 22 km, sâu hơn cùng kỳ năm mặn lịch sử năm 2016 khoảng 5 km.

Sông Hàm Luông có phạm vi ảnh hưởng sâu nhất khoảng 78 km, sâu hơn trung bình nhiều năm lớn nhất 35 km, sâu hơn cùng kỳ năm 2016 khoảng 5 km.

Sông Cổ Chiên: Phạm vi ảnh hưởng sâu nhất khoảng 70 km, sâu hơn trung bình nhiều năm lớn nhất 26 km, sâu hơn cùng kỳ năm 2016 khoảng 6 km.

Sông Hậu (Cửa Định An, Trần Đề): Phạm vi ảnh hưởng sâu nhất khoảng 70 km, sâu hơn trung bình nhiều năm lớn nhất 29 km, sâu hơn cùng kỳ năm 2016 khoảng 6 km.

Sông Cái Lớn: Phạm vi ảnh hưởng sâu nhất khoảng 62-65 km, sâu hơn trung bình nhiều năm lớn nhất khoảng 12 km, tương đương cùng kỳ năm 2016.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận định đợt xâm nhập mặn này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến các vùng canh tác cây ăn trái và nước sinh hoạt của người dân.

Cuối tháng 3-2020, xâm nhập mặn có thể vẫn ở mức cao nhưng thấp hơn so với đợt xâm nhập mặn giữa tháng.

Nguyên nhân do nguồn nước có độ mặn vượt ngưỡng cho phép, các hộ dân thiếu dụng cụ trữ nước ngọt để sử dụng. Theo dự báo, trong thời gian tiếp theo của mùa khô, có khoảng 158.000 hộ thiếu nước sinh hoạt, trong đó có 24.000 hộ ở vùng của công trình cấp nước tập trung, 134.000 hộ ở vùng cấp nước nhỏ lẻ, quy mô hộ gia đình.

Để giảm thiểu thiệt hại do xâm nhập mặn gây ra, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị UBND các tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục tăng cường tổ chức thực hiện Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 22-1-2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai các giải pháp cấp bách phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.

Tổ chức giám sát chặt chẽ độ mặn tại các cửa lấy nước, vận hành đóng các cửa cống và công trình thủy lợi khi độ mặn vượt mức cho phép, đảm bảo mặn không xâm nhập sâu vào nội đồng. Tranh thủ tích trữ nước ngọt trong thời
gian mặn xuống thấp để cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và dân sinh trong thời gian xâm nhập mặn lên cao.

Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu Bộ NN&PTNT phối hợp với các địa phương tập trung các biện pháp ứng phó hiệu quả. Trước hết, đảm bảo cuộc sống cho người dân, không được để bất kỳ hộ dân nào thiếu nước sinh hoạt và đảm bảo nước cho sản xuất; bảo vệ mùa màng và không để bùng phát dịch bệnh do thiếu nước./.

Khánh Dung (T/H)

Bạn đang đọc bài viết Miền Tây đối diện với đợt xâm nhập mặn tàn khốc. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.