Chủ nhật, 28/04/2024 22:05 (GMT+7)

Ngày Tết của công nhân môi trường

MTĐT -  Thứ sáu, 09/02/2024 12:51 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Ngày tết, ai cũng muốn được thảnh thơi, được mặc những bộ áo quần đẹp đẽ nhất, dắt tay người thân đi thăm họ hàng, thưởng thức những bữa ăn ngon đầm ấm… Nhưng với nhiều công nhân vệ sinh môi trường, ngày tết cũng như bao ngày khác...

Ngày tết, ai cũng muốn được thảnh thơi, được mặc những bộ áo quần đẹp đẽ nhất, dắt tay người thân đi thăm họ hàng, thưởng thức những bữa ăn ngon đầm ấm… Nhưng với nhiều công nhân vệ sinh môi trường, ngày tết cũng như bao ngày, vẫn khoác trên mình bộ quần áo bảo hộ, vẫn những dụng cụ lao động hằng ngày, họ bước ra đường từ sớm và trở về lúc đêm khuya, không phải đi du xuân mà để giữ sạch đẹp từng con đường, ngõ phố.

Những chuyến xe gom rác đêm của công nhân vệ sinh môi trường
Những chuyến xe gom rác đêm của công nhân vệ sinh môi trường

Đường phố hôm nay đã rộn ràng trong không khí ngày xuân. Tôi đến Công ty cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Hưng Yên, nơi thường xuyên có khoảng 120 công nhân làm nhiệm vụ thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hưng Yên. Nhìn lịch trực dày kín những ngày tết trên bảng phân công, không khỏi chạnh lòng. Nhưng những công nhân đã làm việc lâu năm trong đội chỉ cười khẽ: “Công việc mà, tết năm nào cũng thế chị ạ”.

Sau ít phút nghỉ ngơi, đội chiếc mũ bảo hộ lên, đeo đôi găng tay đã sờn, chị Nguyễn Thị Hà, công nhân tổ thu gom rác lại tất bật vào ca. Dường như, sau nhiều năm gắn bó với công việc này, chị đã hiểu và quen với cái tất bật khác ngày thường mỗi khi xuân về. Cứ vào dịp tết, nhất là từ khoảng 25 tháng Chạp trở đi, các anh chị trong đội thường phải đi làm sớm hơn và về nhà muộn hơn, lượng rác những ngày này tăng gấp 2, gấp 3 ngày thường. Cho đến ngày 30 Tết, ngày cuối của năm cũ, chị và các thành viên trong đội càng phải căng sức, miệt mài hơn để bảo đảm ngày đầu năm mới đường phố sạch đẹp đón xuân. Chị Hà nhẹ nhàng tâm sự đan xen với những nhát chổi tre đều đều: Công việc này là vậy, chúng tôi không có ngày nghỉ, ngày lễ, bởi càng dịp nghỉ lễ thì lượng rác thải sinh hoạt càng nhiều hơn và yêu cầu về cảnh quan đường phố càng cao hơn. Ai cũng có việc gia đình, nhưng công việc của mình được phân công thế rồi, mỗi người tự sắp xếp việc nhà ngày tết cho phù hợp. Mỗi người phụ trách vệ sinh một đoạn, tuyến phố, tuyến phố mình phụ trách mà không sạch, bản thân mình không hoàn thành nhiệm vụ mà trong lòng cũng thấy áy náy…

Các anh, chị chia sẻ, đã thành nếp, người thân cũng thông cảm cho nỗi vất vả của công nhân môi trường. Tranh thủ những giờ nghỉ, những ca trống lịch, các anh, chị sẽ thu xếp việc nhà. Người dậy sớm dọn nhà từ khi trời chưa sáng, người góp gạo nấu bánh chưng chung với các gia đình hàng xóm, người tất bật ra chợ chuẩn bị mâm ngũ quả và mâm lễ tất niên… Rồi đến giờ vào ca, ai lại vào việc nấy, nhanh chóng mặc quần áo bảo hộ, sẵn sàng dụng cụ và xuống đường.

Chị Hoàng Thị Tuyết Minh, Đội trưởng Đội vệ sinh môi trường của công ty cho biết: Ngày 30 Tết, các tổ thu gom rác vẫn hoạt động kín lịch và tăng cường công nhân cho các tuyến phố chính, khu vực Quảng trường Nguyễn Văn Linh, khu vực bờ hồ Bán Nguyệt… Tối 30 Tết, khi các tuyến phố đã thu gom hết rác thải sinh hoạt hằng ngày, các công nhân lại phải tập trung về những khu vực trung tâm để bảo đảm vệ sinh sau khi bắn pháo hoa đêm giao thừa. Lúc này, việc quét và thu gom đòi hỏi nhiều lao động nhất, bảo đảm công việc diễn ra nhanh chóng, hiệu quả. Khi đường phố đã sạch đẹp, các anh chị em mới yên tâm ra về, lúc ấy cũng gần 2 giờ sáng.

Tại khu xử lý rác sinh hoạt của thành phố Hưng Yên thường xuyên có 4 công nhân làm việc, tiếp nhận và xử lý rác sinh hoạt. Công việc diễn ra tất cả các ngày trong tuần, dù là ngày 30 Tết cũng phải phân công người vận hành xử lý đến 3 - 4 giờ sáng của ngày mùng 1 Tết. Công nhân chỉ nghỉ ngày mùng 1, đến mùng 2 lại tiếp tục công việc. Do yêu cầu rác thải sinh hoạt phải được thu gom hằng ngày và sau khi thu gom cần được xử lý ngay, tránh tồn đọng gây ô nhiễm môi trường, những công nhân làm lâu năm ở đây đã có hàng chục năm không được cùng gia đình đón giao thừa, không được nghỉ trọn vẹn những ngày tết.

Trong tỉnh có hàng trăm công nhân, lao động đang làm việc trong lĩnh vực vệ sinh môi trường. Ngoài các khu xử lý chất thải, các nhà máy xử lý rác, các doanh nghiệp chuyên thu gom và xử lý rác thải, còn có những người thu gom rác thải sinh hoạt ở khu vực nông thôn, các hợp tác xã có dịch vụ môi trường. Hoạt động theo hình thức xã hội hoá, người làm công việc thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt, dù ở đâu cũng đều vất vả, nhất là trong dịp tết.

Từng nhịp chổi tre vẫn đều đều vang lên trong đêm giao thừa. Chuyến xe chở rác cuối năm như nặng hơn. Các anh, chị công nhân vệ sinh môi trường vẫn lặng lẽ, miệt mài trong đêm khi năm mới sắp sang, bỏ quên cả những giọt mưa xuân bay nhẹ trong gió… Để ngày đầu năm, khi xuân mới sang, đường phố lại sạch đẹp như được thay màu áo mới, đón dòng người tấp nập du xuân…

Bạn đang đọc bài viết Ngày Tết của công nhân môi trường. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Theo Nguyễn Vi/baohungyen

Cùng chuyên mục

Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...
Người công nhân thầm lặng
Cánh đồng quê im lặng khi bước chân họ qua, chỉ có tiếng ống nước kêu rền rền mang nước sạch đến từng người, từng nhà.
Gác tấm bằng đại học đi làm công nhân môi trường
Không phải ai cũng có thể gác tấm bằng Đại học để đi làm công nhân môi trường với mức lương trung bình 4,8 triệu đồng/tháng, thế nhưng trường hợp của anh Nguyễn Văn Thêm (Công ty Cổ phần Đô thị Cần Thơ ) là một ngoại lệ.
Nữ lao công 30 năm gắn bó với nghề
30 năm qua, nữ lao công Hà Thị Nga - công nhân Công ty Quản lý công trình đô thị tỉnh Bắc Giang luôn tận tâm, gắn bó với nghề để hoàn thành tốt công việc. Chồng mất sớm, một mình chị tảo tần nuôi con khôn lớn.

Tin mới

Thiết kế cấp phối bê tông san hô
Thiết kế cấp phối bê tông san hô cấp độ bền B15, B20, B22,5 (sử dụng cốt liệu cát, đá san hô và nước mặn). Kết quả cho thấy, việc sử dụng vật liệu vật liệu, nước biển thay thế cho vật liệu truyền thống là khả thi.
Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.
Khai trương phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy
Tuyến phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy dài hơn 1km với hơn 100 ki ốt đa dạng chủng loại ngành hàng từ nhà hàng ẩm thực, đồ lưu niệm, đồ uống, ẩm thực đường phố... được trang trí bắt mắt nằm ngay trung tâm khu du lịch Bãi Cháy.