Thứ hai, 29/04/2024 04:39 (GMT+7)

Quản lý vùng nông nghiệp an toàn

MTĐT -  Thứ tư, 29/12/2021 08:55 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Ngành Nông nghiệp đang phối hợp với các địa phương trong cả nước xây dựng, quản lý các vùng trồng trọt, chăn nuôi an toàn gắn với cấp mã số.

Hoạt động này nhằm hướng tới mục tiêu kép là kiểm soát dịch bệnh, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm; nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm nông nghiệp, từ đó đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước cũng như xuất khẩu.  

Nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp

Nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước cũng như các điều kiện an toàn thực phẩm cho nông sản xuất khẩu, ngành Nông nghiệp và các địa phương đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp, trong đó có việc đẩy mạnh xây dựng các vùng chuyên canh hàng hóa gắn với cấp và quản lý mã số.

Theo Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) Hoàng Trung, tính đến thời điểm này, đơn vị đã cấp hơn 3.500 mã số vùng trồng cho cây ăn quả, rau, hạt giống xuất khẩu, trong đó có 193 mã số rau gia vị sản xuất trong nhà lưới xuất khẩu sang châu Âu... Việc cấp mã số cho vùng trồng trọt an toàn góp phần bảo đảm chất lượng sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản xuất khẩu.

tm-img-alt
Trồng rau công nghệ cao tại VinEco ở Vĩnh Bảo, Hải Phòng

Về vấn đề này, Giám đốc Trung tâm Phát triển nông nghiệp Hà Nội (Sở NN&PTNT Hà Nội) Hoàng Thị Hòa cho biết: Với việc cấp mã số để quản lý chất lượng, hiện vùng nhãn chín muộn của các huyện Quốc Oai, Hoài Đức đã đáp ứng đủ điều kiện xuất khẩu sang nhiều thị trường lớn như: Mỹ, Ba Lan, Malaysia, Australia...; đồng thời được Công ty cổ phần Thương mại xuất nhập khẩu Green Path Việt Nam; Công ty Thực phẩm sạch Biggreen... ký kết hợp đồng thu mua với sản lượng hơn 100 tấn/năm.

Để đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, ngành chăn nuôi cũng đã tập trung xây dựng  nhiều vùng an toàn dịch bệnh. Phó Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN&PTNT)  Nguyễn Văn Long cho biết: Đến nay cả nước có 2.285 cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh ồm 30 cấp huyện, 131 cơ sở cấp xã và 2.122 cơ sở, trang trại, hợp tác xã chăn nuôi tại 54 tinh, thành phố. Nhờ đó, sản phẩm thịt gà của Việt Nam đã tiếp cận được các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, châu Âu... Từ đầu năm 2021 đến nay, các doanh nghiệp xuất khẩu 1.400 tấn trứng gia cầm các loại trị giá hơn 2 triệu USD.

Chia sẻ về lợi ích của việc xây dựng vùng chăn nuôi an toàn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty TNHH Thực phẩm sạch Organic Green (huyện Thường Tín) Nguyễn Văn Chữ cho biềt: Việc xây dụng cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh tạo thuận lợi cho các công ty cung cấp thực phẩm sạch, ký kết hợp đồng thu mua nguyên liệu ổn định, bảo đảm chất lượng. Cùng với đó, uy tín của các hợp tác xã sản xuất an toàn được nâng cao, mang lại thu nhập tăng từ 15% đến 20% so với sản xuất truyền thống.

Giám sát chặt chẽ từ khẩu sản xuất 

Việc xây dụng vùng sản xuất nông nghiệp an toàn gắn với cấp mã số có vai trò rất lớn trong định hướng xuất khẩu những mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai vẫn còn một số hạn chế, bất cập như: Công tác kiểm tra, giám sát các vùng sản xuất, cơ sở chế biến, đóng gói sản phẩm chưa được chú trọng, trong khi nhiều hộ nông dân chưa quen với việc ghi chép nhật ký chăm sóc... gây khó khăn cho việc truy xuất nguồn gốc. Đáng lo ngại hơn, một số doanh ngiệp sử dụng sản phẩm không đúng mã số vùng sản xuất an toàn để xuất khẩu. Vụ xoài của tỉnh Đồng Tháp xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc bị đối tác dừng nhập khẩu do không bảo đảm chất lượng là một ví dụ.  

Tránh tình hạng sản phẩm bị các đối tác tạm dừng nhập khấu, vùng trồng bị đưa vào danh sách theo dõi nghiêm ngặt, ở góc độ của người sản xuất, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Đại Thành (huyện Quốc Oai) Trần Hữu Khoa cho biết: Để tạo dựng uy tín cho sản phẩm nông nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế, trước hết người nông dân cần bảo đảm các tiêu chuẩn quy định như cam kểt không sử dụng các loại hoạt chất cấm để phòng trừ sâu bệnh.

Trong khi đó, theo Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Thương mại xuất nhập khẩu Green Path Việt Nam Phùng Thị Thu Hương, các cơ quan quản lý cần tạo cơ chế khuyến khich phát triển chuỗi liên kết giữa doanh nghiệp chế biến xuất khẩu với hợp tác xã sản xuất các mặt hàng nông nghiệp an toàn; đồng thời giám sát chặt chẽ quy trình sản xuất của nông dân từ nuôi trồng, sơ chế, chế biến đển tiêu thụ sản phẩm.

Dưới góc độ cơ quan quản lý nhà nước, Phó Giám đốc Sở NN& PTNT Hà Nội Nguyễn Ngọc Sơn cho rằng, để nâng cao giá trị các mặt hàng nông sản đặc trưng của Hà Nội như: Nhãn chín muộn, gạo hữu cơ, chuối... thời gian tới, ngành Nông nghiệp tiếp tục phối hợp với các địa phương quy hoạch vùng sản xuất an toàn, thường xuyên kiểm tra mẫu đất, mẫu nước. Cùng với đó hướng dẫn nông dân từ việc ghi chép nhật ký chăm sóc đến sơ chế, chế biến bảo đảm an toàn thực phẩm; đồng thời xử lý nghiêm những hành vi sử dụng phân

Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến, dựa trên lợi thế của từng địa phương, Bộ NN&PTNT sẽ xây dựng vùng trồng trọt, chăn nuôi, an toàn, đáp ứng các tiêu chuẩn về xuất khẩu. Trong đó, chú trọng kiểm soát chất lượng vật tư nông nghiệp khi đưa vào sản xuất để hạn chế việc lạm dụng hoá chất, thuốc kháng sinh… Đồng thời, Bộ NN&PTNT kiến nghị Chính phủ có cơ chế hỗ trợ nông dân liên kết sản xuất, thiết lập và quản lý mã số đối với vùng sản xuất an toàn để các doanh nghiệp, hợp tác xã tập trung sản xuất đáp ứng các tiêu chuẩn xuất khẩu…

Tạo nền tảng bền vững

Những sản phẩm nông nghiệp có chỗ đứng vững chắc trên thị trường trong nước và xuất khẩu thời gian qua đều đáp ứng yêu cầu minh bạch về nguồn gốc đảm chất lượng đặc biệt là quy hình sản xuất được kiểm soát nghiêm ngặt. Do đó, việc cấp mã số quản lý cho vùng trồng trọt, chăn nuôi là yêu câu phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn.

Quản lý sản phẩm nông nghiệp theo mã số hiện đã được nhiều địa phương áp dụng và mang lại hiệu quả cao. Với thành phố Hà Nội, lợi ích này đã thấy rõ ờ những vùng trồng nhãn được cấp mã số xuất khẩu đến những thị trường khó tính như: Mỹ, Ba Lan, Australia... Tương tự, sản phẩm chăn nuôi của nhiều doanh nghiệp khi được quản lý trong vùng an toàn dịch bệnh cũng đã có chỗ đứng ở những thị trường giàu tiềm năng như: Nhật Bản, Hàn Quốc, châu Âu...

Với hiệu quả này, thời gian qua, ngành Nông nghiệp đã có 3.500 mã số vùng trồng và 2.285 cơ sở, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh được cấp thẩm quyền cấp phép. Đây là “hạt nhân” để gây dựng các vùng sản xuất chuyên nghiệp, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp, tăng tính cạnh tranh cho nông sản Việt Nam. 

Tuy nhiên, việc cấp mã số chưa phát triển mạnh và thiếu đồng đều. Rào cản lớn nhất dẫn đến tình trạng này nằm ở chính nhận thức của người sản xuất khi còn thụ động trong triển khai; chưa tự giác thực hiện đứng các quy định với mã số được cấp... Một số cơ quan chức năng chưa sát sao trong việc kiểm soát chất lượng sản phẩm được cấp mã số...

Với một nước mà nền nông nghiệp có thế mạnh như Việt Nam, việc cấp mã số cho các vùng hàng hóa càng triển khai nhanh, sẽ càng mang lại nhiều lợi thế, thời cơ.

Đáp ứng tốt hơn yêu cầu này, cơ quan chức năng cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách, đơn giản hóa hồ sơ cấp mã số để nguời nông dân không ngại thực hiện các thủ tục hành chính. Đồng thời, tăng cường hướng dẫn việc đăng ký mã số vùng trồng cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, đặc biệt là mã vùng trồng theo tiêu chuẩn của những thị trường nhập khẩu lớn.

Với những yêu cầu khắt khe về chất lượng sản phẩm, mã số được cấp cho các cơ sở sản xuất, chế biến có giá trị như một “giấy thông hành” để sản phẩm hàng hóa chiếm lĩnh thị trường. Do đó, cấp thẩm quyền cần cập nhật thường xuyên, xây dựng danh mục các loại thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam phù hợp với thông lệ quốc tế và những thị trường mà Việt Nam ký hiệp định thương mại; xử lý nghiêm những chủ thể sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, trồng trọt...

tm-img-alt
Phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long

Hiện việc cấp, quản lý mã số mới chỉ chú trọng những mặt hàng phục vụ xuất khẩu, ngành Nông nghiệp và chính quyền các địa phương cần đẩy mạnh tuyên truỵền để người dân hiểu, đế được cấp mã số phải đạt điều kiện, tiêu chuẩn ra sao; việc được cấp mã số sẽ mang lại lợi ích gì... Từ đó, thay đối nhận thức, hành vi của từng doanh nghiệp cũng như mỗi người nông dân, tạo dựng ý thức sản xuất hàng hóa an toàn, chất lượng, gắn với thương hiệu, uy tín.

Việc cấp mã số thường gắn với từng xã, phường nhất định. Vì thế, mỗi địa phương cần tìm ra sản phẩm chủ lực để cấp mã số - coi là mô hình điểm để nhân rộng và quảng bá tính hữu ích, thiết thực. Để việc triển khai quy củ, các địa phương cần duy trì nghiêm túc việc kiểm soát chặt chẽ quy trình sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm; mọi hành vi vi phạm nên được công khai, xử lý nghiêm minh.

Quản lý vùng nông nghiệp an toàn không chỉ mang lại lợi ích trước mắt, mà là xu thế tất yếu, cần triền khai trên diện rộng để tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững của ngành Nông nghiệp nước nhà.

PGS.TS Nguyễn Đức Khiển
Nguyên Giám đốc Sở KH-CNMT Hà Nội

Tài liệu tham khảo:
1. Ngọc Quỳnh“Quản lý vùng nông nghiệp an toàn, hướng tới mục tiêu kép”. Báo HNM 27/12/2021.
Thiện Mỹ “Tạo nền tảng bền vững”. 

Bạn đang đọc bài viết Quản lý vùng nông nghiệp an toàn. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Liên hợp quốc lập quỹ chống chịu khí hậu mới
Liên hợp quốc (LHQ) ngày 24/4 đã công bố kế hoạch triển khai quỹ chống chịu khí hậu mới nhằm tăng cường bảo vệ “những người tị nạn và cộng đồng phải di dời”, vốn đang bị vấn đề biến đổi khí hậu đe dọa.

Tin mới

Thiết kế cấp phối bê tông san hô
Thiết kế cấp phối bê tông san hô cấp độ bền B15, B20, B22,5 (sử dụng cốt liệu cát, đá san hô và nước mặn). Kết quả cho thấy, việc sử dụng vật liệu vật liệu, nước biển thay thế cho vật liệu truyền thống là khả thi.
Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.
Khai trương phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy
Tuyến phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy dài hơn 1km với hơn 100 ki ốt đa dạng chủng loại ngành hàng từ nhà hàng ẩm thực, đồ lưu niệm, đồ uống, ẩm thực đường phố... được trang trí bắt mắt nằm ngay trung tâm khu du lịch Bãi Cháy.