Thứ bảy, 27/04/2024 18:50 (GMT+7)

Phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch Khu du lịch quốc gia Hồ Hòa Bình

PHAN NGÂN -  Thứ năm, 06/09/2018 08:21 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Chính phủ vừa phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch quốc gia Hồ Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình đến năm 2035 với quy mô 52.200 ha.

Nhằm cụ thể hóa quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Hồ Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình đến năm 2030; quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Hòa Bình và các quy hoạch khác có liên quan nhằm mục tiêu phát triển Hồ Hòa Bình trở thành điểm đến hấp dẫn của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ với các sản phẩm du lịch đặc trưng gắn với văn hóa Mường và hệ sinh thái lòng hồ, mới đây, Chính phủ đã có Quyết định số 1039/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch quốc gia Hồ Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình đến năm 2035.

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Phạm vi ranh giới

Khu du lịch quốc gia Hồ Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình nằm trên địa bàn thành phố Hòa Bình (xã Thái Thịnh và các phường: Thái Bình, Phương Lâm, Tân Thịnh) và 4 huyện: Đà Bắc (gồm các xã: Đồng Ruộng, Yên Hòa, Cao Sơn, Tiền Phong, Vầy Nưa, Hiền Lương và Toàn Sơn), Cao Phong (gồm các xã: Bình Thanh và Thung Nai), Tân Lạc (gồm các xã: Ngòi Hoa, Phú Vinh và Trung Hòa), Mai Châu (gồm các xã: Tân Dân, Tân Mai, Phúc Sạn, Đồng Bảng và Ba Khan), có phạm vi ranh giới như sau:

- Phía Bắc giáp các xã: Trung Thành, Đoàn Kết, Đồng Chum, Tu Lý, một phần xã Cao Sơn và thị trấn Đà Bắc, huyện Đà Bắc;

- Phía Đông giáp các xã: Hòa Bình, Dân Chủ, Thống Nhất, Sủ Ngòi; các phường: Hữu Nghị, Thịnh Lang thuộc thành phố Hòa Bình, các xã: Thu Phong, Bắc Phong, Tây Phong của huyện Cao Phong;

Du ngoạn giữa lòng hồ. (Ảnh Internet)

- Phía Tây giáp xã Tân Sơn, huyện Mai Châu và huyện Vân Hồ thuộc tỉnh Sơn La.

- Phía Nam giáp xã Tòng Đậu, Nà Mèo, huyện Mai Châu; Phú Cường, Phong Phú và Mỹ Hòa, huyện Tân Lạc.

Theo đó, Quy mô lập quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch quốc gia Hồ Hòa Bình là 52.200ha.

Với điều kiện là Khu du lịch quốc gia phải gắn với bảo tồn, tôn tạo, phát huy các giá trị cảnh quan thiên nhiên, văn hóa; gắn với bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai; đảm bảo an ninh - quốc phòng; đảm bảo an toàn tuyệt đối cho Hồ Hòa Bình, nhà máy thủy điện Hòa Bình; kết nối với các tiềm năng du lịch của tỉnh Hòa Bình và vùng trung du miền núi Bắc Bộ; chú trọng, tăng cường liên kết với các khu, điểm du lịch quốc gia khác để hình thành các tuyến du lịch liên hoàn, khắc phục tính thời vụ trong hoạt động du lịch của địa phương.

Mục tiêu trở thành khu du lịch quốc gia trọng tâm

Khu du lịch quốc gia Hồ Hòa Bình sẽ là khu du lịch quốc gia trọng tâm của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ với sản phẩm du lịch đặc trưng gắn với trải nghiệm văn hóa Mường và hệ sinh thái lòng hồ. Đây còn là vùng sinh thái, đảm trách những chức năng chính về hạ tầng kỹ thuật cấp quốc gia, liên vùng (cấp điện, cấp nước, điều tiết lũ, bảo vệ nguồn nước...).

Dự báo quy mô dân số đến năm 2030 khoảng 90.000 - 100.000 người và đến năm 2035 khoảng 110.000 - 120.000 người. Dự báo lượng khách du lịch đến năm 2030 đạt khoảng 1,6 triệu lượt khách và đến năm 2035 đạt khoảng 2,5 triệu lượt khách.

Hồ Hòa Bình hay hồ thủy điện Hòa Bình là công trình chứa nước cung cấp cho nhà máy thủy điện Hòa Bình. Đây là hồ chứa nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam, nằm trên sông Đà, có chiều dài 230 km từ Hoà Bình đi Sơn La. Đập chính của hồ nằm tại thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình. Dung tích của hồ vào khoảng 9,45 tỷ mét khối. Hồ có tất cả 12 cửa xả đáy. Nếu mở tất cả 12 cửa xả đáy sẽ phải di dân toàn bộ thành phố Hòa Bình và vùng hạ du. (Theo Wikipedia, ảnh Google Map).

Theo quyết định phê duyệt, Khu du lịch quốc gia Hồ Hòa Bình cần khai thác các giá trị về cảnh quan thiên nhiên, văn hóa dân tộc, bản sắc địa phương đáp ứng nhu cầu xây dựng và phát triển du lịch của Khu du lịch quốc gia Hồ Hòa Bình, đồng thời tạo lập cơ sở pháp lý để quản lý xây dựng và phát triển Khu du lịch quốc gia Hồ Hòa Bình và triển khai các dự án, quy hoạch tiếp theo.

Chính phủ giao UBND tỉnh Hòa Bình phối hợp với các bộ, ngành liên quan trong việc lập đồ án Quy hoạch; bố trí nguồn vốn, phê duyệt tổng dự toán kinh phí lập Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch quốc gia Hồ Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình đến năm 2035;

Giao Bộ Xây dựng hướng dẫn tỉnh Hòa Bình trong quá trình lập đồ án quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch quốc gia Hồ Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình đến năm 2035; chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tổ chức thẩm định quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch quốc gia Hồ Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình đến năm 2035 theo quy định pháp luật.

Các bộ, ngành phối hợp với UBND tỉnh Hòa Bình trong quá trình lập quy hoạch để đảm bảo thống nhất, đồng bộ trong triển khai thực hiện quy hoạch.

Bạn đang đọc bài viết Phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch Khu du lịch quốc gia Hồ Hòa Bình. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Nghĩa Lộ (Yên Bái) khắc phục hạn hán do khô hanh kéo dài
Trong thời gian qua, do thời tiết khô hanh kéo dài, lượng mưa ít dẫn đến mực nước nhiều sông, suối và hồ, đập trên địa bàn tỉnh Yên Bái, trong đó có thị xã Nghĩa Lộ xuống thấp gây khó khăn trong việc dẫn nước phục vụ dân sinh và sản xuất nông nghiệp.
Cảnh báo tần suất La Nina và El Nino gia tăng
Ngày 25/4, các chuyên gia khí tượng cho biết hiện tượng thời tiết El Nino và La Nina - kéo theo những đợt nóng, lạnh, mưa hoặc hạn hán - sẽ diễn ra thường xuyên và khắc nghiệt hơn trong những năm tới.

Tin mới

Khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2024
Ngày 26/4, tại Danh thắng Tràng An, Lễ hội Tràng An năm 2024 đã chính thức được khai mạc. Đây là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.
Bài thơ: Tháng Tư này
Tháng Tư này còn gì để nhớ mong//Khi tình đã úa màu theo năm tháng//Kỷ niệm cũ vùi sâu miền dĩ vãng///Gợi làm gì thêm đau xót lòng nhau
Bài thơ: Áo lính về quê
Thỉnh thoảng con về thăm nhà///Thích mặc áo lính để mà nhớ xưa///Mẹ già trông nắng đợi mưa///Đọc trang sách cũ vẫn chưa rách lề