Thứ hai, 29/04/2024 10:12 (GMT+7)

Tác hại của ô nhiễm ánh sáng nhân tạo đến cây xanh đô thị

MTĐT -  Thứ năm, 28/07/2022 10:11 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Các nhà nghiên cứu đã đưa ra bằng chứng cho thấy ô nhiễm ánh sáng vào ban đêm đang gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cây xanh đô thị.

tm-img-alt
Ánh sáng nhân tạo đã đẩy thời điểm cây cối đâm chồi vào mùa Xuân sớm hơn. Ảnh: ITN

Họ đã tiến hành nghiên cứu và phân tích sự tăng trưởng, phát triển của cây cối và bụi rậm tại khoảng 3.000 địa điểm trên khắp các thành phố ở nước Mỹ, trong khoảng thời gian 5 năm và nhận thấy rằng, ánh sáng nhân tạo đã đẩy nhanh thời điểm cây cối đâm chồi vào mùa Xuân lên sớm hơn khoảng 9 ngày so với cây cối ở các địa điểm không có đèn điện. Thời gian chuyển màu của lá vào mùa Thu hiện nay chậm hơn khoảng 6 ngày trên toàn nước Mỹ và nếu ánh sáng có cường độ cao hơn, sự khác biệt cũng lớn hơn nhiều.  Sự gia tăng nhiệt độ ở môi trường đô thị do đèn điện vào ban đêm cũng có thể gây ảnh hưởng đến hệ thực vật.

Ảnh hưởng của sự thay đổi này có ý nghĩa quan trọng đối với các lĩnh vực như kinh tế, khí hậu, chăm sóc sức khỏe và sinh thái. Mặt tích cực của điều này là mùa sinh trưởng của thực vật trở nên dài hơn, có thể cho phép các trang trại trong đô thị hoạt động trong thời gian dài, cây cối cũng có thể cung cấp bóng mát cho các khu dân cư trong thời gian dài hơn, từ đầu mùa Xuân cũng như trong mùa Thu. Mặt tiêu cực là khi cây ra lá sớm thì lá dễ bị tổn thương do sương giá mùa Xuân, đồng thời chu kỳ tăng trưởng dài không phù hợp với thời gian thụ phấn của một số loài cây, điều này vốn rất quan trọng đối với một số loại cây trồng ở đô thị. Hơn nữa, thời gian phát triển kéo dài hơn của các loài thực vật đô thị có thể dẫn đến một mùa phấn hoa dài hơn, có thể làm trầm trọng thêm bệnh hen suyễn và các bệnh khác liên quan đến đường hô hấp.

Lâm Hà (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Tác hại của ô nhiễm ánh sáng nhân tạo đến cây xanh đô thị. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Thiết kế cấp phối bê tông san hô
Thiết kế cấp phối bê tông san hô cấp độ bền B15, B20, B22,5 (sử dụng cốt liệu cát, đá san hô và nước mặn). Kết quả cho thấy, việc sử dụng vật liệu vật liệu, nước biển thay thế cho vật liệu truyền thống là khả thi.
Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.