Thứ sáu, 03/05/2024 05:25 (GMT+7)

Núi lửa 'sống' giữa đại dương, vì sao trăm năm không bị dập tắt?

MTĐT -  Thứ bảy, 04/03/2023 15:45 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Núi lửa không chỉ phun trào trên đất liền mà còn giữa các mảng đại dương. Vì sao đại dương chứa đầy nước biển mà không thể dập tắt núi lửa?

tm-img-alt
Ƭheo thống kê, gần 75% lượng magma hàng năm trên Ƭrái đất đến từ các núi lửa dưới đại dương. Rất khó để các nhà địa chất có thể nắm bắt được hoạt động và tình trạng của những núi lửa này vì chúng ẩn sâu hàng nghìn mét dưới đại dương.
tm-img-alt
Sự hình thành của núi lửa có liên quan đến cấu trúc của Trái đất. Trái đất có nhiều lớp giống như một củ hành, trung tâm là lõi. Dù nhiệt độ của lõi lên tới hơn 5.000 độ C có thể làm tan chảy bất kỳ vật chất nào nhưng áp suất cũng vô cùng lớn nên các chất nóng chảy bị nén thành chất rắn.
tm-img-alt
Bên ngoài lõi là lớp Manti, phía trên lớp Manti là lớp vỏ. Nhiệt độ lớp vỏ tương đối thấp, trong khi nhiệt độ của lớp lõi cao, do đó lớp Manti sẽ hình thành đối lưu nhiệt, vì vậy lớp Manti ở dạng chất lỏng nhớt.
tm-img-alt
Nếu có các vết nứt trên mảng Trái đất khi các mảng kiến tạo va chạm vào nhau hoặc tách nhau ra, lớp Manti sẽ được giải phóng dọc theo các vết nứt, và hình thành các vụ phun trào núi lửa.
tm-img-alt
Nước biển tuy có thể làm giảm nhiệt độ của dung nham nhưng không thể ngăn cản sự phun trào của núi lửa, vì nguyên lý hoạt động của núi lửa phun trào là do áp suất bên trong quá cao, trong khi nước biển không thể làm giảm áp suất bên trong Trái đất.
tm-img-alt
Tại thời điểm núi lửa phun trào, vật chất nóng chảy trên 1000 độ C sẽ phun lên bề mặt Trái đất. Do sự hình thành núi lửa và đám cháy khác nhau, do đó nước biển không thể dập tắt núi lửa ngầm dưới đại dương.
tm-img-alt
Núi lửa đều được hình thành khi các mảng kiến tạo (mảng đại dương hoặc mảng lục địa) va chạm vào nhau hoặc tách nhau ra.
tm-img-alt
Khi 2 mảng kiến tạo va chạm, những mảng kiến tạo nặng nên có xu hướng trượt xuống dưới mặt mảng kiến tạo nhẹ tạo thành rãnh sâu giữa 2 mảng kiến tạo. Những tảng đá trong rãnh sâu này dần dần tan chảy do nhiệt từ lòng Trái Đất tác động và tạo điều kiện cho dung nham dâng lên.
tm-img-alt
Còn khi chúng tách rời, một khoảng trống mênh mông hình thành giữa 2 mảng kiến tạo tạo điều kiện cho dung nham phun trào ra ngoài qua lổ hổng này, hoặc qua những vết nứt trên bề mặt mảng kiến tạo.
tm-img-alt
Theo thời gian, dung nham tích tụ ngày cảng nhiều trên miệng núi lửa và phun trào trong nước. Nhưng chúng ngay lập tức bị làm nguội nhanh chóng bởi nước và áp suất của nước, tạo thành dung nham gối hoặc đá magma.
tm-img-alt

Đây chính là điểm đặc biệt của những ngọn núi lửa dưới đáy đại dương. Các lớp mắc ma kiên cố từng tầng chồng lên nhau và lâu dần hình thành một một ngọn núi lửa trong lòng đại dương. Trải qua hàng triệu năm biến đổi, những đảo núi lửa dần dần xuất hiện trên vỏ Trái Đất.

tm-img-alt
Những hòn đảo lớn như đảo Hawaii hay nhiều đảo thuộc Indonesia nằm trong “Vành đai lửa Thái Bình Dương” đều hình thình từ những vụ phun trào như vậy trong quá khứ. Chúng đã chịu đựng sự tác động vô cùng lớn của những núi lửa dưới đại dương để thành những hòn đảo như ngày nay.
Bạn đang đọc bài viết Núi lửa 'sống' giữa đại dương, vì sao trăm năm không bị dập tắt?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Theo Tri thức và Cuộc sống

Cùng chuyên mục

Pin thể rắn có sớm thay thế pin truyền thống?
Mặc dù được coi là một sản phẩm không thể thiếu của xã hội hiện đại khi đem lại sức sống cho các thiết bị điện tử dân dụng cũng như xe điện, pin thể rắn vẫn còn là một thách thức chưa dễ hóa giải.

Tin mới

Đội phản ứng nhanh về vệ sinh môi trường
Biệt danh ấy được anh em trong công ty gọi thân mật như đã nêu bật sự năng động, trách nhiệm trong công việc; có việc là lên đường bất kể thời tiết… của các thành viên Tổ xe 2 thuộc Chi nhánh Đống Đa, Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hà Nội.