Thứ sáu, 26/04/2024 16:53 (GMT+7)

Quá trình Đô thị hóa ở châu Á năm 2012 - Thực tế và những con số

MTĐT -  Thứ ba, 03/04/2012 16:08 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Châu Á đang bước vào một thời đại đô thị hoá chưa từng có, sự thay đổi này đem lại nhiều lợi ích nhưng cũng vừa kéo theo không ít vấn đề có liên quan. Sau đây là 12 thực tế và con số về sự gia tăng đô thị

  1. Các thành phố châu Á đang gia tăng mạnh mẽ. Trong vòng 20 năm tới, có thêm khoảng 1,1 tỉ người sống tại các thành phố trong khu vực.
  2. Đến năm 2030, khoảng 55% dân số châu Á là dân đô thị.
  3. Ở nhiều nơi, các thành phố sẽ gắn kết với nhau để tạo ra định cư đô thị trên diện rộng chưa từng thấy, hình thành nên một dạng cụm khu vực, những hành lang đô thị và những khu đô thị. Ví dụ, ước tính cụm đô thị Tokyo-Nagoya-Osaka-Kyoto-Kobe của Nhật Bản sẽ có 60 triệu dân cho đến năm 2015. Đến năm 2020, khu đô thị Băngkok ở Thái Lan sẽ mở rộng thêm 200 km từ trung tâm thành phố hiện nay.
  4. Sự phồn vinh của các quốc gia liên quan chặt chẽ với sự phồn vinh của các thành phố. Không một quốc gia nào có thể đạt được tăng truởng kinh tế bền vững mà không đô thị hoá.
  5. Chiến lược năm 2020 của Ngân hàng ADB đã báo cáo rằng “những thành phố có thể sinh sống được” có thể được xây dựng thông qua sự hỗ trợ về cơ sở hạ tầng, với những chương trình tập trung vào các vấn đề cấp nuớc, vệ sinh môi trường, quản lý rác thải, giao thông đô thị và những chương trình định cư đô thị nâng cấp các khu ổ chuột, phát triển đất đai, cấp nhà, cấp vốn xây nhà.
  6. Biến đổi khí hậu có thể đe dọa đến việc sử dụng nguồn nước ổn định ở các trung tâm đô thị do giảm chất và lượng nguồn nước mặt và nước ngầm trong khi nhu cầu nuớc sinh hoạt và tiêu dùng trong công nghiệp không ngừng tăng do nhiệt độ tăng cao.
  7. Giữa những năm 2000 và 2010, châu Á đã đạt được những thành tựu to lớn nhất trong việc di dân ra khỏi những khu ổ chuột. Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa và Ấn Độ đưa được khoảng 125 triệu dân. Tuy nhiên, số dân khu ổ chuột lại tăng lên rõ rệt từ khoảng 777 triệu lên 827 triệu người do quá trình đô thị hoá nhanh.
  8. Dân số Hà Nội bùng nổ từ 6 đến 8 triệu cho đến năm 2025. Mục tiêu của Dự án quản lý giao thông đô thị của Hà Nội là một nửa thành phố sử dụng phương tiện công cộng đến năm 2020.
  9. Tại Trung Quốc, quá trình di dân làm mở rộng đô thị và càng gây khó khăn cho những người đi lại bằng xe đạp hoặc đi bộ. Thu nhập bình quân đầu người tăng nên liên tục có nhiều người sở hữu phương tiện cá nhân di chuyển trong thành phố. Số những phương tiện giao thông đã đăng ký tăng từ khoảng 1 triệu vào đầu thập niên 90 đến 61 triệu năm 2010.
  10. Một trong những nhà máy xử lý nước cống lớn nhất ở Trung Quốc là Công ty Dự án xử lý nước thải Gaobei Dian ở Bắc Kinh, đảm trách khoảng 40% nước thải hàng ngày chưa qua xử lý của thành phố này.
  11. Những nguy cơ về sức khỏe tiềm ẩn không đồng đều giữa các khu vực trong thành phố. Ở những hộ gia đình có thu nhập thấp, trẻ em phải chịu nhiều nhất nguy cơ suy dinh dưỡng và tử vong sớm, họ cũng ít có cơ hội tiếp cận với những dịch vụ y tế như dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản có chất lượng và điều kiện sống vô cùng thiếu thốn như không được cấp nước đường ống. Quan trọng là, sự thiếu cân đối này cùng với khoảng cách xã hội cũng ảnh hưỏng đến tầng lớp trung lưu trong một chừng mực nào đó.
  12. Các thành phố tạo điều kiện cho những người trẻ có học vấn cao nhiều cơ hội để hoà nhập với cuộc sống đô thị tốt hơn là cho những người có trình độ thấp. Học vấn, đặc biệt đối với nữ giới là chìa khoá giúp họ gia nhập vào cuộc sống đô thị.

                                                                                                                              Quế Chi (Theo adb.org)

Bạn đang đọc bài viết Quá trình Đô thị hóa ở châu Á năm 2012 - Thực tế và những con số. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới