Thứ bảy, 27/04/2024 19:35 (GMT+7)

Ninh Thuận: Những người hùng thầm lặng

Anh Khang -  Thứ năm, 25/01/2024 14:15 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Từng là “điểm đen” về ô nhiễm môi trường, đến nay, nhờ sự chung tay của nhóm thiện nguyện bảo vệ môi trường, người dân địa phương và khách du lịch, vịnh Vĩnh Hy (xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải) ngày càng trở nên xanh – sạch – đẹp.

Những người nhặt rác không lương

Ngày nào cũng vậy, bắt đầu dưới ánh nắng sớm, anh Châu Thanh Hồng cùng 8 thành viên trong nhóm tại địa phương chuẩn bị những dụng cụ như bao tay, bao tải, sọt tre, xe đẩy rác chuyên dụng… rồi chia thành các nhóm từ 2 đến 3 người lên đường đi làm việc. Nơi nhặt rác là dọc tuyến kè biển của thôn Vĩnh Hy, công viên, các tuyến đường nội thôn và tuyến đường ven biển Vĩnh Hy – Bình Tiên (đoạn qua thôn Vĩnh Hy, xã Vĩnh Hải, Ninh Hải).

Công việc này được các thành viên trong nhóm duy trì và thực hiện đều đặn vào các ngày trong tuần. Ngoài nhặt rác trong thôn xóm, các thành viên trong còn nhặt rác ở một số điểm du lịch trong vịnh Vĩnh Hy như bãi Làng Bà, bãi Phụ, bãi Cóc…

Vừa cặm cụi nhặt từng bịch rác bị sóng biển đánh dạt vào bờ, anh Châu Thanh Hồng – trưởng nhóm, vừa nói: “Vài năm trước cũng có một số người dân địa phương bỏ công ra đi dọn rác nhưng không xuể, bởi lượng rác quá nhiều. Khoảng gần cuối năm 2019, sau khi nghỉ việc ở một doanh nghiệp tư nhân, tôi trở về làngm thấy rác thải dọc tuyến kè biển vịnh Vĩnh Hy quá nhiều nên đã rủ thêm một vài người bạn cùng dọn rác với mong muốn làm sạch môi trường”.

Theo anh Hồng, thời gian đầu nhiều người nói nhóm “làm hình ảnh” làm cho có lệ, vài ngày thế nào cũng từ bỏ. Nghe vậy anh có buồn, nhưng càng quyết tâm thực hiện công việc này đến cùng.

tm-img-alt
tm-img-alt
Từ sáng sớm, nhóm anh Hồng đã bắt đầu “ra quân” nhặt rác trên biển (Ảnh: Lê Hoàn).

“Mặc dù công việc không lương nhưng các thành viên ai cũng làm hết tâm, hết sức mình. Khách du lịch khi đến đây, khen vịnh Vĩnh Hy sạch đẹp, chúng tôi rất vui và lấy đó làm động lực tiếp tục hành trình. Hơn nữa, sau khi thấy được hiệu quả mà nhóm đem lại, người dân ở đây đã ủng hộ và cùng chung tay bảo vệ môi trường. Có thời điểm hơn 30 người dân, học sinh… cùng tham gia với nhóm luôn!”, anh Hồng chia sẻ thêm.

Vĩnh Hy thay áo mới

Nhờ có sự chung tay bảo vệ môi trường của nhóm anh Hồng và người dân địa phương trong suốt hơn 3 năm qua, giờ đây, khi quay trở lại Vĩnh Hy, nhiều du khách không khỏi bất ngờ. Ngoài việc cơ sở hạ tầng được đầu tư nâng cấp khang trang, cảnh quan môi trường được cải thiện rõ rệt đã góp phần thu hút nhiều du khách.

tm-img-alt
Từ sáng sớm, nhóm anh Hồng đã bắt đầu “ra quân” nhặt rác trên biển (Ảnh: Lê Hoàn).

Là một người đam mê du lịch trải nghiệm tại vịnh Vĩnh Hy, chị Phạm Thị Hồng Thủy (ngụ TP.HCM) cho biết: “Lần này quay trở lại này tôi thấy vịnh Vĩnh Hy đã thay da, đổi thịt, rất xanh – sạch – đẹp. Đi tới đâu cũng thấy mọi người nhặt rác, nhắc nhở nhau bảo vệ môi trường, điều này làm tôi rất ngưỡng mộ và thích thú. Vì lý do đó, cứ có thời gian rảnh, tôi lại trở lại Vĩnh Hy”.

Theo ông Nguyễn Viết Kinh Luân – Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Hải, thông qua việc làm thiết thực của nhóm Vĩnh Hy xanh – sạch – đẹp đã làm người dân thay đổi nhận thức, không còn tình trạng vứt rác bừa bãi. Đến nay, rác thải trên bờ, dưới mặt nước tại Vĩnh Hy cơ bản không còn.

tm-img-alt
Nhờ sự chung tay của người dân địa phương, Vĩnh Hy ngày càng trở nên xanh – sạch – đẹp và thu hút nhiều du khách (Ảnh: Lê Hoàn).

“Điều đáng trân trọng nhất là nhóm tự bỏ tiền cá nhân, vận động các mạnh thường quân để có kinh phí trả tiền lương hàng tháng cho khoảng 3 lao động, với số tiền từ 2,5 triệu đến 5 triệu đồng, với mục đích là để hàng ngày họ đi thu gom rác và đưa về điểm tập kết. Trong thời gian tới, địa phương cũng sẽ nhân rộng những mô hình tương tự trên toàn xã để chung tay bảo vệ môi trường, thu hút khách du lịch đến với địa phương ngày càng nhiều hơn”, ông Luân thông tin thêm.

Bạn đang đọc bài viết Ninh Thuận: Những người hùng thầm lặng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Người công nhân thầm lặng
Cánh đồng quê im lặng khi bước chân họ qua, chỉ có tiếng ống nước kêu rền rền mang nước sạch đến từng người, từng nhà.
Gác tấm bằng đại học đi làm công nhân môi trường
Không phải ai cũng có thể gác tấm bằng Đại học để đi làm công nhân môi trường với mức lương trung bình 4,8 triệu đồng/tháng, thế nhưng trường hợp của anh Nguyễn Văn Thêm (Công ty Cổ phần Đô thị Cần Thơ ) là một ngoại lệ.
Nữ lao công 30 năm gắn bó với nghề
30 năm qua, nữ lao công Hà Thị Nga - công nhân Công ty Quản lý công trình đô thị tỉnh Bắc Giang luôn tận tâm, gắn bó với nghề để hoàn thành tốt công việc. Chồng mất sớm, một mình chị tảo tần nuôi con khôn lớn.
Nữ lao công hơn 1 thập kỷ không có ngày 8.3
Đã hơn 1 thập kỷ qua, chị Mai không có ngày 8.3, không có những bông hoa hay món quà kỷ niệm… Bởi cuộc sống quá khó khăn, một tay chị phải chạy vạy, lo toan cho 2 con nhỏ, trong đó, người con trai thứ 2 bị tàn tật.
Lặng thầm làm đẹp cho đời
"Khi được Công ty làm hồ sơ để đề cử đi nhận giải thưởng “Cây chổi vàng”, tôi nghĩ, được giải khuyến khích là đã mừng lắm rồi. Vậy nên khi được giải bạc, tôi và cả nhà rất vui, nhất là mẹ chồng vì bà là người tìm công việc này cho tôi khi tôi...".

Tin mới

Khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2024
Ngày 26/4, tại Danh thắng Tràng An, Lễ hội Tràng An năm 2024 đã chính thức được khai mạc. Đây là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.
Bài thơ: Tháng Tư này
Tháng Tư này còn gì để nhớ mong//Khi tình đã úa màu theo năm tháng//Kỷ niệm cũ vùi sâu miền dĩ vãng///Gợi làm gì thêm đau xót lòng nhau
Bài thơ: Áo lính về quê
Thỉnh thoảng con về thăm nhà///Thích mặc áo lính để mà nhớ xưa///Mẹ già trông nắng đợi mưa///Đọc trang sách cũ vẫn chưa rách lề