Thứ năm, 02/05/2024 20:01 (GMT+7)

Phương pháp xử lí rác thải nông nghiệp hiện nay

Nguyễn Đức -  Thứ hai, 14/11/2022 09:57 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Hiện nay, hàng ngày trên toàn thế giới có hàng ngàn tấn rác thải nông nghiệp được thải ra ngoài môi trường. ĐIều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái và môi trường sống xung quanh của chúng ta.

Rác thải nông nghiệp là gì?

Trong quá trình hoạt động sản xuất nông nghiệp như là trồng trọt và chăn nuôi sẽ đưa ra ngoài môi trường một lượng rác thải. Cụ thể như rơm, lá cây, cỏ, vỏ hộp thuốc trừ sâu, bao bì phân bón từ hoạt động trồng trọt và từ hoạt động chăn nuôi như là phân gia súc gia cầm, chất thải từ mổ động vật, chế biến hải sản, kim tiêm, vỏ bao bì thuốc tăng trọng,… Những loại rác kể trên được gọi là rác thải nông nghiệp.

tm-img-alt
Thu gom chất thải bảo vệ thực vật

Các loại rác thải nông nghiệp

Phân loại dựa vào nguồn gốc phát sinh

Chất thải từ trồng trọt

Là chất thải từ quá trình trồng trọt, canh tác, thu hoạch như rơm rạ, lá cây, thân ngô, lá mía, vỏ bao bì thuốc trừ sâu, bao bì phân bón hay kể cả những sản phẩm từ trồng trọt bị hư thối.

Theo các số liệu thống kê được, cả nước Việt Nam ta mỗi năm được sản xuất khoảng 47 triệu tấn lương thực nhưng lượng rác phải thải ra ngoài môi trường lên đến 84,5 triệu tấn. Trong đó hơn 70% chưa được xử lý.

Chất thải từ chăn nuôi

Là chất thải từ quá trình chăn nuôi, giết mổ, chế biến động vật như phân gia súc gia cầm, bao bì vỏ thuốc kháng sinh cho vật nuôi,…

Từ các số liệu và đặc điểm sinh lý của vật nuôi, các chuyên gia thống kê được trung bình mỗi ngày các loại vật nuôi như gia cầm thải 0,2kg/con, trâu, bò thải 15kg/con và lợn thải 1,5kg/con. Từ các hoạt động chăn nuôi ở nước ta mỗi năm, lượng chất thải lên đến hàng trăm triệu/tấn.Tuy nhiên, khâu xử lí rác thải ở nước ta vẫn còn thô sơ và hời hợt.

Hiện nay, bà con nông dân đa phần đã tận dụng được các loại chất thải như phân để ủ và làm phân bón trong trồng trọt cực kì hiệu quả. Qua đó, từ bước hướng tới một nền nông nghiệp hữu cơ sạch.

Rác thải nông nghiệp là gì? Các phương pháp xử lí rác thải nông nghiệp hiện nay

Phân loại dựa vào đặc tính

Chất thải nông nghiệp thông thường

Là tất cả loại rác phát sinh từ hoạt động sản xuất nông nghiệp thông thường .

  • Từ trồng trọt: Rơm rạ, trấu, lá cây, cỏ…
  • Từ chăn nuôi: Phân vật nuôi, chất thải do giết mổ vật nuôi, chế biến thủy hải sản,…

Đây đều là chất thải có các thành phần không gây hại, hoặc có thành phân gây hại nhưng nằm trong giới hạn cho phép theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Chất thải nông nghiệp nguy hại

Chất thải nông nghiệp nguy hại là những loại chất thải có chứa các thành phần gây hại tới sức khỏe con người và môi trường như gây ngộ độc, lây nhiễm, cháy nổ,…

Đơn cử: Chai lọ, vỏ bao bì thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc tăng trọng, thuốc kháng sinh và đặc biệt xác động vật, dụng cụ mổ như kim tiêm, mổ còn dính máu và dịch sinh học từ vật nuôi.

Do còn tồn dư chất bảo vệ thực vật sau sử dụng nên bao, gói thuốc bảo vệ thực vật được xếp vào nhóm các chất thải nguy hại. Bởi vậy, quá trình thu gom, xử lý đối với bao, gói thuốc bảo vệ thực vật được Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định, sau khi được thu gom về các bể chứa, lưu chứa không quá 12 tháng, chủ nguồn phát thải nguy hại phải ký hợp đồng với cơ sở đủ điều kiện xử lý chất thải nguy hại để tiêu hủy.

Bộ TNMT cũng quy định, bao, gói thuốc bảo vệ thực vật không được chôn lấp, được đốt thủ công ngoài môi trường tự nhiên bởi những vỏ bao, gói bị đốt không đúng quy cách sẽ sinh ra chất dioxin…

Đối với nhóm chất thải này cần phải xử lí kĩ để tránh gây hại tới sức khỏe con người và môi trường.

chất thải nông nghiệp nguy hại

Quy định thu gom và quản lý chất thải nông nghiệp

Để quản lý rác thải một cách hiệu quả, hiện nay Nhà nước phân công nhiều Bộ, ngành để triển khai việc quy định thu gom và quản lý rác thải thay vì giao cho một cơ quan nào đó.

Theo Nghị định 38/2015/NĐ-CP về việc thu gom, quản lý chất thải nông nghiệp có nội dung như sau:

  • Các loại hộp đựng, bao bì sản phẩm chứa hóa chất độc hại phải được thu gom, vận chuyển và xử lí theo quy định của Chính phủ ban hành về quản lý chất thải.
  • Các bao bì, vỏ hộp chứa chất thải độc hại sau khi được làm sạch thì sẽ chuyển qua xử lí như chất thải thông thường.
  • Các chất thải từ hoạt động chăn nuôi như phân sẽ được xử lí để tái sử dụng và phục vụ cho hoạt động trồng trọt theo quy định.
  • Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kết hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường để hướng dẫn cho người dân chi tiết về việc thu gom, lưu giữ và quản lý chất thải nông nghiệp.
  • Bộ Tài Nguyên và Môi trường có trách nhiệm trong việc quy định về khâu xử lý những loại bao bì, vỏ hộp có chứa chất độc hại phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất nông nghiệp.

Quy trình xử lý rác thải nông nghiệp gồm 4 bước:

  • Bước 1: Phân loại các loại rác thải
  • Bước 2: Tiến hành thu gom và lưu chữ rác thải
  • Bước 3: Vận chuyển rác thải đến địa điểm tập kết rác
  • Bước 4: Tiến hành xử lý.

Ảnh hưởng của chất thải nông nghiệp tới môi trường

Hiện nay, ô nhiễm môi trường vẫn đang là vấn đề nan giải đối với nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy đã có nhiều chính sách quản lý chất thải được ban hành từ Nhà nước nhưng vẫn còn nhiều bất cập trong khâu xử lí. Khiến nhiều nơi vẫn thấy rác vẫn tràn lan ở các mặt sông, hồ, bờ bụi,…

Vậy chất thải nông nghiệp ảnh hưởng tới môi trường như thế nào

ảnh hưởng của chất thải nông nghiệp tới môi trường
  • Gây ô nhiễm không khí: Chất thải từ vật nuôi, thức ăn thừa của chúng, thấm chí là xác chết vật nuôi chưa được xử lí đúng cách làm bốc mùi hôi thối. Thêm vào đó, việc đốt rơm rạ sau mỗi đợt thu hoạch phát sinh ra nhiều khí như CO2 làm tăng hiệu ứng nhà kính, tăng nguy cơ biến đổi khí hậu, trái đất ngày càng nóng lên.
  • Gây ô nhiễm môi trường đất: Việc người dân sử dụng các loại hóa chất trong nông nghiệp như thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học làm cho hệ vi sinh trong đất bị mất đi. Đất ngày càng khô cằn, mất đi các chất dinh dưỡng vốn có trong đất. Do đó, khiến sản phẩm làm ra từ trồng trọt không được đảm bảo về mặt chất lượng.
  • Gây ô nhiễm môi trường nước: Theo các chuyên gia, thì tỉ lệ bám dính hóa chất trên các bao bì trung bình là 1,95%.

Như vậy, khi các bao bì này ở trong các môi trường như sông, hồ sẽ làm ô nhiễm nguồn nước tại đó. Cùng với đó việc xử lý không kĩ chất thải từ các lò mổ gia súc, gia cầm cũng sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường nước xung quanh đó.

Ảnh hưởng của chất thải nông nghiệp tới sức khỏe con người

Nếu con người chúng ta ăn những thực phẩm không sạch như rau củ quả với dư lượng thuốc trừ sâu vượt ngưỡng cho phép hay thịt được tiêm thuốc tăng trọng, thuốc kháng sinh. Theo thời gian, các hóa chất độc hại này sẽ tích tụ dần trong cơ thể chúng ta gây ra các bệnh về thần kinh, tim mạch và có thể gây ung thư.

Vậy chúng ta nên cân nhắc trong việc lựa chọn thực phẩm để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.

Cách xử lí rác thải nông nghiệp hiệu quả và an toàn nhất hiện nay

Xử lý chất thải chăn nuôi bằng công nghệ biogas

hầm biogas truyền thống
Hầm Biogas truyền thống

Khí Biogas là một hỗn hợp khí được sinh ra từ quá trình phân hủy kị khí của phân động vật và những hợp chất hữu cơ lên men dưới tác động của vi sinh vật.

Xử lý bằng công nghệ biogas được xem như là giải pháp tối ưu nhất hiện nay. Vừa hạn chế được lượng rác thải đưa ra ngoài môi trường, vừa tận dùng được nguồn khí biogas sinh ra để đun nấu và thắp sáng, phục vụ đời sống cho người dân.

Chi phí làm hầm biogas rơi vào tầm 5-15 triệu tùy vào dung tích và loại hầm.

hầm biogas composite
Hầm Biogas composite

Xử lý chất thải nông nghiệp bằng giun quế

Phương pháp này giúp xử lí phân chuồng, rau quả thải bỏ để tạo ra phân bón cho cây trồng hay thức ăn cho gia súc gia cầm cực kì hiệu quả. Ngoài ra, hiện nay có khá nhiều hộ gia đình nuôi trùng quế với mục đích kinh doanh.

Rác thải nông nghiệp là gì? Các phương pháp xử lí rác thải nông nghiệp hiện nay

Xử lý rác thải nông nghiệp bằng cách dùng năng lượng tái tạo và sinh khối

Xử lý rác thải nông nghiệp bằng cách dùng sinh khối

Với phương pháp này thì đầu tiên chúng ta cho rơm, rạ, xơ dừa, mía vào máy băm chặt, tiếp đến dùng máy sấy để sấy khô. Cuối cùng là cho lượng đã sấy khô đó vào bếp khí hóa, từ đó tạo ra nhiệt lượng để người dân sử dụng vào việc như nấu nướng hoặc tạo ra phân bón cho cây trồng

Xử lý rác thải nông nghiệp bằng công nghệ ủ phân cao nhiệt

Công nghệ ủ phân cao nhiệt sử dụng các tấm toptex (một loại vải không dệt) có thể đẩy nhiệt độ lên tới 60-70 độ C mà vẫn đảm bảo lượng khí lưu thông cả trong và ngoài đống ủ. Khi đó, các vi khuẩn hiếu khí sẽ tăng cường hoạt động nhằm phân hủy rác hữu cơ tạo thành phân hữu cơ bón cho cây trồng. Đồng thời sinh ra khí nhà kính metan (CH4)

Xử lý chất thải nông nghiệp bằng giải pháp trồng cây luân canh, xen kẽ

Việc trồng cây luân canh xen kẽ giúp tăng khả năng kháng sâu bệnh của cây, cũng như làm phong phú thêm hệ vi sinh vật có lợi trong đất. Nhờ đó, người dân hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu gây ảnh hưởng mới môi trường xung quanh.

Xử lý chất thải chăn nuôi bằng giải pháp đệm lót sinh học

Với nhiều người thì mô hình xử lí rác thải này còn khá mới lạ. Nhưng trong thời gian gần đây, thì giải pháp đệm lót sinh học đang là giải pháp được ưu tiên thử nghiệm tại nhiều địa phương.

Đệm lót sinh học được cấu thành từ trấu, rơm, mùn cưa, xơ dừa,… trộn với chế phẩm sinh học

Rác thải nông nghiệp là gì? Các phương pháp xử lí rác thải nông nghiệp hiện nay

Đệm lót sinh học có tác dụng phân hủy phân và nước thải từ chuồng trại, giảm thiểu vi khuẩn gây bệnh, ký sinh trùng, không phán tán mùi hôi và chất hữu cơ từ đệm lót sau khi được xử lý làm phân bón cho cây trồng cực kì hiệu quả. (Tham khảo Airnano) ./.

Bạn đang đọc bài viết Phương pháp xử lí rác thải nông nghiệp hiện nay. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hiện trạng và giải pháp phát triển điện mặt trời mái nhà
Nghị quyết số 55-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 11/2/2020 đã khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế tư nhân tham gia phát triển năng lượng điện gió và điện mặt trời (ĐMT), trong đó có ĐMT mái nhà (ĐMTMN).
Thiết kế cấp phối bê tông san hô
Thiết kế cấp phối bê tông san hô cấp độ bền B15, B20, B22,5 (sử dụng cốt liệu cát, đá san hô và nước mặn). Kết quả cho thấy, việc sử dụng vật liệu vật liệu, nước biển thay thế cho vật liệu truyền thống là khả thi.
Tăng trưởng xanh không thể chạy theo phong trào
Trao đổi với ĐTTC, ông Nguyễn Quang Huân, Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, cho rằng tăng trưởng xanh là xu thế tất yếu của thế giới, Việt Nam có thể xem đây là cơ hội, là động lực mới của tăng trưởng kinh tế.

Tin mới

Đội phản ứng nhanh về vệ sinh môi trường
Biệt danh ấy được anh em trong công ty gọi thân mật như đã nêu bật sự năng động, trách nhiệm trong công việc; có việc là lên đường bất kể thời tiết… của các thành viên Tổ xe 2 thuộc Chi nhánh Đống Đa, Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hà Nội.