Thứ bảy, 27/07/2024 08:51 (GMT+7)

Nữ lao công hơn 1 thập kỷ không có ngày 8.3

MTĐT -  Thứ tư, 06/03/2024 16:59 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Đã hơn 1 thập kỷ qua, chị Mai không có ngày 8.3, không có những bông hoa hay món quà kỷ niệm… Bởi cuộc sống quá khó khăn, một tay chị phải chạy vạy, lo toan cho 2 con nhỏ, trong đó, người con trai thứ 2 bị tàn tật.

Ngày đêm quét rác nuôi con

Ở Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình Đô thị Thanh Hóa, chị Lê Thị Mai (39 tuổi, trú tại phố 2, phường Đông Cương, TP Thanh Hóa) được biết đến là nữ công nhân có hoàn cảnh khá éo le.

Nữ lao công Lê Thị Mai tranh thủ thời gian nghỉ chăm sóc con trai bị tàn tật. Ảnh: Quách Du
Nữ lao công Lê Thị Mai tranh thủ thời gian nghỉ chăm sóc con trai bị tàn tật. Ảnh: Quách Du

Chúng tôi đến thăm gia đình chị Mai sau khi chị mới kết thúc ca làm buổi chiều. Trong căn nhà nhỏ của 4 bà cháu, mẹ con, chị Mai đang lầm lũi chăm sóc cho cậu con trai út bị bệnh bại não, chân tay co quắp từ lúc mới sinh.

Kể về những thăng trầm của cuộc đời mình, nước mắt chị không ngừng tuôn. Trấn tĩnh hồi lâu, chị Mai cho biết: năm 2004, khi bước đến tuổi đôi mươi, chị đã bén duyên và quyết định đi đến hôn nhân. Sau khi lấy chồng, năm 2005 chị sinh bé gái đầu lòng trong vòng tay yêu thương của 2 bên gia đình nội ngoại.

Nhưng rồi, niềm vui chẳng dài được bao lâu, đến năm 2006, chị sinh bé trai thứ 2 thì phát hiện bé bị bệnh bại não, chân tay co quắp. Trong suốt quãng thời gian này, gia đình chị gần như chẳng có ngày nào bình yên, khi thời gian chăm con ở viện nhiều hơn ở nhà.

Những tưởng khó khăn, buồn tủi của mình sẽ được người chồng san sẻ, đỡ đần. Đến năm 2010, không chịu đựng được trước hoàn cảnh khốn khó, chồng chị đã rời xa 3 mẹ con, quyết định ly hôn và chuyển đi nơi khác. Cực chẳng đã, chị Mai mang 2 con về nương nhờ nhà mẹ đẻ đã già yếu cho đến tận bây giờ.

Chị Lê Thị Mai trải nỗi lòng trong nước mắt khi nhớ về những năm tháng bộn bề khó khăn. Ảnh: Quách Du
Chị Lê Thị Mai trải lòng trong nước mắt khi nhớ về những năm tháng bộn bề khó khăn. Ảnh: Quách Du

“Cũng trong thời gian này, tôi bắt đầu vào làm công nhân tại Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Thanh Hóa. Khi về ở với mẹ đẻ, gần như mọi sinh hoạt, chi tiêu của cả 4 người trong gia đình đều trông chờ vào đồng lương ít ỏi của tôi” - chị Mai chia sẻ.

Theo chị Mai, do con trai bị bệnh nên phải thường xuyên đưa đi chữa trị tại các bệnh viện. Để có tiền mua thuốc cho con, ngoài công việc quét rác, tranh thủ khi hết ca làm chị lại đi buôn sắt vụn và ai thuê gì làm nấy, miễn là kiếm thêm tiền để trang trải cho cuộc sống.

“Nhiều hôm đi quét rác ca đêm (từ 2h sáng đến 6h) về mệt nhoài, nhưng nhìn thấy con ốm con đau, tôi chỉ biết cắn răng chịu đựng, gắng gượng để lo cho con. Thực sự, với mức lương hơn 5 triệu/tháng, chỉ đủ chi tiêu ăn uống, sinh hoạt cơ bản trong gia đình” - chị Mai xót xa.

Hơn 1 thập kỷ chưa biết đến 8.3

Do là mẹ đơn thân lại sống trong hoàn cảnh lúc nào cũng túng thiếu, nên đã hơn 1 thập kỷ qua, chị Mai không hề biết đến ngày 8.3, bởi năm nào cũng vậy, ngày Quốc tế phụ nữ 8.3 đến với chị không có hoa, không có quà mà chỉ có công việc quét rác rồi về nhà lo cho con.

Nữ lao công hơn 1 thập kỷ không có ngày 8.3
Theo chị Mai, những người làm công việc lao công như chị thường không có ngày 8.3. Ảnh: Quách Du
Theo chị Mai, những người làm công việc lao công như chị thường không có ngày 8.3. Ảnh: Quách Du

“Là phụ nữ mà, ai cũng mong trong ngày lễ của mình được nhận một bông hoa, hay món quà nhỏ nào đó, nhưng với đặc thù công nhân quét rác như chúng tôi thì dường như ngày 8.3 cũng hệt như bao ngày khác, vì công việc làm trong môi trường bụi bẩn, ô nhiễm, đi sớm về khuya nên khó lòng có được một ngày lễ trọn vẹn. Đặc biệt hoàn cảnh như tôi thì càng không có” - chị Mai tâm sự.

Chia sẻ thêm về cuộc sống của mình, chị Mai cho biết, trong suốt hơn 1 thập kỷ qua, đối diện với những khó khăn, thiệt thòi của bản thân, tuy nhiên chị chưa bao giờ nghĩ đến việc “đi thêm bước nữa”, bởi với chị, điều quan trọng lúc này là lo cho các con trưởng thành và khỏe mạnh.

Được biết, cũng do hoàn cảnh khó khăn, nên người con gái đầu của chị Mai, sau khi học xong 12 đã quyết định không đi học đại học, mà ở nhà xin vào công ty làm việc để giúp mẹ trang trải cuộc sống, kiếm tiền chữa bệnh cho em.

Mong muốn lớn nhất của chị Mai là trong thời gian tới, dành dụm được ít tiền để đưa con trai tiếp tục đi chữa bệnh, với hi vọng cháu có thể đi lại được dễ dàng hơn.

Ngày ngày cần mẫn với công việc, chị Mai chỉ mong rằng sẽ dành dụm được ít tiền để đưa con đi chữa bệnh. Ảnh: Quách Du
Ngày ngày cần mẫn với công việc, chị Mai chỉ mong rằng sẽ dành dụm được ít tiền để đưa con đi chữa bệnh. Ảnh: Quách Du

Bà Tống Thị Thọ - Chủ tịch Công đoàn Công ty CP Môi trường và Công trình đô thị Thanh Hóa cho biết, thấu hiểu những vất vả, khó khăn của gia đình đoàn viên Lê Thị Mai, lãnh đạo, công đoàn và anh chị em trong công ty thường xuyên quan tâm, hỏi thăm và giúp đỡ chị Mai cả trong công việc lẫn cuộc sống. Vào các dịp lễ tết, Tháng Công nhân, các cấp công đoàn thường xuyên thăm hỏi, động viên và tặng quà gia đình, qua đó mong gia đình chị Mai vơi bớt đi những nhọc nhằn, thi đua lao động và sớm ổn định cuộc sống.

Bạn đang đọc bài viết Nữ lao công hơn 1 thập kỷ không có ngày 8.3. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Theo Quách Du/laodong.vn

Cùng chuyên mục

Chuyện nghề công nhân vệ sinh môi trường
Gắn bó với nghề thu gom rác vất vả, nhọc nhằn và chịu nhiều thiệt thòi nhưng những công nhân vệ sinh môi trường làm việc tại huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) đã không quản ngại khó khăn, vất vả, miệt mài ngày đêm góp phần giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp.
Sáng tạo từ những điều giản đơn
Ông Trần Văn Hân, đoàn viên Công đoàn Công ty TNHH Một Thành Viên Môi Trường Đô Thị Hồng Lĩnh (tỉnh Hà Tĩnh) đã sáng tạo nhiều ý tưởng để các xe điện lấy rác hoạt động tốt hơn, giúp công nhân môi trường đỡ vất vả.
Người công nhân thoát nước bén duyên “thợ giỏi”
Tận tâm, trách nhiệm trong công việc, luôn tìm tòi những sáng kiến, cải tiến để nâng cao năng suất công việc chuyên môn, công nhân Nguyễn Văn Toàn, Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội, chính là tấm gương thợ giỏi để các đồng nghiệp noi theo.
Người làm đẹp môi trường
Gắn bó với nghề môi trường của ngành hơn 13 năm, dù công việc nặng nhọc, vất vả nhưng anh Nguyễn Hữu Vinh luôn nỗ lực hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.
Đội phản ứng nhanh về vệ sinh môi trường
Biệt danh ấy được anh em trong công ty gọi thân mật như đã nêu bật sự năng động, trách nhiệm trong công việc; có việc là lên đường bất kể thời tiết… của các thành viên Tổ xe 2 thuộc Chi nhánh Đống Đa, Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hà Nội.

Tin mới

Bài thơ: Lặng thinh... thương
Có một người bước ngang qua đời tôi///Và gửi lại những lời thương tha thiết///Cùng tôi dệt một giấc mơ đẹp tuyệt///Khiến tim tôi khắc đậm một bóng hình

Thương hiệu đồng hành