Chủ nhật, 05/05/2024 07:11 (GMT+7)

Ngành Xây dựng- Kiến trúc có 30 ứng viên được đề nghị xét công nhận Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2023

Lâm Hà -  Thứ ba, 05/09/2023 16:34 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Trong danh sách đề nghị xét công nhận chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư do Hội đồng Giáo sư Nhà nước công bố có 76 ứng viên Giáo sư và 619 ứng viên Phó Giáo sư.

Mới đây, Hội đồng Giáo sư Nhà nước đã công bố danh sách 695 ứng viên được Hội đồng Giáo sư cơ sở đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2023.

Theo đó, có 76 ứng viên Giáo sư và 619 ứng viên Phó Giáo sư nằm trong danh sách đề nghị xét trong năm 2023. Tuy nhiên, Danh sách này chưa tính ứng viên từ Hội đồng Giáo sư ngành Khoa học An ninh và Hội đồng Giáo sư ngành Khoa học Quân sự.

Các ngành có nhiều ứng viên trong danh sách gồm Hội đồng Giáo sư ngành Kinh tế có 102 người; Hội đồng Giáo sư ngành Y học có 82 người; Hội đồng Giáo sư liên ngành Hóa học - Công nghệ thực phẩm có 60 người; Hội đồng Giáo sư liên ngành Cơ khí - Động lực có 48 người; Hội đồng Giáo sư liên ngành Nông nghiệp-Lâm nghiệp có 35 người; Hội đồng Giáo sư ngành Vật lý có 33 người; Hội đồng Giáo sư liên ngành Xây dựng - Kiến trúc có 30 người; Hội đồng Giáo sư ngành Giao thông Vận tải có 26 người; Hội đồng Giáo sư liên ngành Chăn nuôi - Thú y - Thủy sản có 25 người; Hội đồng Giáo sư ngành Công nghệ Thông tin có 19 người…

Một số Hội đồng có lượng ứng viên rất thấp như ngành Luyện kim 3 người; liên ngành Sử học - Khảo cổ học - Dân tộc học 4 người; ngành Văn học 5 người; ngành Cơ học 6 người; ngành Ngôn ngữ học 7 người; ngành Tâm lý học 8 người.

So với năm 2022, danh sách đề nghị xét đạt chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư năm nay tăng thêm 248 người (năm 2022 có 447 ứng viên)./.

Bạn đang đọc bài viết Ngành Xây dựng- Kiến trúc có 30 ứng viên được đề nghị xét công nhận Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2023. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Biến phế phẩm gỗ và rác thải nhựa thành ván sàn Composite
Việc tận dụng phế phẩm gỗ và rác thải nhựa để sản xuất vật liệu composite gỗ - nhựa là một phương pháp sáng tạo trong việc quản lý chất thải, đảm bảo sự bền vững của ngành công nghiệp gỗ, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.

Tin mới

Khu công nghiệp trước sức ép "nâng tầm"
Việc chuyển đổi dần từ khu công nghiệp truyền thống sang khu công nghiệp sinh thái không chỉ khắc phục được những hạn chế về môi trường, mà còn gia tăng chuỗi giá trị và thu hút được dòng vốn đầu tư bền vững.