Thứ sáu, 26/04/2024 13:31 (GMT+7)

Tân Yên - Bắc Giang: Làm giàu từ trồng tre lục trúc lấy măng và bảo vệ môi trường

Trần Ngọc Sơn -  Thứ sáu, 08/07/2022 15:30 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Năm 2017, lỗ gần 4 tỷ đồng từ chăn nuôi lợn, trắng tay nông dân Dương Thị Luyện ở thôn Trại Mới, xã Ngọc Châu, huyện Tân Yên, Bắc Giang đi chợ buôn bán măng. Sau hơn một năm, chị Luyện quyết định về quê trồng tre lục trúc lấy măng.

Năm 2017, lỗ gần 4 tỷ đồng từ chăn nuôi lợn, trắng tay nông dân Dương Thị Luyện ở thôn Trại Mới, xã Ngọc Châu, huyện Tân Yên, Bắc Giang đi chợ buôn bán măng. Sau hơn một năm, chị Luyện quyết định về quê trồng tre lục trúc lấy măng.

Từng nghe nói nhiều về Vua măng lục trúc trên các phương tiên thông tin đại chúng, một ngày hè đầu tháng 7, chúng tôi có dịp về thăm trang trại của Hợp tác xã (HTX) măng lục trúc lâm sinh Ngọc Châu do nông dân Dương Thị Luyện, 55 tuổi, ở thôn Trại Mới, xã Ngọc Châu, huyện Tân Yên (Bắc Giang) làm Giám đốc. 

tm-img-alt
Mầm măng lục trúc lâm sinh Ngọc Châu. Ảnh: TNS
tm-img-alt
Trụ sở Văn phòng đại diện HTX măng lục trúc lâm sinh Ngọc Châu tại thôn Khánh Linh, xã Ngọc Châu (đường tỉnh lộ 295). Ảnh: TNS. 

Về xã Ngọc Châu hôm nay, dưới ánh nắng hè chói chang, đi trên đường làng dẫn tới thôn Trại Mới, bạn sẽ gặp các lùm tre lục trúc xanh mướt tỏa bóng xuống hai bên ven đường. Đó đây, luôn gặp cảnh những nông dân đang cần mẫn lao động thu hoạch măng măng lục trúc trong các vườn, bãi. Mấy năm gần đây, tre lục trúc giống Đài Loan trở thành loại cây đặc sản mang lại “lợi ích kép” giúp người nông dân ở xã Ngọc Châu phát triển kinh tế tiến tới làm giàu và bảo vệ chống sói mòn, sạt lở, bảo vệ môi trường hiệu quả. Về Ngọc Châu bây giờ, nhà nào có quỹ đất là đầu tư trồng tre lục trúc lấy măng. 

tm-img-alt
Đường vào trang trại HTX măng Lục Trúc lâm sinh Ngọc Châu, thôn Trại Mới, xã Ngọc Châu hôm nay.  Ảnh: TNS. 

Tiếp chúng tôi tại trang trại HTX măng Lục Trúc lâm sinh Ngọc Châu ở thôn Trại Mới, xã Ngọc Châu - Giám đốc Dương Thị Luyện trải lòng, sau mấy năm đầu tư chăn nuôi lợn, thất bại gần 4 tỷ đồng. Hết vốn, trắng tay chị phải đi chợ buôn bán măng kiếm sống. Tới các tỉnh Lạng Sơn; Thái Nguyên; Bắc Kạn… mua hàng đưa về thành phố Bắc Giang bán cho các tiểu thương. Thấy măng lục trúc ngon, giá cao, nhiều khách hàng ưa chuộng.

Chị Luyện nảy ra ý nghĩ, tại sao mình có đất mà không trồng măng lục trúc để phát triển kinh tế ? Thế là chị Luyện thôi đi chợ, tìm lại những khóm tre lục trúc Đài Loan sót lại trong vườn nhà của dự án do Công ty đầu tư xuất nhập khẩu Nông lâm sản và Thực phẩm chế biến - Bộ Nông nghiệp và PTNT năm 1995 triển khai đầu tư trên địa bàn xã. Sau đó dự án gần như bị chìm vào quên lãng. Bắt đầu từ việc nhân giống, trồng ra trong vườn nhà, chị Luyện dồn hết tâm huyết vào đầu tư chăm sóc.

Tre lục trúc hợp chất đất, khí hậu, phát triển cho ra lứa măng đầu tiên, chất lượng, hương vị thơm ngon, giòn ngọt không kém gì măng của các nơi khác. Đến cuối năm 2018, chị Luyện quyết định thành lập HTX măng Lục Trúc lâm sinh Ngọc Châu do mình làm Giám đốc với 07 thành viên HTX, tham gia trồng gần 05 ha tại thôn Trại Mới.

Chất lượng sản phẩm măng lục trúc lâm sinh Ngọc Châu của HTX dần liên tục khẳng định được vị trí, chỗ đứng và thương hiệu của sản phẩm trên thị trường, cụ thể: Chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao năm 2021; Chứng nhận đăng ký nhãn hiệu năm 2021; Chứng nhận sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu lần thứ III năm 2021; Huy chương vàng sản phẩm, thương hiệu chất lượng cao và quyền sử dụng dấu hiệu năm 2018; Chứng nhận tốp 10 - Thương hiệu phát triển kinh tế quốc gia do Tạp chí Hàng hóa, thương hiệu Hà Nội bình chọn; Chứng nhận tốp 10 - Thương hiệu, nhãn hiệu nổi tiếng đất Việt năm 2020 do Hội Chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu TP Hà Nội bình chọn; Chứng nhận tốp 50 - Thương hiệu, nhãn hiệu độc quyền uy tín năm 2019 do Ban Tổ chức hào khí doanh nhân Việt Nam, sản phẩm chất lượng vàng thủ đô bình chọn; Chứng nhận sản phẩm chất lượng hoàn hảo năm 2022, của Viện Khảo sát bảng giá, chỉ số cạnh tranh.

tm-img-alt
Chứng nhận và logo bình chọn trao cho sản phẩm của HTX măng lục trúc lâm sinh Ngọc Châu. Ảnh: TNS. 
tm-img-alt
Chứng nhận sản phẩm OCOP và các Chứng nhận của sản phẩm măng lục trúc lâm sinh Ngọc Châu. Ảnh: TNS. 
tm-img-alt
Đồng chí Dương Văn Thái- Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bắc Giang (thứ 4, từ phải sang trái) thăm mô hình sản xuất của Hợp tác xã măng lục trúc lâm sinh Ngọc Châu: Ảnh tư liệu do HTX cung cấp. 

“Từ 07 thành viên ban đầu, đến nay HTX phát triển lên tổng số 26 thành viên,  với tổng diện tích khoảng 60 ha, toàn huyện có khoảng trên 70 ha trồng lục trúc. Phong trào trồng tre lục trúc lấy măng đã lan tỏa ra 17/22 xã, thị trấn các xã trên địa bàn huyện Tân Yên và một số tỉnh khác tìm về HTX măng lục trúc lâm sinh Ngọc Châu học hỏi kinh nghiệm và mua giống về đầu tư. Đến nay, tổng số vốn hoạt động của HTX hiện nay khoảng 14 - 15 tỷ đồng”, - Giám đốc Dương Thị Luyện chia sẻ. 

tm-img-alt
Thu hoạch măng lục trúc của HTX măng Lục Trúc lâm sinh Ngọc Châu. Ảnh: TNS.

Tiếp chuyện chúng tôi, thỉnh thoảng câu chuyện lại bị ngắt quãng bởi tiếng chuông điện thoại của chị Luyện reo lên do khách hàng gọi tới. 30 phút sau, ông Nguyễn Văn Tập 56 tuổi, ở phường Hoàng Văn Thụ, TP Bắc Giang có mặt tại trang trại. Ông Tập tâm sự, được biết sản phẩm của HTX măng lục trúc lâm sinh Ngọc Châu qua kênh truyền hình VTV và báo Dân Việt điện tử thông tin, thế là ông tìm về tận nơi tìm hiểu. Thuận lợi ông sẽ về quê ở huyện Sơn Động (Bắc Giang) đầu tư trồng khoảng 1- 2 ha để phát triển kinh tế. 

tm-img-alt
Ông Nguyễn Văn Tập (đầu tiên, ngoài cùng bên trái) nghe chị Dương Thị Luyện – Giám đốc HTX (đầu tiên bên phải) giới thiệu sản phẩm, quy trình khai thác măng lục trúc tại vườn của HTX. Ảnh: TNS. 

Ông Dương Xuân Sinh - Phó Giám đốc Kỹ thuật, HTX măng lục trúc lâm sinh Ngọc Châu cho biết, thời vụ mùa trồng tre lục trúc lấy măng vào khoảng cuối tháng 8 dương lịch năm trước - tháng 2 dương lịch năm sau. Cự ly, khoảng cách gốc từ 4,5 m - 5,5 m/gốc, khi trồng sử dụng bón lót phân chuồng hữu cơ hoai mục. Khi cây phát triển từ 4 - 5 tháng thì bón thúc loại phân hữu cơ vi sinh sumagrow nhập khẩu của Mỹ. Bề mặt gốc khi trồng, rắc thêm mùn cưa hoặc đất mặt phù xa tơi xốp, giữ độ ẩm, thoáng khí…Mùa khai thác măng lục trúc kéo dài trong 06 tháng, từ tháng 5 - tháng 10 dương lịch. Đối với cây tre lục trúc lấy măng, chăm sóc tốt, cây bền có thể cho sản phẩm khai thác tới 20 năm. 

tm-img-alt
Ông Dương Xuân  Sinh - Phó Giám đốc kỹ thuật HTX măng Lục Trúc lâm sinh Ngọc Châu khai thác măng lục trúc. Ảnh: TNS. 

Cây tre sinh trưởng phát triển được 01 năm, chuẩn bị thu hoạch thì rắc cần vôi bột lên mặt luống xung quanh gốc để phòng trừ sâu bệnh đục củ măng, tuyệt đối không sử thuốc trừ sâu hóa học. Khi cây tre trồng được khoảng 01 năm tuổi, sẽ cho thu hoạch lứa măng đầu tiên (nếu không thu hoạch măng có thể nuôi măng lớn để lấy gây cây giống). Việc thu hoạch măng sẽ thực hiện 01 lần/ngày, lấy vào buổi sáng đảm bảo củ măng sẽ non, tươi và nhiều nước. Bình quân, năm đầu 01 gốc tre lục trúc sẽ cho 6 - 8 kg măng/gốc; năm thứ 2 đạt khoảng từ 40 - 50 kg/gốc; năm thứ 3 đạt khoảng 60 - 70 kg/gốc. Bình quân 01 ha tre lục trúc sẽ cho sản lượng măng đạt từ 40 - 50 tấn/ha/năm.

tm-img-alt
Những gốc lục trúc giống của HTX măng lục trúc lâm sinh Ngọc Châu. đang được xử lý ngâm thuốc kích rễ Ảnh: Do HTX măng lục trúc lâm sinh Ngọc Châu cung cấp.    

Ông Nguyễn Văn Hợi 63 tuổi, Trưởng thôn Trại Mới, xã Ngọc Châu, ông cho chúng tôi biết: “Thôn Trại Mới đến nay có 40 hộ trồng tre lục trúc lấy măng. Số hộ trồng tre lục trúc luôn tăng, năm sau cao hơn năm trước, bà con học nhau khi thấy hiệu quả kinh tế rõ rệt so với đầu tư các loài cây trồng khác. Trồng cây tre lục trúc còn phát huy bảo vệ đất, giữ nước, chống rửa trôi, sói mòn trên đất dốc. Măng lục trúc dễ trồng, dễ chăm sóc lại luôn được mùa, được giá. Về mùa khai thác măng lục trúc, ngày nào chủ vườn cũng có thu nhập. Hàng năm, các hộ gia đình trồng tre lục trúc lấy măng, thu nhập ít thì vài chục triệu, đến hàng trăm triệu và sấp sỉ gần tỷ đồng/năm.  Bà con nông dân rất phấn khởi, đầu tư mua sắm các tiện nghi sinh hoạt cao cấp, đắt tiền, sửa chữa nâng cấp xây dựng nhà cửa khang trang. Nuôi con, em học các Trường Đại học, Cao đẳng không còn khó khăn kinh tế như trước kia”.

tm-img-alt
Vườn tre lục trúc của gia đình ông Nguyễn Gia Huynh ở thôn Trại Mới, xã Ngọc Châu. Ảnh: TNS. 

Ông Nguyễn Gia Huynh ở thôn Trại Mới, xã Ngọc Châu, cho hay, năm 2020 gia đình ông đầu tư trồng 200 gốc tre lục trúc. Năm 2021, sản phẩm cho thu hoạch măng và cây giống bán đi thu về được khoảng 120 triệu đồng/năm.

Năm 2022, thời tiết mưa nhiều, măng bật chồi ra tua tủa, ông Huynh dự tính sẽ thu về xấp xỉ khoảng gần 300 triệu đồng/năm.

tm-img-alt
Vợ chồng bà Đỗ Thị Dung ở thôn Trại Mới, xã Ngọc Châu đang chăm sóc vườn tre lục trúc.  Ảnh: TNS.

Chúng tôi tới thăm gia đình bà Đỗ Thị Dung ở thôn Trại Mới, xã Ngọc Châu, gặp đúng lúc hai vợ chồng bà Dung đang chăm sóc vườn tre lục trúc giống. Bà Dung tâm sự: “Năm nay, gia đình tôi đầu tư bán tre giống là chính, phục vụ nhu cầu thị trường. Vụ này tôi ươm khoảng trên 3.500 gốc, đầu tư khoảng 400 gốc trồng vào diện tích khu ao lấp mới lấp, số còn lại bán phục vụ bà con trồng vụ đông xuân cuối năm 2022 và đầu năm 2023”. Bà Dung thông tin thêm, hiện nay gia đình bà có 500 gốc lục trúc trồng đầu năm 2021 trên diện tích 6.500 m2 đất vườn quanh nhà. Năm 2022, bà Dung ước tính sẽ thu về khoảng trên 300 triệu đồng từ tiền bán măng và cây giống (chưa tính trừ đi các khoản chi phí). 

tm-img-alt
Sơ chế măng lục trúc sau thu hoạch tại HTX măng Lục Trúc lâm sinh Ngọc Châu. Ảnh: TNS.

Thăm vườn tre lục trúc của gia đình anh Phùng Thanh Xuân, 41 tuổi, ở thôn Tân Trung, xã Ngọc Châu. Năm 2020, gia đình anh Xuân bắt đầu khởi nghiệp trồng 450 gốc tre lục trúc lấy măng trên diện tích gần 4.000 m2. Năm 2021, vụ đầu tiên, anh Xuân thu hoạch được 20 tấn măng tươi, bán đi thu về 500 triệu đồng, sau khi trừ đi các khoản chi phí gia đình anh lãi khoảng 350 triệu đồng. 

tm-img-alt
Vợ chồng anh Phùng Thanh Xuân ở thôn Tân Trung, xã Ngọc Châu chăm sóc vườn tre lục trúc. Ảnh: TNS. 

Chị Dương Thị Luyện cho biết thêm, sản phẩm măng lục trúc của Hợp tác xã được chế biến ra 03 loại sản phẩm chính gồm: Măng tươi; măng khô; măng ngâm ớt. Măng tươi có thể chế biến các món như: Măng luộc; măng xào; măng nộm; măng ninh xương… Ngoài ra, măng khô cũng có thể chế biến món nộm lẫn với gia vị, thực phẩm khác tạo ra món nộm khi ăn có vị chua cay, ngọt, giòn rất hấp dẫn. Hiện nay giá bán 01 kg măng tươi thành phẩm là 100.000 đồng/kg; măng khô là 2,5 triệu đồng/kg; măng ngâm ớt: 100.000/hộp/kg. Khách hành các tỉnh thường xuyên tiêu thụ sản phẩm của của HTX ở các tỉnh như: Hà Nội; Quảng Ninh; Hải Phòng; Đà Nẵng; TPHCM; Thái Nguyên và Hải Dương…sản phẩm được đóng hộp, đóng gói hút chân không có nhãn mác, bao bì bảo hộ độc quyền chất lượng sản phẩm. Năm 2021, HTX tiêu thụ khoảng 300 tấn măng tươi, thu về khoảng trên 24 tỷ đồng; xuất bán 38.000 cây tre giống trị giá 4 tỷ 560 triệu đồng. Đầu tư liên doanh với các hộ nông dân, phát triển trồng mới khoảng 25 ha tre lục trúc trên địa bàn huyện. 

tm-img-alt
Giám đốc Dương Thị Luyện giới thiệu khách hàng các sản phẩm của HTX chế từ măng tre lục trúc. Ảnh: TNS. 

“Dự tính, sản lượng măng tươi của HTX năm 2022 thu hoạch khoảng 500 tấn, trị giá ước đạt khoảng trên 35 tỷ đồng; xuất vườn 50.000 gốc tre giống, trị giá 6 tỷ đồng. Công nhân lao động của HTX thu nhập mức lương bình quân 6 triệu đồng/người/tháng. Hiện nay, chúng tôi tiếp tục phát triển liên kết mở rộng diện tích vùng trồng măng lục trúc sạch với các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện, gắn với hợp đồng bao tiêu sản phẩm. Đồng thời, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm”, - Chị Luyện cho biết. 

tm-img-alt
Một dải vườn tre lục trúc ở thôn Tân Trung, xã Ngọc Châu. Ảnh: TNS.

Trò chuyện với ông Trần Toàn Thắng - Chủ tịch UBND xã Ngọc Châu về tiềm năng của HTX măng lục trúc lâm sinh Ngọc Châu, ông Thắng nhận xét: “Tấm gương năng động, sáng tạo của Giám đốc Dương Thị Luyện là một điển hình tiêu biểu cần được học tập và nhân rộng. Chị Luyện biết phát huy tiềm năng, thế mạnh sẵn có của địa phương để khởi nghiệp. Trải qua nhiều khó khăn, thử thách xây dựng thành công thương hiệu, sản phẩm khẳng định được vị trí, chỗ đứng trên thị trường. Góp  phần tạo ra sản phẩm giá trị phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Tạo việc làm, thu nhập ổn định cho một số lao động người địa phương. Nông dân xã Ngọc Châu, phát triển trồng tre lục trúc cho nguồn thu nhập cao, tiến tới làm giàu đồng thời góp phần bảo vệ môi trường sinh thái bền vững ở địa phương”.

tm-img-alt
Sơ chế măng lục trúc tại HTX măng lục trúc lâm sinh Ngọc Châu. Ảnh TNS

Được biết, thời gian tới huyện Tân Yên sẽ phát triển mở rộng diện tích trồng tre lục trúc trên địa bàn các xã khoảng 200 ha. Tiến tới, thương hiệu măng lục trúc Ngọc Châu, huyện Tân Yên (Bắc Giang) ngoài đáp ứng phục vụ nhu cầu người tiêu dùng trong nước, sẽ hướng tới phát triển phục vụ thị trường xuất khẩu ra khu vực và thế giới”, ông Thắng thông tin./.

Bạn đang đọc bài viết Tân Yên - Bắc Giang: Làm giàu từ trồng tre lục trúc lấy măng và bảo vệ môi trường. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Liên hợp quốc lập quỹ chống chịu khí hậu mới
Liên hợp quốc (LHQ) ngày 24/4 đã công bố kế hoạch triển khai quỹ chống chịu khí hậu mới nhằm tăng cường bảo vệ “những người tị nạn và cộng đồng phải di dời”, vốn đang bị vấn đề biến đổi khí hậu đe dọa.

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.