Thứ bảy, 27/04/2024 03:37 (GMT+7)

Ô nhiễm nguồn nước đáng báo động

Đồng Diệp Anh -  Thứ tư, 25/08/2021 10:34 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tình trạng ô nhiễm nước mặt ở các đô thị, được thể hiện rõ nhất ở hai thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội đang ở mức báo động rất cao.

Tình trạng ô nhiễm nguồn nước mặt do quá trình sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, trong sinh hoạt của người dân đang diễn ra khá trầm trọng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân, đồng thời làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm, nhất là bệnh ung thư.

Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa đang diễn ra nhanh chóng, sự gia tăng dân số đã gây áp lực ngày càng lớn đối với tài nguyên nước ở Việt Nam, dẫn đến môi trường nước mặt ở nhiều đô thị, khu công nghiệp, các làng nghề ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi nước thải và chất thải rắn. Tại các thành phố lớn, hàng trăm cơ sở sản xuất công nghiệp là nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường nước mặt do xả thẳng ra nguồn tiếp nhận.

Tình trạng ô nhiễm nước mặt ở các đô thị, được thể hiện rõ nhất ở hai thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội đang ở mức báo động rất cao. Tại hai thành phố này, nước thải sinh hoạt trực tiếp xả ra nguồn tiếp nhận (sông, hồ, kênh, mương). Rất nhiều cơ sở sản xuất không xử lý nước thải, nhiều bệnh viện và cơ sở y tế chưa có hệ thống xử lý nước thải; một lượng lớn chất thải rắn trong thành phố không được thu gom triệt để... Tình trạng ô nhiễm nước mặt ở nông thôn, khu vực sản xuất nông nghiệp không ngừng gia tăng. 76% số dân đang sinh sống ở nông thôn, là nơi cơ sở hạ tầng còn lạc hậu, phần lớn các chất thải của con người và gia súc không được xử lý nên thấm xuống đất hoặc rửa trôi làm cho tình trạng ô nhiễm nguồn nước về mặt hữu cơ và vi sinh vật ngày càng cao, nhất là việc lạm dụng các chất bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp dẫn đến các nguồn nước ở sông, hồ, kênh, mương bị ô nhiễm và ảnh hưởng rất lớn đến môi trường và sức khỏe...

Phóng sự ảnh về tình trạng ô nhiễm nguồn nước sẽ được Ban biên tập Môi trường và Đô thị Việt Nam giới thiệu cùng bạn đọc:

Sông Tô Lịch là một dòng sông chảy qua nhiều quận nội thành của Thủ đô Hà Nội. Ngày nay, với sự phát triển công nghiệp, đô thị và sự bùng nổ dân số đang làm cho con sông này ngày càng bị ô nhiễm trầm trọng. Trên con sông dài gần 15 km đã có hàng trăm cống nước xả thải ra dòng sông. Ảnh  Đào Quang Minh

Theo thống kê của Sở TNMT Hà nội, hiện nay trung bình mỗi ngày đêm, sông Tô Lịch phải tiếp nhận khoảng 150.000 m³ nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt đổ trực tiếp ra dòng sông thông qua hơn 300 cống xả thải. Lượng bùn tích tụ, lắng đọng lâu ngày gây ra mùi hôi thối nồng nặc bốc lên. Bên cạnh đó, vẫn còn tình trạng vứt, xả rác xuống dòng sông gây ô nhiễm môi trường và mất mỹ quan đô thị. Ảnh Đào Quang Minh

Nước thải xả vào các hệ thống kênh, mương ngày càng gia tăng, chủ yếu là rác thải, nước thải của các cơ sở sản xuất, bệnh viện, làng nghề, khu dân cư… chưa qua xử lý xả trực tiếp vào kênh, mương, dẫn đễn tình trạng ô nhiễm nguồn nước trầm trọng. Đặc biệt, lượng rác theo dòng chảy dồn về cuối tuyến, gây ứ đọng, tắc dòng chảy, ảnh hưởng đến việc điều tiết nước cho sản xuất và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng . Ảnh Đỗ Kiều Anh

Ô nhiễm môi trường nước là việc nguồn nước tại các ao, hồ, sông, suối, kênh, rạch, mạch nước ngầm, biển…. chứa các chất độc hại với hàm lượng cao gây nguy hiểm cho sức khỏe của con người và động thực vật. Ảnh Hồ Tấn Trung

Tình trạng xả các chất thải chưa qua xử lý hay xử lý chưa đạt quy chuẩn đang diễn biến ngày càng phức tạp ngay tại các tỉnh ven biển, gây thiệt hại lớn về kinh tế, đời sống, sinh kế của cộng đồng dân cư ven biển và những tổn hại khó lường đối với các hệ sinh thái, sinh vật biển. Ảnh Nguyễn Văn Châu

Với tập quán cất nhà, họp chợ, chăn nuôi ngay bên sông, kênh, rạch; hầu hết các tỉnh, thành tại Đồng bằng sông Cửu long đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Ảnh Nguyễn Văn Châu

Theo ước tính của các nhà khoa học, 80% lượng rác thải ra biển xuất phát từ các hoạt động trên đất liền. Việt Nam có 112 cửa biển, đây chính là nguồn để rác trôi ra đại dương. Ảnh Nguyễn Văn Châu

Rác thải ngập kín một con rạch khiến công nhân vất vả vớt rác. “Gom rác trên bờ đã vất vả, gom rác dưới nước còn nặng nhọc hơn vì lượng nước thấm vào và mùi tanh rất khó chịu. Mới vào làm có khi chịu không nổi, không kiên trì với công việc sẽ bỏ kiếm việc khác ngay” - một công nhân vệ sinh môi trường tại TP.HCM chia sẻ.  Ảnh: Thân Tình

Một con rạch trên địa bàn TP.HCM ô nhiễm nặng nề bởi rác thải, nước thải, có đoạn rác ken kín trên mặt kênh, dòng nước tồn lưu bốc mùi hôi thối. Ảnh: Thân Tình

Những dòng kênh tại TP.HCM nước đen kịt và bốc mùi hôi thối khiến môi trường ô nhiễm, người dân sống quanh khu vực phải khổ sở "chịu trận" mỗi ngày. Ảnh Thân Tình

Thời gian qua TP.HCM đã tập trung thực hiện cải tạo, chỉnh trang nhiều tuyến kênh, rạch và phát huy hiệu quả như tuyến Nhiêu Lộc - Thị Nghè, Tân Hóa - Lò Gốm, Tàu Hủ - Bến Nghé, 18 tuyến kênh ở quận 12. Ảnh Thân Tình

Lực lượng thanh niên tình nguyện của địa phương tích cực tham gia vớt bèo, lục bình khơi thông dòng chảy...Ảnh Thân Tình

Bạn đang đọc bài viết Ô nhiễm nguồn nước đáng báo động. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Ninh Bình rực rỡ Chợ hoa Xuân Giáp Thìn 2024
Chợ hoa TP Ninh Bình trong những ngày gần tết Nguyên Đán năm 2024 lại sôi động hơn bao giờ hết. Với sự hân hoan của người dân và du khách, chợ hoa không chỉ là nơi mua sắm những bông hoa tươi thắm mà còn là không gian để trải nghiệm văn hóa của dịp lễ này
TP. HCM: Lễ khai mạc Đường Xuân Cô Giang
Tối 29/1, UBND phường Cô Giang (quận 1, TP. HCM) tổ chức Lễ khai mạc Đường Xuân Cô Giang lần thứ nhất và kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 – 03/02/2024).
Bắc Giang: Ngắm vườn cam, bưởi hữu cơ doanh thu gần 7 tỷ đồng
Gia đình ông Nguyễn Văn Hữu ở thôn Xẻ Cũ, xã Thanh Hải, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đang trồng hơn 10 ha cam, bưởi theo hướng hữu cơ. Do được chăm sóc bảo đảm quy trình kỹ thuật nên chất lượng sản phẩm được nâng cao, mã đẹp, thị trường tiêu thụ thuận lợi.
Phân loại rác 3 trong 1
Chuyện phân loại rác đã được đề cập nhiều lần nhưng có vẻ đến giờ vẫn là "nhiệm vụ bất khả thi".

Tin mới