Thứ sáu, 26/04/2024 08:08 (GMT+7)

Nghiên cứu xây dựng đặc khu kinh tế tại khu vực các tỉnh giáp biên Việt Nam-Campuchia

MTĐT -  Thứ năm, 23/12/2021 09:35 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Đó là một trong những nội dung được đưa ra trong Tuyên bố chung Việt Nam - Campuchia, sau chuyến thăm chính thức của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tới Campuchia theo lời mời của Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni, diễn ra từ ngày 21- 22/12.

Bản Tuyên bố chung có 16 nhóm vấn đề được thông qua. Trong đó, hai bên hoan nghênh hợp tác giữa hai nước thời gian qua trong lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư.

Việt Nam và Campuchia nhất trí đẩy mạnh triển khai Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ Đầu tư và Hiệp định Tránh đánh thuế hai lần; tạo điều kiện phát triển thương mại biên giới thông qua đẩy nhanh ký kết Hiệp định Thương mại biên giới, thực hiện hiệu quả Bản ghi nhớ về phát triển và kết nối hạ tầng thương mại bên giới, tiếp tục nghiên cứu xây dựng chợ biên giới và đặc khu kinh tế tại khu vực các tỉnh giáp biên hai nước.

Việt Nam và Campuchia cũng nhất trí đẩy nhanh việc hoàn tất Quy hoạch tổng thể về Kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Campuchia đến năm 2030 vào cuối năm 2022.

Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác về quốc phòng, an ninh trên nguyên tắc không cho phép bất cứ lực lượng thù địch nào sử dụng lãnh thổ của nước mình làm phương hại đến an ninh của nước kia.

tm-img-alt
Chuyến thăm của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tới Campuchia theo lời mời của Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni, diễn ra từ ngày 21- 22/12 - Ảnh: VOV

Cũng trong tuyên bố, hai bên khẳng định cam kết tôn trọng và thực hiện đầy đủ các hiệp ước về hoạch định và phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền và các hiệp định, thỏa thuận liên quan đến biên giới giữa hai nước.

Phát huy những thành quả đó, hai bên quyết tâm phối hợp, cùng nỗ lực hướng tới hoàn thành xây dựng đường biên giới hòa bình, ổn định và hợp tác giữa Việt Nam và Campuchia.

Hai bên nhất trí về sự cần thiết phải ký kết Hiệp định về cửa khẩu biên giới trên đất liền trong tương lai gần để thay thế các điều khoản trong Hiệp định về Quy chế biên giới năm 1983 liên quan đến quản lý các cửa khẩu.

Hai bên nhất trí tiếp tục hợp tác, phối hợp chặt chẽ trong các khuôn khổ đa phương nhằm ứng phó với các thách thức toàn cầu và khu vực, cũng như trong các khuôn khổ tiểu vùng, trong đó có các cơ chế hợp tác Mekong để bảo đảm quản lý và sử dụng bền vững nguồn nước sông Mekong.

Hai bên cũng nhất trí thúc đẩy và nâng cao hiệu quả hợp tác trong các lĩnh vực quan trọng khác như pháp luật và tư pháp, lao động và xã hội, công nghệ thông tin và truyền thông (ICT), văn hóa, thể thao và du lịch, hàng không, ngân hàng, tài chính, nông - lâm - ngư nghiệp...

Hoàng Mai (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Nghiên cứu xây dựng đặc khu kinh tế tại khu vực các tỉnh giáp biên Việt Nam-Campuchia. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Liên hợp quốc lập quỹ chống chịu khí hậu mới
Liên hợp quốc (LHQ) ngày 24/4 đã công bố kế hoạch triển khai quỹ chống chịu khí hậu mới nhằm tăng cường bảo vệ “những người tị nạn và cộng đồng phải di dời”, vốn đang bị vấn đề biến đổi khí hậu đe dọa.

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.