Thứ bảy, 04/05/2024 14:55 (GMT+7)

Người con ưu tú của xứ Mường

Nguyễn Tiến Đạt -  Thứ bảy, 19/11/2022 22:40 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Thông minh, nhanh nhẹn, tự tin là ấn tượng đầu tiên khi tiếp xúc với Trung tá Trần Ngọc Thạch, Chủ nhiệm Bộ môn cơ sở, Khoa chiến thuật, Trường Sĩ quan Lục quân 1.

Sinh năm 1984 ở An Bình, Lạc Thủy, Hòa Bình trong một gia đình có truyền thống cách mạng, ngay từ nhỏ Trần Ngọc Thạch đã có ước mơ sau này được khoác trên mình bộ quân phục xanh. Trong những năm học phổ thông Thạch luôn chăm chỉ học tập, phấn đấu hết mình. Minh chứng trong 12 năm học, anh luôn là học sinh tiêu biểu nhất của nhà trường.

Tốt nghiệp phổ thông Thạch đăng ký thi và đỗ vào Trường Sĩ quan Lục quân 1. Trong suốt 5 năm học tập với tư chất thông minh, chăm chỉ anh luôn đạt học viên giỏi, rèn luyện tốt. Năm 2007 tốt nghiệp loại giỏi và vinh dự được giữ lại Trường làm giảng viên Khoa chiến thuật.

Tuổi thơ đầy biến cố

Ngay từ nhỏ Trần Ngọc Thạch đã cảm nhận được sự vất vả, khó nhọc của người nông dân một nắng hai sương trên đồng ruộng “Bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”. Anh nói: Nhà tớ nghèo lắm, không có tiền mua sách, bút nên trong lúc đi chăn bò mình phải lấy que viết lên mặt đường để giải các bài toán. Mình thấu hiểu được sự vất vả của cha mẹ và tự nhủ với bản thân phải cố gắng học thật giỏi, sau nay đền đáp công ơn sinh thành của cha mẹ.

tm-img-alt
Trung tá Trần Ngọc Thạch Chủ nhiệm Bộ môn Chiến thuật cơ sở, Khoa chiến thuật Trường Sĩ quan Lục quân 1

Có lần về thăm quê, tôi được gặp thầy giáo Quách Hưng Hộ, nguyên Hiệu trưởng Trường THPT Lạc Thủy C, mới càng hiểu hơn về nghị lực phi thường của chàng trai Trần Ngọc Thạch. Trong ký ức của Thầy với rất nhiều các lớp học trò, song cậu học trò Thạch luôn là niềm tự hào nhất. Thầy nhớ lại biến cố cuộc đời đến với Thạch vào năm học lớp 12, khi người bố thân yêu của anh không may đột ngột qua đời. Vì quá sốc trước sự ra đi của người cha, mà Thạch quyết định nghỉ học, từ bỏ ước mơ vào đại học để ở nhà phụ giúp mẹ nuôi em ăn học. Nói tới đây, vẻ mặt thầy trầm tư, một lát sau thầy tiếp lời. Lúc đó, thấy Thạch như thế, mình thực sự tiếc, bởi ngày đó nhà trường đặt rất nhiều kỳ vọng vào em. Thế rồi, các thầy cô, bạn bè động viên, Thạch đã thay đổi ý định, quyết tâm ôn thi và đã đỗ vào Trường Sĩ quan Lục quân 1. Đây là món quà thực sự ý nghĩa để anh dành tặng cho người cha quá cố của mình.

Cán bộ trẻ yêu nghề dạy học

Theo tìm hiểu tôi được biết, Trung tá Trần Ngọc Thạch là chủ nhiệm Bộ môn Chiến thuật cơ sở, Khoa chiến thuật trẻ nhất trong lịch sử Trường Sĩ quan Lục quân 1, chính là minh chứng rõ nét nhất cho năng lực, phẩm chất của người con ưu tú đất Mường Hòa Bình. Với tư chất thông minh, hoạt bát, nhạy bén, được tôi dũa, rèn luyện trong môi trường “kỷ luật thép” nên Thạch có tác phong làm việc khoa học, rành mạch, dứt khoát, đức tính giản dị, dễ gần…. Trong giảng dạy anh luôn vận dụng nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học tích cực, khai thác tốt giáo án điện tử vào giảng dạy, vận dụng phần mềm sơ đồ tư duy, chèn các đoạn video, ảnh minh họa, phần mềm mô phỏng...để tăng tính sinh động của bài giảng. Với cách dạy học này, làm tăng tính trực quan, sinh động cho nội dung của bài học tạo hứng thú học tập, giúp học viên ghi nhớ lâu, kiến thức có sự liên kết với nhau, biểu hiện thông qua màu sắc, hình khối, hình ảnh, âm thanh, tiếng động... Chính vì vậy, anh luôn được thủ trưởng Khoa tin tưởng phân công giảng những chủ đề khó, phức tạp. Ngoài ra, anh luôn cố gắng đổi mới, hoàn thiện phương pháp, phong cách sư phạm để quá trình giảng dạy có thể truyền thụ kiến thức sâu, rộng cho người học.Trong quá trình công tác Anh luôn khẳng định được bản thân và gặt hái được rất nhiều thành công. Trong đó, anh được tặng 05 danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở; 01 chiến sĩ thi đua toàn quân; chủ nhiệm một đề tài đạt giải nhì tại Giải thưởng Tuổi trẻ sáng tạo trong quân đội lần thứ 22 và nhiều giải thưởng, danh hiệu cao quý khác.

tm-img-alt
Trung tá Trần Ngọc Thạch luôn cố gắng đổi mới, hoàn thiện phương pháp, phong cách sư phạm để quá trình giảng dạy có thể truyền thụ kiến thức sâu, rộng cho học viên

Tâm sự về những thành thành công của mình, Thạch nói: Tôi luôn tranh thủ thời gian để nghiên cứu tài liệu, tìm đọc nhiều sách liên quan đến chuyên ngành, học hỏi các thầy có nhiều kinh nghiệm giảng dạy, từ bạn bè và đồng nghiệp. Tôi luôn chia sẻ với học viên về phương pháp tự học, đó là chìa khóa của mọi thành công.

Khi nói về Thạch, Đồng chí Đại tá Lương Văn Nhạn, Bí thư đảng ủy, Phó chủ nhiệm Khoa chiến thuật chia sẻ: “Đồng chí Thạchlà một cán bộ trẻ có năng lực tốt, có tinh thần ham học hỏi cầu tiến bộ, có xu hướng hoàn thiện bản thân, luôn gần gũi hòa đồng với mọi người, đặc biệt có phương pháp dạy học tích cực, tham gia nhiệt tình vào các hoạt động của Nhà trường. Tôi tin rằng, Thạch sẽ gặt hái được nhiều thành công hơn nữa trên con đường binh nghiệp của mình”.

Chặng đường phía trước với yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục, đào tạo và xây dựng quân đội trong tình hình mới. Tuy nhiên, bằng sức trẻ, tình yêu nghề cộng với tinh thần ham học hỏi, chắc chắn Trung tá Trần Ngọc Thạch sẽ thành công trong sự nghiệp trồng người, xứng đáng là người thầy giáo ưu tú trong Quân đội nhân dânViệt Nam anh hùng.

Bạn đang đọc bài viết Người con ưu tú của xứ Mường. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Bài thơ: Nhớ các Anh
Đáp lại lời kêu gọi thiêng liêng của Tổ quốc:///“Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”////Lớp lớp thanh niên tuổi mười tám, đôi mươi////Hăng hái lên đường vào miền Nam chiến đấu  
Bảo tàng tỉnh Bắc Giang: Nơi lưu giữ kỷ vật thời chiến
Hệ thống các hình ảnh, tư liệu, hiện vật thời chiến được sưu tầm, lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Bắc Giang giúp người dân, nhất là thế hệ trẻ ghi nhớ những mốc son trong lịch sử dân tộc, thêm tự hào về truyền thống anh hùng của đất nước, quê hương.

Tin mới

Bài thơ: Nhớ các Anh
Đáp lại lời kêu gọi thiêng liêng của Tổ quốc:///“Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”////Lớp lớp thanh niên tuổi mười tám, đôi mươi////Hăng hái lên đường vào miền Nam chiến đấu