Thứ sáu, 26/04/2024 11:31 (GMT+7)

Tăng cường phòng, chống nắng nóng trong các bệnh viện

An Na -  Thứ bảy, 27/05/2023 11:00 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Sở Y tế Hà Nội vừa có văn bản chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh trong và ngoài công lập tổ chức thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống nắng, nóng cho người bệnh, nhân viên y tế trong mùa hè tại đơn vị.

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ

Theo đó, các đơn vị chuẩn bị đầy đủ thuốc, trang thiết bị, phương tiện cấp cứu nội viện, ngoại viện, sẵn sàng cấp cứu kịp thời người bệnh say nắng, say nóng; tập huấn lại kỹ năng cấp cứu người say nắng, sốc nhiệt, đột quỵ cho nhân viên y tế; trang bị đủ phương tiện phòng, chống nắng, nóng tại từng khoa, phòng như quạt gió, quạt hơi nước, điều hòa, bạt, tấm che nắng… Các đơn vị cung cấp đủ nước sạch sinh hoạt; nước uống miễn phí cho người bệnh, người nhà người bệnh tại các khoa lâm sàng, khu vực chờ.

Các khu vực có nhiều người đến khám và điều trị cần được bổ sung thêm các phương tiện phòng, chống nắng, nóng, đảm bảo người bệnh và người nhà được chờ đợi trong phòng đầy đủ tiện nghi và được vận chuyển phù hợp với tình trạng bệnh tật; đồng thời, quan tâm đến việc thông khí tự nhiên để chống nắng, nóng cũng như đáp ứng các điều kiện phòng, chống dịch bệnh.

Sở Y tế yêu cầu, các đơn vị thực hiện các biện pháp giảm quá tải tại các khu vực khám bệnh, thu viện phí…; đảm bảo người bệnh được nằm trong điều kiện thoáng mát, không để hoặc hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng nằm ghép tại các khoa điều trị. Bên cạnh việc tổ chức tốt việc khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe, các đơn vị cần có trách nhiệm tuyên truyền cho người bệnh, người nhà người bệnh về chế độ dinh dưỡng hợp lý và các biện pháp phòng, chống nắng, nóng trong mùa hè.

Theo các chuyên gia y tế, thời gian qua, số lượng bệnh nhân đến khám vì bệnh lý tim mạch và tình trạng nhiễm trùng nhất là nhiễm virus đường hô hấp gia tăng đáng kể. Đáng chú ý có đến 10 - 15% số bệnh nhân phải vào viện vì tác động của sự thay đổi nhiệt độ đột ngột do đi từ trong môi trường có điều hòa mát, ra ngoài trời. Hiện nay, miền Bắc đang trải qua đợt nắng nóng cao điểm, kéo theo lượng bệnh nhân nhập viện gia tăng ở các cơ sở y tế, đặc biệt là người cao tuổi có sẵn các bệnh nền như tiểu đường, cao huyết áp... Từ thực tế này, chuyên gia y tế khuyến cáo, trong thời tiết nắng nóng, người dân, đặc biệt là người cao tuổi, người có bệnh nền cần đảm bảo sức khỏe bằng chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học; tránh ra ngoài trời vào khoảng thời gian nắng nóng đỉnh điểm như giữa trưa hay đầu giờ chiều. Bên cạnh đó, cần hạn chế sự thay đổi nhiệt độ đột ngột cũng như đến bệnh viện kịp thời khi có các triệu chứng như mệt mỏi, lơ mơ, ý thức chậm chạp, tức ngực, khó thở, tim đập nhanh…/.

Bạn đang đọc bài viết Tăng cường phòng, chống nắng nóng trong các bệnh viện. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Mỗi ngày nên đi bộ bao nhiêu bước để duy trì sức khỏe?
Cuộc sống ngày nay thường bận rộn và nhiều người dường như không có đủ thời gian để tập luyện hoặc tham gia các hoạt động thể thao phức tạp. Tuy nhiên, đi bộ lại là một hoạt động vận động đơn giản, dễ dàng tích hợp vào lịch trình hàng ngày.

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.