Thứ sáu, 26/04/2024 10:52 (GMT+7)

Quảng Trị: Phát triển đô thị, tăng trưởng xanh và chống chịu khí hậu ở TP Đông Hà

Diệp Anh -  Thứ tư, 01/06/2022 15:37 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Ngày 31-5, tại Quảng Trị diễn ra Hội thảo đánh giá cuối cùng Dự án “Nghiên cứu chuẩn bị dự án cho Dự án Thành phố xanh: Phát triển đô thị, tăng trưởng xanh và chống chịu khí hậu ở Đông Hà, Việt Nam”.

tm-img-alt
Một góc thành phố Đông Hà hôm nay. Ảnh TL

Ngày 31-5, tại thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị diễn ra Hội thảo đánh giá cuối cùng Dự án “Nghiên cứu chuẩn bị dự án cho Dự án Thành phố xanh: Phát triển đô thị, tăng trưởng xanh và chống chịu khí hậu ở Đông Hà, Việt Nam”. Dự án do Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) và Liên minh châu Âu (EU) đồng tài trợ thông qua Quỹ WARM.

Dự án Thành phố xanh: Phát triển đô thị, tăng trưởng xanh và chống chịu khí hậu ở Đông Hà, Quảng Trị, Việt Nam bao gồm 2 hợp phần Dự án đầu tư và Hỗ trợ kỹ thuật. Trong đó, Hợp phần 1: Dự án đầu tư đề xuất thiết lập nền tảng cho cơ sở hạ tầng thành phố được cải thiện, có 3 dự án thành phần: Các dự án kè (có 7 tiểu dự án: Kè xung quanh Hội Sông, 2 tiểu dự án kè bờ Tây sông Thạch Hãn, 3 tiểu dự án kè bờ Bắc sông Vĩnh Phước, kè bờ Nam sông Hiếu), Dự án thoát nước (có 3 tiểu dự án: Cải tạo hệ thống thoát nước hạ lưu hồ Khe Mây, Cải tạo hệ thống thoát nước hạ lưu hồ Trung Chỉ và Cải thiện hệ thống thoát nước khu thu nhập thấp) và các dự án nâng cấp đô thị (có 2 tiểu dự án: Công viên Bà Triệu và Cải tạo đường phố khu thu nhập thấp).

Hợp phần 2: Hỗ trợ kỹ thuật, sẽ xây dựng dựa trên nền tảng này để tăng cường khả năng chống chịu với khí hậu thông qua thay đổi gia tăng được thúc đẩy bởi quá trình ra quyết định sáng suốt và tăng cường năng lực kỹ thuật. Hợp phần 2 có 4 tiểu dự án: Hỗ trợ lập kế hoạch sử dụng đất thích ứng với khí hậu và quản lý lũ lụt; Hỗ trợ hoạt động thực hiện chương trình đầu tư; Hỗ trợ chương trình thành phố thí điểm thực hiện kế hoạch phát triển đô thị tăng trưởng xanh ở Việt Nam; Hỗ trợ các hoạt động kinh tế địa phương và tạo việc làm xanh.

Tại Hội thảo này, các chuyên gia tư vấn chỉ ra những lợi ích hạng mục kè đề xuất: Chống sạt lở, ứng phó với những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, với tổng chiều dài bờ sông được bảo vệ 11.7 km, ước tính tổng diện tích đất bờ sông được bảo vệ: 23,5 ha, khơi thông và mở rộng dòng chảy; Phòng chống lũ lụt, giảm 6% diện tích ngập lụt đối với các trận mưa tần suất xuất hiện

Các chuyên gia của dự án cũng chỉ ra có sự khác biệt so với thiết kế của tư vấn địa phương: Thiết kế sơ bộ được đưa ra dựa trên các số liệu tính toán thủy lực - thủy văn, có xét đến các yếu bền vững, thích ứng với biển đổi khí hậu; Đề xuất các giải pháp can thiệp gồm xám, xám xanh dựa trên nguyên tắc hạn chế tối đa tác động tới cảnh quan và sinh học dòng sông.

Lợi ích chung của 3 tiểu dự án thoát nước: Tăng tỷ lệ bao phủ cống thoát nước (từ 55% lên 76%), do đó tăng cường vệ sinh môi trường trong thành phố; Tăng diện tích cây xanh, tăng trữ lượng nước mưa, giảm chiếm dụng đất và tạo ra nhiều khu vui chơi giải trí cho cộng đồng với kè mềm (bao gồm cả nạo vét) và cảnh quan xung quanh bờ sông/kênh; Giúp cải tạo dòng chảy, chống ngập úng, chống sạt lở, giải quyết hiệu quả các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu (giảm được 26% diện tích ngập lụt đối với trường hợp mưa trên diện rộng).

Tham gia ý kiến đối với các hợp phần của dự án, ông Phạm Văn Dũng - Phó chủ tịch UBND TP Đông Hà đề nghị đề đơn vị tư vấn, ban quản lý dự án tiếp thu, nghiên cứu những ý kiến đóng góp cho dự án của các chuyên gia, nhà quản lý để hoàn chỉnh toàn bộ hồ sơ dự án, bảo đảm hiệu quả của dự án. Trong Hợp phần nâng cao năng lực cho lãnh đạo TP Đông Hà và các ban ngành trong quá trình xây dựng và phát triển đô thị, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến chống chịu, ứng phó, thích ứng với biến đổi khí hậu, có 4 tiểu chương trình, trong đó có tiểu chương trình hỗ trợ quy hoạch sử dụng đất.

Tuy nhiên, do quy hoạch sử dụng đất của TP Đông Hà giai đoạn 2021-2030 được UBND tỉnh Quảng Trị phê duyệt từ ngày 28/4/2021, nên ông Phạm Văn Dũng đề nghị đơn vị tư vấn, ban quản lý dự án nghiên cứu thêm các nội dung liên quan đến vấn đề này bởi khi quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt thì việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất theo luật pháp khá khó khăn, phải đáp ứng những điều kiện nhất định thì mới được điều chỉnh.

Ông Phạm Văn Dũng đề nghị đơn vị tư vấn và ban quản lý dự án tiếp tục nghiên cứu theo hướng thay thế tiểu chương trình hỗ trợ quy hoạch sử dụng đất bằng tiểu chương trình về quy hoạch đô thị chống chịu, ứng phó, thích ứng với biến đổi khí hậu để bảo đảm tính khả thi và sự phù hợp.

tm-img-alt
Một góc thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị.

Được biết, năm 2018, thành phố Đông Hà vinh dự là một trong 37 thành phố trên toàn thế giới lọt vào vòng chung kết cuộc thi Thành phố Xanh giai đoạn 2017-2018 do Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên tổ chức. Đồng thời là một trong 23 đô thị được Thủ tướng Chính phủ chọn vào danh mục đô thị thực hiện thí điểm phát triển đô thị tăng trưởng xanh để rút kinh nghiệm và tổ chức nhân rộng.

Cuối năm 2020, Thành phố đã đưa vào hoạt động Trung tâm điều hành đô thị đông minh. Trung tâm bao gồm các phân hệ quản lý quan trọng: Hệ thống báo cáo thông tin kinh tế - xã hội, dữ liệu hành chính công, phần mềm quản lý giáo dục, y tế, quản lý lưu trú du lịch thông minh nhằm hỗ trợ công tác quản lý, theo dõi, chỉ đạo điều hành hoạt động của Thành phố.

Vị thế của Thành phố ngày càng được nâng lên, góp phần quan trọng trong việc kết nối với các đô thị trong vùng và khu vực để trở thành địa bàn động lực cho sự phát triển của tỉnh. 

Đông Hà sẽ có sức vươn mới khi kết nối với Khu Kinh tế Đông Nam Quảng Trị, cảng Cửa Việt, khu du lịch biển Cửa Việt và tương lai gần là cảng hàng không sân bay Quảng Trị, đô thị Cửa Việt, cảng biển nước sâu Mỹ Thủy. Hiện tại không gian đô thị đã mở rộng về phía Đông, từng bước phát triển mạnh về phía Bắc và tập trung phát triển cân xứng cả hai bờ sông Hiếu. Hạ tầng phục vụ phát triển công nghiệp, nông nghiệp đô thị, thương mại – dịch vụ từng bước được đầu tư đồng bộ. Nhiều công viên, hệ thống điện chiếu sáng, khu đô thị có quy mô được đầu tư tạo điểm nhấn kiến trúc cảnh quan đô thị… Vị thế của thành phố ngày càng được nâng lên, góp phần quan trọng trong việc kết nối với các đô thị trong vùng và khu vực để trở thành địa bàn động lực cho sự phát triển của tỉnh.

Theo ông Hồ Sĩ Trung, Phó Bí thư Thường trực, Chủ tịch UBND TP Đông Hà, trong tầm nhìn mới, Đông Hà phải mang diện mạo của đô thị sinh thái xanh, đô thị thông minh - nơi con người được hưởng thụ ưu đãi thiên nhiên ban tặng, nơi có các nguồn tài nguyên được quy hoạch sử dụng lâu bền cho người dân, nơi các giá trị sinh thái nhân văn, lịch sử cần được bảo tồn để phát triển bền vững. Đó mới chính gương mặt đích thực của đô thị mang cảm xúc con người, vùng đất, hơi thở cuộc sống đương đại mà Đông Hà đang hướng tới.

Trong khát vọng của người dân Đông Hà hôm nay, bữa cơm đầy đặn, cuộc sống sung túc cũng đã nhìn thấy được, chạm tới được. Cá nhân tôi nghĩ rằng, riêng giấc mơ ám ảnh nhất vẫn là sự dài rộng của những quảng trường, đường phố, tuyến phố, sự khoáng đạt của những mảnh vườn, công viên, một không gian mở với các tác phẩm nghệ thuật công cộng mà thông qua đó, mọi người có thể tìm thấy bản sắc của mình và cộng đồng mình cùng chung sống; rồi cả không gian cộng đồng khu dân cư, không gian mua sắm, không gian thư giãn, đầu mối giao thông công cộng và không gian phát triển nữa - Chủ tịch UBND TP Đông Hà chia sẻ./.

Bạn đang đọc bài viết Quảng Trị: Phát triển đô thị, tăng trưởng xanh và chống chịu khí hậu ở TP Đông Hà. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.