Thứ sáu, 26/04/2024 09:39 (GMT+7)

Cảnh giác với bệnh đến từ không khí

MTĐT -  Chủ nhật, 09/06/2019 14:33 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương - Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế (Bộ Y tế), ô nhiễm không khí là nguy cơ môi trường lớn nhất đối với sức khỏe.

Các chất ô nhiễm kích thước nhỏ trong không khí có thể xâm nhập vào hệ thống hô hấp và tuần hoàn của con người, gây tổn thương đến phổi, tim và não.

Dẫn báo cáo của Liên hợp quốc, PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương cho hay, ô nhiễm kích thước nhỏ trong không khí làm 7 triệu người chết sớm mỗi năm do bệnh tật. Trong đó có tới  90% các trường hợp mắc bệnh ở những nước có thu nhập thấp và trung bình. Mỗi năm có gần 4 triệu người tử vong sớm vì ô nhiễm không khí tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Tại Việt Nam, theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, trong những năm qua số bệnh nhân bị bệnh liên quan đến ô nhiễm không khí ngày càng tăng. Số trẻ em nhập viện để điều trị các bệnh hen suyễn, khuẩn hô hấp, ho,… tại một số bệnh viện ở Hà Nội và TP HCM ngày một gia tăng. Các chuyên gia y tế dự báo, số ca mắc ung thư, trong đó có ung thư phổi sẽ tăng mạnh trong 5 năm tới.

Ảnh minh họa: Internet.

Theo các chuyên gia y tế ô nhiễm không khí gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ, nhất là các bệnh lý về đường hô hấp, tim mạch, bệnh do dị ứng hay các bệnh ảnh hưởng đến hệ thần kinh hoặc nhiều bộ phận khác trong cơ thể. Tuy nhiên, tuỳ theo từng chất ô nhiễm trong không khí sẽ làm tăng tỉ lệ bệnh tật và tử vong của những người sống trong đó.

Chia sẻ về tác động của ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm không khí đến sức khoẻ của con người, ThS. BS Lê Anh Tuấn - bác sĩ khoa Mũi Xoang, BV Tai Mũi Họng Trung ương cho rằng, tác động của ô nhiễm môi trường đối với sức khoẻ là rất lớn, đặc biệt là ô nhiễm không khí tác động đến đường hô hấp của con người mà trong đó, mũi và họng là cửa ngõ của đường hô hấp - nơi trực tiếp tiếp xúc với không khí. Biểu hiện đầu tiên khi bị bệnh là mũi họng như hắt hơi, chảy mũi rồi các bệnh khác trong tai – mũi – họng như viêm mũi, viêm tai giữa, viêm xoang, dị ứng, viêm họng, viêm thanh quản,…

Tại Lễ phát động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới với chủ đề “Ô nhiễm không khí” vừa được Bộ Y tế tổ chức, Cục Quản lý môi trường y tế cũng kêu gọi các cơ sở y tế cùng chung tay hành động để góp phần giảm thiểu ô nhiễm không khí cũng như hạn chế tác động của ô nhiễm không khí tới sức khỏe, thông qua việc tiếp tục thực hiện tốt việc xây dựng cơ sở y tế xanh-sạch-đẹp, cơ sở y tế không khói thuốc; Tăng cường quản lý và xử lý chất thải y tế đúng theo quy định, ưu tiên sử dụng các công nghệ thân thiện với môi trường… 

Theo Đại đoàn kết

Bạn đang đọc bài viết Cảnh giác với bệnh đến từ không khí. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Mỗi ngày nên đi bộ bao nhiêu bước để duy trì sức khỏe?
Cuộc sống ngày nay thường bận rộn và nhiều người dường như không có đủ thời gian để tập luyện hoặc tham gia các hoạt động thể thao phức tạp. Tuy nhiên, đi bộ lại là một hoạt động vận động đơn giản, dễ dàng tích hợp vào lịch trình hàng ngày.

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.