Thứ sáu, 26/04/2024 07:02 (GMT+7)

Những điểm nhấn khu công nghiệp năm 2017

MTĐT -  Thứ tư, 27/12/2017 08:51 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Năm 2017, nhiều sự kiện nổi bật về khu công nghiệp đã tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của đất nước cũng như đời sống của người dân.

 Cùng Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử nhìn lại những sự kiện khu công nghiệp nổi bật nhất trong năm qua.

  1. Hà Nội duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết Khu công nghiệp Thạch Thất - Quốc Oai

Khu công nghiệp Thạch Thất - Quốc Oai, TP Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 2500/2007/QĐ-UB do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tây (nay là thành phố Hà Nội) cấp ngày 21 tháng 12 năm 2007.

Đây là khu công nghiệp đa ngành, ít gây ô nhiễm môi trường bao gồm các ngành nghề chính: Công nghiệp lắp ráp cơ khí điện tử; chế biến thực phẩm; công nghiệp nhẹ, hàng tiêu dùng; Chế biến đồ trang sức; Sản xuất linh kiện điện tử chính xác, xe máy, ôtô; đồ điện gia dụng; Cơ khí...

Ảnh mang tính chất minh họa. Nguồn: Internet.

Tháng 10/2017, UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 7190/QĐ-UBND phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 Khu công nghiệp Thạch Thất - Quốc Oai, việc điều chỉnh sẽ được thực hiện tại các ô đất ký hiệu KT1, RT.

Tháng 12/2017 Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Hùng đã ký ban hành Quyết định số 8792/QĐ-UBND về phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 Khu công nghiệp Thạch Thất - Quốc Oai tại các lô đất kí hiệu KT2, CX5, CX6, CN11 và một phần diện tích lô đất ký hiệu CN7

Việc điều chỉnh chức năng sử dụng đất tại một số lô đất trong Khu công nghiệp đảm bảo phù hợp định hướng Quy hoạch chung xây-dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 và Quy hoạch chung Thị trấn sinh thái Quốc Oai tỷ lệ 1/5.000 được cấp thẩm quyền phê duyệt, phù hợp với tình hình, điều kiện thực tiễn tại khu vực.

  1. Chủ Khu công nghiệp Việt Hương 2 bị phạt 2 tỷ đồng do gây ô nhiễm sông Sài Gòn.

KCN Việt Hương 2 (xã An Tây, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương) có quy mô 250 ha được phê duyệt quy hoạch chi tiết từ năm 2003, năm 2007 KCN chính thức đi vào hoạt động.

KCN đã xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 1,5 lần đến dưới 3 lần trong trường hợp thải lượng nước thải từ 4.000 m³/ngày đến 4.500 m³/ngày.

KCN Việt Hương 2 (xã An Tây, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương)

Ngoài ra, Việt Hương 2 đã thực hiện không đúng quy định bảo vệ môi trường của chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN.

Ngày 9-10, UBND tỉnh Bình Dương đã ra quyết định xử phạt Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Việt Hương, là chủ đầu tư Khu công nghiệp (KCN) Việt Hương 2 tại xã An Tây, thị xã Bến Cát, tổng số tiền 1,96 tỉ đồng vì đã có nhiều hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và tài nguyên nước.

Ngoài việc xử phạt tiền, UBND tỉnh Bình Dương cũng buộc chủ đầu tư KCN phải hoàn thiện thủ tục và khắc phục những vi phạm đã bị phát hiện.

  1. Chủ tịch Hà Nội đối thoại với công nhân khu công nghiệp và chế xuất

Ngày 19/5, tại Khu công ngiệp Nội Bài (Sóc Sơn, Hà Nội), UBND TP Hà Nội, Liên đoàn Lao động TP Hà Nội tổ chức Hội nghị đối thoại công nhân lao động các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội năm 2017.

Trưởng Ban Quản lý các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội cho biết, sau Hội nghị tiếp xúc công nhân lao động năm 2016, UBND TP Hà Nội có văn bản 3161 ngày 30/5/2016 về việc chỉ đạo giải quyết các đề xuất của công nhân lao động và doanh nghiệp Khu công nghiệp.

Quang cảnh buổi đối thoại 

Lãnh đạo Thành phố đã nhận được 17 ý kiến về 40 vấn đề CNLĐ đề cập. Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã trả lời từng vấn đề trong thẩm quyền mà người lao động quan tâm.

Kết thúc phần đối thoại với CNLĐ, Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Đức Chung cho rằng, lãnh đạo TP luôn lấy doanh nghiệp và người lao động làm đối tượng quan tâm. Thành phố rất thấu hiểu điều kiện đời sống vật chất, tinh thần, của công nhân còn gặp nhiều khó khăn, thiết chế văn hóa còn thiếu thốn.

Về các kiến nghị của công nhân lao động tại hội nghị, TP tiếp thu và sẽ chỉ đạo các sở ban ngành nhanh chóng giải quyết, khắc phục.

  1. “Ông trùm” khu công nghiệp Bình Dương, khối bất động sản khổng lồ

Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp (Becamex IDC) là chủ đầu tư khu công nghiệp lớn nhất Việt Nam. Becamex IDC được thành lập từ năm 1976, sau 40 năm xây dựng và phát triển đến nay Becamex IDC đã trở thành thương hiệu có uy tín trên lĩnh vực đầu tư và xây dựng hạ tầng Khu công nghiệp, Khu dân cư, Đô Thị và hạ tầng giao thông.

Hiện cả nước có tổng cộng 328 KCN với tổng diện tích 96.300ha, đưa ngành này trở thành một ngành có tính phân mảng lớn với nhiều công ty nhỏ. Tập đoàn Becamex là chủ đầu tư lớn nhất tính theo tổng diện tích đất KCN với xấp xỉ 13.300ha, tương ứng với 13,8% thị phần.

Tổ hợp Becamex City Center có diện tích gần 6ha bao gồm trụ sở hoạt động, khách sạn, văn phòng các công ty con, nhà ở cho chuyên gia...

Các KCN chính của Becamex nằm tại các vị trí thuận lợi ở các trung tâm công nghiệp chính, bao gồm Bình Dương, Bắc Ninh và Hải Phòng. KCN Việt Nam - Singapore (VSIP) Hải Phòng, Quảng Ngãi và Nghệ An...với tổng diện tích 6.660ha.

Tất cả các khu công nghiệp đều đạt diện tích thu hút đầu tư trên 95% với tổng vốn đầu tư khoảng 6,3 tỷ USD, góp phần giải quyết việc làm cho hơn 150.000 lao động. Đặc biệt, mô hình công viên công nghiệp góp phần phát triển công nghiệp bền vững đã tạo nên môi trường đầu tư thuận lợi và là nơi an cư lạc nghiệp của người lao động từ các địa phương khác đến.

  1. Cả nước có 325 khu công nghiệp với tổng diện tích 94,9 nghìn ha

Theo báo cáo của Vụ Quản lý các khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến hết tháng 5 năm 2017, cả nước có 325 khu công nghiệp (KCN) được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên 94.9 ngàn ha. Diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê đạt 64 ngàn ha, chiếm khoảng 67% tổng diện tích đất tự nhiên.

Đến hết tháng 6/2017, đã có 16 khu kinh tế (KKT) ven biển được thành lập với tổng diện tích mặt đất và mặt nước xấp xỉ 815 nghìn ha. Các KCN, KKT thu hút được 473 dự án đầu tư nước ngoài đăng ký mới và điều chỉnh tăng vốn với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt gần 7,3 tỷ USD.

Doanh nghiệp FDI tại một khu công nghiệp. (Ảnh: kinhbaccity.vn)

Trong 16 KKT ven biển có 36 KCN, khu phi thuế quan được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên 16.1 ngàn ha, trong đó diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê đạt 7.8 ngàn ha, chiếm khoảng 48% tổng diện tích đất tự nhiên.

Về thu hút đầu tư, các KCN, KKT đã thu hút được 375 dự án đầu tư nước ngoài đăng ký mới và điều chỉnh tăng vốn với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt gần 6.2 tỷ USD và 318 dự án đầu tư trong nước và điều chỉnh tăng vốn cho 115 dự án với tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm là 108,000 tỷ đồng.

  1. Phát triển các khu, cụm công nghiệp tại Hà Nội: Đón "làn sóng" đầu tư

Hội nghị lần thứ 9 BCH Đảng bộ TP. Hà Nội ngày 11/6, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải nhận định Hà Nội đang có làn sóng đầu tư rất lớn vào các khu, cụm công nghiệp.

Trước làn sóng đầu tư các khu, cụm công nghiệp, cần có giải pháp đồng bộ để thu hút các nhà đầu tư lấp đầy các khu công nghiệp.

Để thu hút các doanh nghiệp đầu tư trong và ngoài nước, TP Hà Nội đã và đang phát triển 19 khu công nghiệp, khu công nghệ cao, với tổng diện tích quy hoạch gần 5.250ha. Cùng với đó là 110 cụm công nghiệp có tổng diện tích hơn 3.000ha.

Một góc Khu công nghiệp Quang Minh (Hà Nội).

5 tháng đầu năm 2017, các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố đã thu hút được 7 dự án đầu tư mới, với vốn đăng ký 13 triệu USD và 724 tỷ đồng; 6 dự án mở rộng, vốn đăng ký 14,1 triệu USD và 102 tỷ đồng.

Các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố hiện có tổng cộng 628 dự án; trong đó, có 330 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài có vốn đăng ký 5,34 tỷ USD; 298 dự án đầu tư trong nước, vốn đăng ký 12.911 tỷ đồng.

Theo đề xuất của Sở Công Thương, giai đoạn đến năm 2020, toàn thành phố quy hoạch 119 cụm công nghiệp. 

  1. 5 khu công nghiệp mới được thành lập trong 8 tháng đầu năm

Theo báo cáo của Vụ Quản lý các khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 8 tháng năm 2017, có 5 khu công nghiệp được thành lập mới và quyết định chủ trương đầu tư với tổng diện tích 1.882,6 ha, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư của 01 KCN và đưa ra khỏi quy hoạch 01 KCN với tổng diện tích 501 ha.

Khu công nghiệp Long Hậu, Tiền Giang

Lũy kế đến hết tháng 7 năm 2017, cả nước có 328 KCN được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên là 96,3 nghìn ha, trong đó 223 KCN đi vào hoạt động và 105 KCN đang trong giai đoạn đền bù, giải phóng mặt bằng. Tỷ lệ lấp đầy các KCN đạt 51%, riêng các KCN đi vào hoạt động, tỷ lệ lấp đầy đạt gần 73%.

Trong 7 tháng đầu năm 2017, 01 KCN đã bị thu hồi giấy chứng nhận đầu tư và 01 KCN bị đưa ra khỏi quy hoạch với tổng diện tích 501 ha.

Tính đến hết tháng 7 năm 2017, có 87% trong số 223 KCN đã đi vào hoạt động có nhà máy xử lý nước thải tập trung, đạt chỉ tiêu kế hoạch Quốc hội giao, 13% KCN còn lại đảm bảo từng doanh nghiệp thứ cấp phải xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn cho phép trước khi thải ra ngoài môi trường.

An Nhiên (TH)

Bạn đang đọc bài viết Những điểm nhấn khu công nghiệp năm 2017. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.