Thứ ba, 19/03/2024 17:08 (GMT+7)

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất ngày 22/8/2020

MTĐT -  Thứ bảy, 22/08/2020 06:32 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 22/8/2020. Cập nhật tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 22/8/2020.

Hà Nội thực hiện nghiêm việc tuần tra, canh gác bảo vệ đê điều trong mùa mưa

Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão Hà Nội vừa ban hành Công văn số 1185/CCĐĐ-QL đề nghị các hạt đê điều trên địa bàn thành phố tăng cường công tác tuần tra canh gác, đảm bảo an toàn đê điều.

Thực hiện chỉ đạo của Tổng cục Phòng, chống thiên tại (Bộ NN&PTNT), Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão Hà Nội yêu cầu các hạt quản lý đê theo dõi chặt chẽ diễn biến mực nước các sông, đôn đốc việc tổ chức lực lượng và nghiêm túc thực hiện tuần tra, canh gác bảo vệ đê điều trong mùa mưa theo đúng quy định.

Đồng thời, chủ động tham mưu, phối hợp với các phòng, ban chuyên môn của UBND các quận, huyện, thị xã triển khai phương án bảo vệ các trọng điểm, điểm xung yếu theo phương án hộ đê đã được phê duyệt; chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, vật tư, phương tiện để hộ đê, kịp thời xử lý khi có tình huống xảy ra theo phương châm “4 tại chỗ”; xây dựng phương án triển khai ứng phó, hộ đê trong tình huống dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.

Thường xuyên kiểm tra hệ thống đê, kè, cống, bờ bãi sông thuộc địa bàn phụ trách, kịp thời phát hiện mọi diễn biến hư hỏng, sự cố công trình, báo cáo và đề xuất biện pháp xử lý kịp thời. Đặc biệt, quan tâm đến những vị trí đang xảy ra sự cố, các trọng điểm, điểm xung yếu trên các tuyến đê. Khi phát hiện sự cố phải có ngay văn bản báo cáo gửi Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão Hà Nội và chính quyền địa phương để tổng hợp báo cáo cấp có thẩm quyền và đề xuất biện pháp xử lý.

Hà Nội: Thành lập tổ công tác chuẩn bị xây dựng nhà máy đốt rác phát điện thứ hai

UBND thành phố Hà Nội đã ban hành văn bản 3643/QĐ-UBND, ngày 20-8-2020, thành lập Tổ công tác liên ngành thảo luận, xây dựng và thương thảo Hợp đồng dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt với nhà đầu tư Dự án nhà máy điện rác Seraphin.

Như vậy, sau Nhà máy điện rác Sóc Sơn đặt tại Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn (huyện Sóc Sơn) đang được xây dựng, dự kiến đi vào vận hành cuối năm 2020, Nhà máy điện rác Seraphin đặt tại Khu xử lý chất thải rắn Xuân Sơn (thị xã Sơn Tây) sẽ là nhà máy đốt rác phát điện thứ hai chuẩn bị được triển khai xây dựng tại Hà Nội.

Nhà máy do Công ty cổ phần Công nghệ môi trường xanh Seraphin làm chủ đầu tư, có công suất xử lý rác thải sinh hoạt 1.500 tấn/ngày-đêm, công suất phát điện 37MW; tổng mức đầu tư 3.500 tỷ đồng, dự kiến khởi công vào quý IV-2020 và hoàn thành trong quý IV-2022.

Theo Quyết định 3643/QĐ-UBND, Tổ công tác liên ngành gồm 20 thành viên, do Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Đồng Phước An làm tổ trưởng; cùng các thành viên là lãnh đạo, chuyên viên các sở, ngành, địa phương: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Lao động, Thương binh và Xã hội; UBND huyện Ba Vì, UBND thị xã Sơn Tây; Cục Hạ tầng kỹ thuật - Bộ Xây dựng...

Tổ công tác liên ngành có nhiệm vụ thảo luận, xây dựng nội dung hợp đồng dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt với nhà đầu tư Dự án Nhà máy điện rác Seraphin; kiểm tra, rà soát và đàm phán về các nội dung trong dự thảo hợp đồng theo quy định của pháp luật hiện hành.

UBND thành phố cho phép Tổ công tác liên ngành đề xuất lựa chọn, thuê đơn vị tư vấn luật (nếu cần thiết) để rà soát, hoàn thiện dự thảo hợp đồng, bảo đảm sự phù hợp với quy định của pháp luật và thông lệ.

Hà Nội khẩn trương xử lý sụt lún đoạn cống qua đê hữu Đáy

Hố sụt dài 7,5m, rộng 5,5m, sâu 5,5m. Sự cố đã làm vỡ đoạn đê hữu Đáy, chia cắt tuyến giao thông huyết mạch nối xã Bột Xuyên với xã An Mỹ.

Ngay khi phát hiện sự cố, chính quyền xã Bột Xuyên đã huy động 150 người cùng vật tư, phương tiện tại chỗ khẩn trương xử lý. Nhận thấy tính chất nghiêm trọng của sự cố, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, huyện Mỹ Đức và các đơn vị liên quan đã họp tại hiện trường bàn biện pháp khắc phục.

Cống qua đê hữu Đáy được xây dựng từ năm 1986 bằng đá hộc, trần bằng tấm bê tông cốt thép với khẩu độ rộng 1,8m, cao 2m. Cống có nhiệm vụ tiêu thoát nước cho khoảng 250 ha đất sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp của xã Bột Xuyên và hơn 1.000 nhân khẩu ở thôn Lai Tảo (xã Bột Xuyên). Qua nhiều năm khai thác, sử dụng, cống đã bị xuống cấp.

Ông Nguyễn Ngọc Sơn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cho biết, Sở đã đề nghị huyện Mỹ Đức chỉ đạo xã Bột Xuyên và các đơn vị liên quan huy động tối đa lực lượng, phương tiện, thiết bị để hoàn thành xử lý sự cố ngay trong đêm 20/8. Sau đó, huyện Mỹ Đức bố trí lực lượng thường xuyên theo dõi, cảnh báo cho người dân và các phương tiện; đồng thời, chuẩn bị đầy đủ lực lượng, vật tư, phương tiện sẵn sàng ứng phó nếu sự cố phát sinh trở lại...

Bến Tre: Xúc tiến dự án xây hồ nước ngọt 1,3 triệu m³

Đợt hạn mặn vừa qua, Bến Tre là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề của xâm nhập mặn và khô hạn tại khu vực ĐBSCL, đặc biệt là thiếu nước ngọt. Do xâm nhập mặn kéo dài trên 6 tháng nên nguồn nước dự trữ của người dân đã khô cạn. Như tại huyện Ba Tri, hồ Kênh Lấp với trữ lượng gần 1 triệu m3 cũng khô cạn khiến tình trạng khan hiếm nước ngọt tại Bến Tre năm nay trầm trọng hơn bao giờ hết.

Nhằm giúp người dân ven biển giảm bớt khó khăn về nguồn nước sinh hoạt, sản xuất mùa khô, tỉnh Bến Tre đang xúc tiến xây dựng hồ nước ngọt Lạc Địa tại xã Phú Lễ, huyện Ba Tri. Đây là hồ nước ngọt có quy mô lớn nhất khu vực ĐBSCL để ứng phó với biến đổi khí hậu.

Theo quy hoạch, Hồ Lạc địa có sức chứa 1,3 triệu m³, có khả năng cung cấp nước ước sinh hoạt và ăn uống cho gần 60 ngàn hộ dân trong huyện Ba Tri với 536 ngàn m³ nước/ngày, hỗ trợ nước uống cho gần 150 ngàn con gia súc và 600 cơ sở sản xuất kinh doanh, đơn vị hành chính.

Dự án này được triển khai xây dựng trên diện tích hơn 120 ha đất vùng thấp, hiệu quả sản xuất không cao. Trong đó, có 60% diện tích là khu hồ trữ nước ngọt, phần còn lại là: Khu đất ở tái định cư, khu căn cứ cách mạng Bưng Lạc Địa, diện tích cây xanh, đường giao thông.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất ngày 22/8/2020. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Quảng Ninh tăng cường kiểm soát khống chế bệnh dại
UBND tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo các địa phương khẩn trương tập trung nhân lực, vật lực để kiểm soát khống chế bệnh dại trên địa bàn, đặc biệt việc thành lập tổ xử lý chó thả rông, chó chưa tiêm phòng vắc xin, xử lý chủ nuôi nếu cố tình không chấp hành các qu
Nữ lao công 30 năm gắn bó với nghề
30 năm qua, nữ lao công Hà Thị Nga - công nhân Công ty Quản lý công trình đô thị tỉnh Bắc Giang luôn tận tâm, gắn bó với nghề để hoàn thành tốt công việc. Chồng mất sớm, một mình chị tảo tần nuôi con khôn lớn.
Bài thơ: Im lặng để mất nhau
Anh im lặng , em cũng sẽ lặng im////Dù con tim hình bóng anh khuất lấp///Niềm nhớ thương dành cho anh duy nhất///Cũng im lìm chẳng nhắn gọi anh đâu...