Thứ sáu, 26/04/2024 12:10 (GMT+7)

Mùa hè, tắm ở ao tù, giếng đọng dễ bị ngộ độc khí

MTĐT -  Thứ năm, 13/07/2017 10:51 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Theo bác sĩ chống độc, trên thực tế đã có rất những trường hợp ngộ độc khí tự nhiên như khí Metan NH4, Hyđro sunfua H2S trong các ao tù, giếng đọng lâu ngày sau đó nạn nhân tiếp tục bị sặc nước...

Xung quanh vụ đuối nước thương tâm xảy ra mới đây tại làng Sở Hạ, xã Ninh Sở, huyện Thường Tín, Hà Nội khiến 5 người tử vong, dư luận băn khoăn liệu các nạn nhân có thể bị ngạt khí độc gây tử vong trước khi bị đuối nước hay không?

Trả lời vấn đề này, ThS.BS Nguyễn Trung Nguyên, Phụ trách Trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai cho biết, chưa thể khẳng định chắc chắn điều này, phải đợi kết luận của cơ quan điều tra. Tuy nhiên, thực tế đã có rất những trường hợp ngộ độc khí tự nhiên như khí Metan NH4, Hyđro sunfua H2S trong các ao tù, giếng đọng lâu ngày sau đó nạn nhân tiếp tục bị sặc nước và suy hô hấp nặng thêm....

Theo ThS. Nguyên, mỗi loại khí có những tác động khác nhau lên cơ thể người, nhìn chung, biểu hiện thường thấy là: nhức đầu, tức ngực, buồn nôn, chóng mặt, nặng hơn là rối loạn ý thức, co giật, hôn mê, suy hô hấp… Nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời, khí độc sẽ gây thiếu máu lên não, tác động đến hệ thần kinh trung ương, gây rối loạn hệ hô hấp và dẫn đến tử vong. Đặc biệt, trong tình huống ngộ độc khí dưới nước, nếu nạn nhân không được vớt lên nhanh chóng thì tình trạng ngạt nước lại càng khó tránh khỏi.

ThS. Nguyên khuyến cáo, khi phát hiện người bị ngộ độc khí trên cạn, cần bình tĩnh và nhanh chóng thực hiện các bước sau đây:

- Mở hết tất cả các cửa (nếu là phòng kín), đưa nạn nhân ra khỏi khu vực nhiễm độc. Lưu ý, người cấp cứu nạn nhân phải chú ý đảm bảo an toàn cho bản thân, trước khi tham gia cứu nạn -  đặc biệt với việc cứu nạn ngạt khí dưới nước;

- Nếu nạn nhân còn tỉnh, nên để nạn nhân nghỉ ngơi ở nơi thoáng khí. Hà hơi, thổi ngạt nếu nạn nhân thở yếu hoặc có dấu hiệu ngừng thở;

- Gọi cấp cứu, nhanh chóng chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

Nơi xảy ra vụ đuối nước thương tâm 2/7 vừa qua.

ThS. Nguyên cũng lưu ý, khí độc trong tự nhiên thường tồn tại ở những nơi ao tù nước đọng, hầm hào yếm khí, hang hốc, giếng nước tù đọng lâu ngày... để tránh ngộ độc khí trong tự nhiên, chúng ta nên tránh xa những nơi này, tuyệt đối không bơi lội, tắm ở những nơi ao tù, nước đọng lâu ngày dù nước rất cạn cũng tiềm ẩn những nguy cơ khôn lường.

Trước đó, vào chiều 2/7/2017, một nhóm 3 học sinh của trường THCS xã Ninh Sở rủ nhau ra ao làng thôn Sở Hạ để tắm. Tại đây, các em bị đuối nước. Phát hiện sự việc, 2 thanh niên nhảy xuống cứu nhưng bị nước nhấn chìm, tử vong.

Các nạn nhân gồm Đặng Thế Anh (13 tuổi), Đặng Tuấn Vũ (14 tuổi), Đặng Văn Điều (32 tuổi) và Đặng Văn Trình (37 tuổi), Nguyễn Bảo Hưng (13 tuổi).

                                                                                                    Theo SKĐS

Bạn đang đọc bài viết Mùa hè, tắm ở ao tù, giếng đọng dễ bị ngộ độc khí. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Mỗi ngày nên đi bộ bao nhiêu bước để duy trì sức khỏe?
Cuộc sống ngày nay thường bận rộn và nhiều người dường như không có đủ thời gian để tập luyện hoặc tham gia các hoạt động thể thao phức tạp. Tuy nhiên, đi bộ lại là một hoạt động vận động đơn giản, dễ dàng tích hợp vào lịch trình hàng ngày.

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.