Thứ tư, 01/05/2024 16:35 (GMT+7)

Nhật Bản và Trung Quốc tổ chức đối thoại về việc xả nước nhiễm xạ đã qua xử lý

MTĐT -  Thứ hai, 01/04/2024 16:39 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Nhật Bản và Trung Quốc đã tổ chức đối thoại cấp chuyên gia về việc xả nước thải nhiễm phóng xạ đã qua xử lý từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1.

Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết vào cuối ngày 30/3. Đây là cuộc đàm phán đầu tiên như vậy được công bố kể từ khi Nhật Bản bắt đầu xả nước thải phóng xạ đã qua xử lý nước ra biển vào năm 2023 và là nỗ lực mới nhất của hai bên nhằm giải quyết những bất đồng xung quanh vấn đề này.

Cuộc gặp diễn ra tại thành phố Đại Liên, Đông Bắc Trung Quốc. Phía Nhật Bản có các chuyên gia đến từ Bộ Ngoại giao; Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp; Cơ quan giám sát hạt nhân và Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) chủ quản nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1. Thành phần tham gia phía Trung Quốc là các chuyên gia của các tổ chức nghiên cứu.

Nội dung cuộc trao đổi tập trung vào các vấn đề kỹ thuật liên quan đến nước thải nhiễm phóng xạ đã qua xử lý. Phía Nhật Bản một lần nữa giải thích về độ an toàn của việc xả nước, đồng thời mô tả chi tiết các hoạt động giám sát phóng xạ.

tm-img-alt
Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi ở quận Fukushima của Nhật Bản. Ảnh: Kyodo

Nhật Bản và Trung Quốc đang tranh chấp về việc xả nước thải phóng xạ vốn được sử dụng để làm mát các lò phản ứng tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima sau cuộc khủng hoảng vào năm 2011.

Nhật Bản khẳng định nước thải phóng xạ này đã được xử lý an toàn. Phía Nhật Bản một lần nữa giải thích về độ an toàn của việc xả nước, đồng thời mô tả chi tiết các hoạt động giám sát phóng xạ. Tokyo cam đoan việc xả thải tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn quốc tế, đồng thời bác bỏ những quan ngại về tác động đối với sức khỏe con người hay môi trường.

Tuy nhiên, Trung Quốc chỉ trích việc xả nước thải ra biển và cấm nhập khẩu hải sản từ Nhật Bản. Trung Quốc đã giữ nguyên lệnh cấm tất cả hải sản nhập khẩu từ Nhật Bản sau khi việc xả thải từ nhà máy Fukushima được tiến hành từ tháng 8/2023.

Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết trong một tuyên bố: "Một cuộc đối thoại giữa các chuyên gia Nhật Bản và Trung Quốc về việc xả nước thải (phóng xạ của nhà máy Fukushima) đã qua xử lý ra biển đã được tổ chức tại Đại Liên, Trung Quốc vào ngày 30/3 để trao đổi quan điểm về các vấn đề kỹ thuật".

Thông báo này được đưa ra sau khi Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào tháng 11/2023 và cho biết các cuộc thảo luận dựa trên cơ sở khoa học sẽ diễn ra ở cấp chuyên gia.

Nhật Bản bắt đầu thải dần một phần trong số 1,34 triệu tấn nước thải tích tụ kể từ thảm họa vào Thái Bình Dương vào tháng 8/2023, gây ra căng thẳng ngoại giao với Trung Quốc và Nga, cả hai nước đều cấm nhập khẩu thủy sản của Nhật Bản.

Trung Quốc cáo buộc Tokyo coi biển như một "cống thoát nước", nhưng Nhật Bản khẳng định việc xả nước là an toàn, quan điểm này được Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) ủng hộ.

Tại Hội nghị thượng đỉnh châu Á - Thái Bình Dương vào tháng 11/2023 ở San Francisco (Mỹ), Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio kêu gọi Trung Quốc đưa ra "đánh giá khách quan" về sự an toàn của hải sản Nhật Bản vốn là ngành công nghiệp chính ở nước này.

Nhật Bản bắt đầu xả nước thải phóng xạ đã qua xử lý vì nhà máy điện hạt nhân Fukushima không còn đủ chỗ để xây thêm bể chứa nước và cần nhường không gian cho nhiệm vụ nguy hiểm hơn nhiều - loại bỏ nhiên liệu phóng xạ và đống đổ nát từ 3 lò phản ứng bị hư hỏng. Đến nay, Nhật Bản đã tiến hành 4 đợt xả nước thải phóng xạ đã qua xử lý của nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 ra Thái Bình Dương.

Thiên Bảo (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Nhật Bản và Trung Quốc tổ chức đối thoại về việc xả nước nhiễm xạ đã qua xử lý. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Lào: Cho phép học sinh nghỉ học nếu nền nhiệt quá cao
Theo phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn, trước tình trạng nắng nóng kéo dài với nền nhiệt cao kỷ lục trên 40 độ C, Bộ Giáo dục và Thể thao Lào vừa chỉ đạo các nhà quản lý trường học trên cả nước xem xét cho học sinh nghỉ học nếu cần thiết.
Thúc đẩy hành động để giải quyết các thách thức toàn cầu
Cuộc họp đặc biệt của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) về 'hợp tác toàn cầu, tăng trưởng và năng lượng cho phát triển' sẽ diễn ra trong hai ngày 28-29/4 tại thủ đô Riyadh của Saudi Arabia nhằm tìm kiếm giải pháp cho những thách thức toàn cầu hiện nay.

Tin mới