Chủ nhật, 28/04/2024 22:35 (GMT+7)

Thăm trang trại lợn lớn nhất tỉnh Hưng Yên có môi trường xanh, sạch

Thái Minh Châu -  Thứ tư, 21/09/2022 14:59 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Với diện tích khoảng 8 ha, được lão nông Trần Văn Mỳ ở thôn Bông Ngoại, xã Đức Hợp, huyện Kim Động thiết kế trang trại chăn nuôi lợn, chế biến phân, nước thải, nuôi cá và trồng cây lưu niên có một chu trình khép kín hoàn toàn.

Nếu chỉ đứng bên ngoài quan sát, người ta sẽ nghĩ đây là khu sinh thái bởi màu xanh của các loại cây ăn quả và cây bóng mát xanh ngút tầm mắt.

Ông Mỳ cho xây dựng 3 khu chăn nuôi lợn khép kín, mỗi khu chuồng rộng 1.000m2. Ông cho biết với 3.000 con lợn tạ, mỗi ngày lượng phân thải ra khoảng 5 – 6 tấn. Dọc theo chân tường trong mỗi khu chuồng là máng nước chảy, mỗi ngày hai lần dãy van vòi gắn trên tường dọc theo máng sẽ xả nước khử mùi và men vi sinh xuống lòng máng, ông bảo:” Lợn nhà tôi được huấn luyện chỉ xuống máng nước mới đi vệ sinh, không đi trên sàn chuồng!”, vì thế dù lượng phân của hàng ngàn con lợn thải ra nhưng không thấy có mùi hôi.

tm-img-alt
tm-img-alt

Máng nước chảy sẽ đưa phân từ máng theo đường ống xuống 10 bể chứa phía ngoài, tại đây có máy bơm hút công suất lớn hút phân lên máy ép, kết quả là phân khô tơi xốp như mùn cưa được ông Mỳ đem bón cây trong trang trại và xuất bán, mỗi bao loại 50 kg ông bán ra 30.000 đồng, còn nước thải ép ra được chứa trong các bể và xử lý tiếp bằng men vi sinh, sau đó nước sạch được bơm ra các hồ nuôi cá, nuôi lươn, cua, ốc nhồi…  và để tưới cây, đồng thời nước sạch tiếp tục quay vòng xả vào máng thoát phân trong các khu chuồng.

Ông cho biết, trước đây tiền công dọn vệ sinh mỗi năm phải chi hàng trăm triệu đồng, thì nay với việc xử lý bằng máy tách phân, không mất tiền dọn dẹp mà ngược lại mỗi ngày còn thu được khoảng 1,2 tấn phân khô, mỗi tháng có thêm khoản thu nhập từ 30 – 35 triệu đồng. 

tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt

Ông Mỳ dẫn chúng tôi đi thăm trang trại của ông, những cánh đồng mít chuẩn bị cho trái, bạt ngàn cánh đồng thanh long, bưởi Diễn, bạch đàn, keo… thấp thoáng trong những rừng cây đó là hồ sinh thái nuôi cá, nuôi ba ba, lươn, ốc nhồi… tất cả được tính toán bố trí rất khoa học và ngăn nắp, chúng tôi đếm sơ được chục cây cầu khỉ gác ngang qua những con máng nhỏ, đây chính là hệ thống tuần hoàn nước nhằm giúp nước bốc hơi và lắng cặn bùn,giúp cho công đoạn xử lý nguồn nước thải thật triệt để trước khi đổ vào các hồ cá.

tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt

Trang trại rộng lớn như vậy nhưng chỉ có 10 công nhân, những người lao động này khi vào làm việc phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định do ông đề ra, đó là: Mỗi lứa lợn từ khi mua giống về (10Kg/con) đến khi xuất chuồng (1,2 tạ/con) thời gian mất khoảng 5 tháng, trong thời gian đó công nhân không được ra khỏi trang trại, đồ ăn thức uống, nhu yếu phẩm… tất cả đều được đặt hàng từ bên ngoài. Ông bật mí lương công nhân ngoài tiền ăn, chi phí nhu yếu phẩm sinh hoạt, tiền điện nước, mỗi người thực lĩnh 7 triệu đồng/tháng, khi chúng tôi hỏi thu nhập của ông, ông cười. rất hiền: “Cũng đường được thôi ạ!”. 

tm-img-alt

Công tác vệ sinh môi trường, sự an toàn cho những con lợn ở trang trại của ông Mỳ được coi trọng hết mức có thể, thậm chí ông Mỳ là chủ, thế mà khi dẫn chúng tôi đi qua các vũng nước sát khuẩn bằng nước vôi sột sệt, những tiếng hô của nhân viên khiến tôi giật mình: “Không được bước vào!”, ông Mỳ lại cười rất hiền: “Quy định do mình đặt ra, phải tuân thủ thôi chú ạ!”. Sau khi đưa máy ảnh cho nhân viên trại lợn vào trong chụp vài kiểu, chúng tôi quay lui. 

tm-img-alt
Máy rót cám tự động cho các khu chuồng lợn

Trước khi chia tay, ông Mỳ cho chúng tôi mục sở thị hệ thống dàn làm lạnh và lọc không khí bằng hơi nước đối diện với hàng chục chiếc quạt công suất lớn chạy suốt ngày đêm, thông khí trong các khu chuồng. Ông cho biết đầu tư đồng bộ hệ thống máng rót cám tự động và hệ thống máy nổ phát điện diezel phòng khi mất điện lưới cũng vài tỉ đồng. Chúng tôi được biết, từ khi khởi nghiệp năm 2016 đến nay, có nhiều thời điểm dịch bệnh hoành hành ở địa phương ông, nhiều trang trại bạn thua lỗ vì lợn chết, nhưng trang trại của ông vẫn luôn bình an vô sự, năm nào ông cũng có lãi lớn từ trang trại xanh và sạch của gia đình mình.

tm-img-alt
Máy phát điện diezel
tm-img-alt
Bể bioga rộng gần 1.000m2
Bạn đang đọc bài viết Thăm trang trại lợn lớn nhất tỉnh Hưng Yên có môi trường xanh, sạch. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Liên hợp quốc lập quỹ chống chịu khí hậu mới
Liên hợp quốc (LHQ) ngày 24/4 đã công bố kế hoạch triển khai quỹ chống chịu khí hậu mới nhằm tăng cường bảo vệ “những người tị nạn và cộng đồng phải di dời”, vốn đang bị vấn đề biến đổi khí hậu đe dọa.

Tin mới

Thiết kế cấp phối bê tông san hô
Thiết kế cấp phối bê tông san hô cấp độ bền B15, B20, B22,5 (sử dụng cốt liệu cát, đá san hô và nước mặn). Kết quả cho thấy, việc sử dụng vật liệu vật liệu, nước biển thay thế cho vật liệu truyền thống là khả thi.
Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.
Khai trương phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy
Tuyến phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy dài hơn 1km với hơn 100 ki ốt đa dạng chủng loại ngành hàng từ nhà hàng ẩm thực, đồ lưu niệm, đồ uống, ẩm thực đường phố... được trang trí bắt mắt nằm ngay trung tâm khu du lịch Bãi Cháy.