Thứ hai, 29/04/2024 07:28 (GMT+7)

Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam du xuân Giáp Thìn 2024 tại Quảng Ninh

Diệp Anh -  Thứ bảy, 24/02/2024 23:35 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Ngày 24/2/2024, Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam đã tổ chức chuyến du xuân Giáp Thìn 2024 đến chuỗi di tích lịch sử - văn hóa thuộc địa phận tỉnh Quảng Ninh.

Tham dự chuyến tham quan có TS.LS Đồng Xuân Thụ, Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam (Trưởng đoàn); Nhà báo Hà Hồng; Nhà báo Nguyễn Thị Ánh Hồng, Phó Tổng biên tập, cùng đông đảo nhà báo, phóng viên, biên tập viên đang công tác tại Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam.

tm-img-alt
Lãnh đạo cùng cán bộ, phóng biên Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam chụp ảnh lưu niệm tại Chùa Cái Bầu (Thiền viện Trúc Lâm Giác Tâm)

Điểm đến đầu tiên của đoàn là Khu du lịch tâm linh Chùa Cái Bầu (Thiền viện Trúc Lâm Giác Tâm), nằm bên bờ vịnh Bái Tử Long, được mệnh danh là ngôi chùa ven biển đẹp nhất Việt Nam. Chùa được nhiều Phật tử, du khách hành hương, vãn cảnh.

tm-img-alt
Thiền viện Trúc Lâm Giác Tâm còn gọi là chùa Cái Bầu, tọa lạc ở xã Hạ Long, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Thiền viện nằm sát bên bờ vịnh Bái Tử Long, gần khu du lịch Bãi Dài nổi tiếng thơ mộng.

Chùa Cái Bầu được xây dựng lại trên nền ngôi Phúc Linh Tự, trước là nơi thờ các vị tướng nhà Trần trong cuộc chiến chống quân Nguyên Mông thế kỷ XIII. Khu vực chùa ngày nay đã chứng kiến trận đánh đón đầu, từ đó tạo tiền đề cho chiến thắng vang dội trên sông Bạch Đằng năm 1288.

tm-img-alt

Chùa Cái Bầu được xây dựng bên lưng núi với không gian thoáng đãng và mặt hướng biển. Chùa được xây dựng với 4 khu vực chính: khu Chánh điện, khu Lầu chuông, khu Trống, cổng Tam Quan

Để tưởng nhớ công đức của các vị anh hùng nhà Trần, thiền viện Trúc Lâm Giác Tâm đã xây dựng đền thờ nằm trong diện tích tâm linh của chùa. Trải qua thời gian và những biến đổi của lịch sử, chùa bị hư hỏng nặng.

Năm 2007, chùa được khởi công xây dựng trên tổng diện tích 20ha thuộc xã Hạ Long, huyện Vân Đồn, Quảng Ninh. Sau 2 năm ngôi chùa khang trang được khánh thành, xứng tầm với những giá trị lịch sử, văn hoá của dân tộc.

tm-img-alt
Thiền viện là Trung tâm tu học của Ni giới thiền tông và là điểm tham quan, chiêm bái nổi tiếng ở miền Bắc ngày nay. Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã Tôn vinh giá trị kỷ lục ngày 12/9/2013: «Thiền viện Trúc Lâm Giác Tâm được khởi lập đầu tiên trên huyện đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh».

Với thế lưng tựa núi, mặt giáp biển và nằm xa khu dân cư nên chùa càng thanh tịnh, uy nghiêm. Chùa Cái Bầu gồm có chính điện, lầu chuông, lầu trống, cổng tam quan.

Kiến trúc, cách bày trí, phù điêu của chùa giống như nhiều ngôi chùa khác. Chùa Cái Bầu bao gồm chánh điện cao 2 tầng rộng 6.000 mét vuông, cổng tam quan, nhà tổ, lầu chuông, thất ở hòa thượng, nhà khách chư Tăng – chư Ni, thất đường trụ trì, thất chuyên tu, thiền đường, trai đường; đặc biệt có 1 tượng Phật cao 50m trên đỉnh núi phía sau.

tm-img-alt

Khu Chánh điện của chùa được xây dựng với hai tầng. Tầng phía trên là nơi đặt tượng Phật Thích Ca Mâu Ni, hai bên là tượng Văn Thù Sư Lợi và Phổ Hiền Bồ tát, tượng trưng cho trí tuệ và sự từ bi. Trên tường chính điện được trưng bày những bức điêu khắc bằng đồng, mô tả lại cuộc đời của đức Phật kể từ khi sinh ra đến khi nhập cõi Niết bàn. Tầng dưới thờ các vị Tổ sư khai sinh ra thiền phái Trúc Lâm và duy trì thiền phái Trúc Lâm Tam tổ.

Phần chính điện rộng nhất, có tượng Phật Thích Ca Mâu Ni, phía sau là phù điêu bằng đồng về gốc cây Bồ Đề – nơi Phật đã tu thành chánh quả. Hai bên là tượng của Văn Thù Sư Lợi và Phổ Hiền Bồ Tát, tượng trưng cho trí tuệ và từ bi.

tm-img-alt
Tại Thiền viện còn có rất nhiều khu vực độc đáo thu hút đông đảo du khách như tu viện, nhà khách… Đặc biệt đến với chùa Cái Bầu du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp thanh tịnh, bình yên của ngôi chùa và ngắm nhìn khung cảnh sơn thủy hữu tình của nước non và những hòn đảo nhỏ nhấp nhô trùng điệp phía xa xăm.

Hai bên thiền viện được đặt gác chuông và gác trống cùng những bức điêu khắc tỷ mỉ. Phía trái thiền viện là tượng đồng Phật Di Lặc, nặng 4,8 tấn.

tm-img-alt
Hai bên chùa được đặt gác chuông lớn có chiều cao khoảng 1,5m. Đây được xem là điểm nhất của Thiền viện. Nơi này là khu vực riêng của chùa du khách không được ra vào nơi này. Tại đây các vị sư thầy đánh đánh chuông vào mỗi dịp quan trọng.

Từ sân thiền viện, du khách có thể phóng tầm mắt ra xa nhìn ngắm vịnh Bái Tử Long mênh mang sóng nước với núi đá trập trùng. Quang cảnh tuyệt đẹp nơi đây mang lại cho du khách cảm giác bình yên, trong phút chốc không còn phiền muộn của cuộc sống.

Đền Cửa Ông – ngôi đền linh thiêng nơi đất mỏ

Điểm thứ hai, đoàn Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam đến thắp hương và tham quan Đền Cửa Ông.

Đền Cửa Ông ở phía Đông Bắc thành phố Cẩm Phả (Quảng Ninh) là ngôi đền linh thiêng với kiến trúc độc đáo được du khách gần xa tìm đến mỗi dịp Xuân về.

tm-img-alt
Đền Cửa Ông ở phía Đông Bắc thành phố Cẩm Phả (Quảng Ninh) là ngôi đền linh thiêng

Theo truyền thuyết dân gian, có lần tại biển Cửa Suốt, tự nhiên trời bỗng dưng mưa to, gió lớn, sấm sét nổi lên ầm ầm. Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng đang đi tuần trên biển, thấy có một phiến đá to nổi lên, liền ngang nhiên ngồi lên trên đó. Sóng nổi cuồn cuộn, mực nước dâng lên cao nhưng phiến đá vẫn nổi trên mặt nước, chở che ông đi, đè đầu những ngọn sóng lớn.

Khi mưa gió lặng yên, dân chúng không thấy ông đâu nữa, mà bên trên phiến đá chỉ có một cái mũ, liền rước về thờ, lập miếu và tâu lên triều đình. Đó là ngày 16 tháng 8 năm 1311 và ngày này được xem là ngày hóa của ông.

Nhà vua đã sắc phong ông là Thượng Đẳng Phúc Thần Ông và được xem là vị chủ thần ở Đền Cửa Ông. Bên trong đền có tượng ông và đôi câu đối, hàm ý nghĩa trân trọng và thông cảm với ông giúp chiến thắng Bạch Đằng, tướng giỏi uy danh vang lừng Đất Bắc. Để dấu thiêng nơi Đông Hải, anh hùng tâm sự gửi trời Nam và được gia nhập vào điện thần Tứ phủ, vị thần Đệ Tam cửa Suốt cũng rất thiêng.

tm-img-alt
Phía sau lưng Đền Thượng là ngôi mộ của Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng ( theo dân gian thì đây chỉ là ngôi mộ gió của Ngài, mang tính tượng trưng chứ không có hài cốt thật). 

Đền Cửa Ông, nơi đây không chỉ thờ Trần Quốc Tảng, mà gần như đủ hệ thống Trần Triều không nơi nào có được.

Đền Cửa Ông không chỉ mang lại giá trị to lớn về lịch sử, tâm linh, Đền còn nổi tiếng với kiến trúc độc đáo, mang đậm giá trị đặc sắc về văn hóa dân tộc, nghệ thuật.

Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Cửa Ông tọa lạc trên một quả đồi và hướng ra bờ vịnh Bái Tử Long. Địa hình nơi đây là một dải thung lũng hẹp dọc theo quốc lộ 18 là nơi giao thoa giữa núi non, rừng, biển một cảnh đẹp tuyệt vời ở vùng Đông Bắc Tổ quốc.

tm-img-alt
Đoàn thắp hương tại ngôi mộ của Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng

Đến tham quan Đền Cửa Ông, du khách sẽ được tham quan 3 khu vực chính bao gồm: Đền Hạ, đền Trung, đền Thượng và các đền được phân bố ở ba vị trí khác nhau theo chiều lên cao dần, tạo thành một quần thể kiến trúc hình chân vạc hướng ra vịnh Bái Tử Long. Vị trí Đền Hạ nằm ở phía dưới thờ Mẫu; khu Đền Thượng gồm đền chính thờ Trần Quốc Tảng, lăng Trần Quốc Tảng, đền Quan Châu và đền Quan Chánh… Đây là Đền duy nhất thờ đầy đủ gia thất Trần Hưng Đạo và các cận thần của ông còn lại đến nay.

Hiện nay, Đền Cửa Ông lưu giữ được 34 pho tượng lớn, nhỏ đã được các nghệ nhân tỉ mẩn, chạm trổ công phu, với tư thế ngồi trong ngai, khám, long đình rất cân đối, mang giá trị nghệ thuật.

Cùng với những giá trị lịch sử to lớn thiêng liêng, Đền Cửa Ông còn mang giá trị về nghệ thuật, kiến trúc, văn hoá dân tộc đặc sắc và trở thành địa điểm du lịch hấp dẫn được đông đảo người dân, du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, chiêm bái.

tm-img-alt
TS.LS Đồng Xuân Thụ, Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam phát biểu khai mạc chương trình giao lưu
tm-img-alt

Kết thúc chương trình tham quan, Đoàn cán bộ, phóng viên Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam đã có chương trình gặp gỡ, giao lưu nhân dịp đầu xuân Giáp Thìn 2024 tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

Bạn đang đọc bài viết Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam du xuân Giáp Thìn 2024 tại Quảng Ninh. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Thiết kế cấp phối bê tông san hô
Thiết kế cấp phối bê tông san hô cấp độ bền B15, B20, B22,5 (sử dụng cốt liệu cát, đá san hô và nước mặn). Kết quả cho thấy, việc sử dụng vật liệu vật liệu, nước biển thay thế cho vật liệu truyền thống là khả thi.
Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.