Thứ hai, 29/04/2024 09:14 (GMT+7)

Thanh Hóa: Xây dựng chương trình OCOP là điểm nhấn của mục tiêu xây dựng nông thôn mới của tỉnh

PV -  Thứ ba, 30/05/2023 10:10 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Trên địa bàn tỉnh đã có 16 cửa hàng trưng bày, bán sản phẩm OCOP. Cùng với đó, công tác xúc tiến thương mại, hỗ trợ đưa các sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử cũng được các cấp, ngành quan tâm thực hiện.

Có thể nói sau hơn 4 năm triển khai Chương trình OCOP với những cách làm linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả, đã thực sự thổi một làn gió mới làm thay đổi tư duy phát triển kinh tế nông nghiệp của các doanh nghiệp, Hợp tác xã (HTX) và người dân khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh.

Chia sẻ những kết quả đạt được ông Bùi Công Anh Phó Chánh Văn phòng điều phối Chương trình XDNTM tỉnh Thanh Hóa cho biết: Là một trong những điểm nhấn của mục tiêu XDNTM, Chương trình OCOP được tỉnh triển khai từ năm 2018 một cách đồng bộ, hiệu quả. Từ 10/27 huyện, thị xã, thành phố hưởng ứng, đến nay 27/27 huyện, thị xã, thành phố đã có sản phẩm OCOP, với sự tham gia của hơn 226 chủ thể sản xuất. Hiện nay, tỉnh Thanh Hóa đã phát triển được 317 sản phẩm OCOP, trong đó có 1 sản phẩm đạt chất lượng 5 sao quốc gia, 54 sản phẩm 4 sao và 262 sản phẩm 3 sao.

tm-img-alt

Gần 300 sản phẩm OCOP của tỉnh Thanh Hóa đã được “hội tụ”, quảng bá bên lề hội nghị Sơ kết 2 năm thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Để hỗ trợ, “rộng đường" cho sự phát triển của các sản phẩm OCOP được công nhận, các sở, ngành, địa phương đã chú trọng, quan tâm đến công tác quảng bá, xúc tiến thương mại. Nhiều chương trình hội chợ, triển lãm thu hút sự chú ý, quan tâm của người tiêu dùng, thị trường, như: các gian hàng giới thiệu sản phẩm OCOP tại: siêu thị Co.opMart, Khách sạn Sao Mai, Hội nghị toàn quốc tổng kết Chương trình OCOP giai đoạn 2018-2020 tại Hà Nội; bãi biển Sầm Sơn trong dịp khai trương hè Sầm Sơn…

Trên địa bàn tỉnh đã có 16 cửa hàng trưng bày, bán sản phẩm OCOP. Cùng với đó, công tác xúc tiến thương mại, hỗ trợ đưa các sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử cũng được các cấp, ngành quan tâm thực hiện. Các sản phẩm OCOP đã được bán rộng rãi trong cả nước bằng hình thức trực tiếp hoặc qua mạng (thương mại điện điện tử), điển hình tới các tỉnh, như: Hà Nội, Nam Định, Thái Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Lâm Đồng, Bình Dương, TP Hồ Chí Minh… Qua khảo sát đánh giá sơ bộ, doanh số sản phẩm sau khi được công nhận OCOP tăng trưởng bình quân trên 15%, có những đơn vị tăng doanh số gấp đôi, như: HTX Nông lâm nghiệp Bình Sơn, HTX dịch vụ sản xuất Miến gạo Thăng Long, Cơ sở Đông Y Quang Anh... Đến nay, nhiều thương hiệu sản phẩm đã tạo uy tín đối với người tiêu dùng trong và ngoài nước, như: Nước mắm, mắm tôm, mắm tép Lê Gia; Bánh gai Lâm Thắm; Mật ong Hưởng Hoa; Cam đường canh, cam xã Đoài Như Xuân; Miến gạo Thăng Long; Trà Hoàng Thảo Mộc; Lá xông cảm lạnh, Ngâm chân Mộc Việt...

tm-img-alt

30 gian hàng với hàng trăm sản phẩm đặc sản của các địa phương được trưng bày tại phố đi bộ, đường Thanh Niên, TP Sầm Sơn nhân Lễ kỷ niệm 60 năm đô thị Sầm Sơn và khai mạc Lễ hội du lịch biển năm 2023, đã và đang thu hút đông đảo du khách đến tham quan và mua sắm.

Hằng năm, tỉnh cũng tổ chức các chương trình, hội nghị trưng bày giới thiệu sản phẩm nông sản thế mạnh, đưa sản phẩm OCOP đến tay người tiêu dùng. Đồng thời, gia tăng thêm cơ hội cho các chủ thể nâng cao năng lực quảng bá, kết nối và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm. Đến nay, toàn tỉnh đã có 66 sản phẩm OCOP được đưa lên sàn thương mại điện tử Postmart.vn và 38 sản phẩm đưa lên sàn thương mại điện tử Voso.vn, góp phần xây dựng thương hiệu, quảng bá, giới thiệu sản phẩm và mở rộng thị trường cho các sản phẩm OCOP tỉnh Thanh Hóa…

Năm 2019, khi 2 sản phẩm mật ong Bình Sơn và trà xanh sạch Bình Sơn được lựa chọn là sản phẩm “tiền” OCOP cấp tỉnh của huyện Triệu Sơn, nhiều hộ dân trên địa bàn xã Bình Sơn đã mở rộng diện tích trồng chè, gia tăng số lượng đàn ong mật và hướng tới những quy trình sản xuất sạch để tạo nguồn nguyên liệu phát triển sản phẩm OCOP. Xã cũng hướng dẫn liên kết các hộ sản xuất lớn tại địa phương, tái cơ cấu tổ chức HTX dịch vụ nông lâm nghiệp Bình Sơn để làm chủ thể phát triển các sản phẩm này. Với sự đầu tư bài bản từ khâu sản xuất đến chế biến và quảng bá những sản phẩm truyền thống, thế mạnh của địa phương được vực dậy, trở thành những sản phẩm hàng hóa có uy tín, chất lượng, được người tiêu dùng đón nhận. Năm 2020, 2 sản phẩm đều được công nhận là sản phẩm OCOP cấp tỉnh, mở ra hướng phát triển sản xuất quy mô hàng hóa cho xã vùng khó Bình Sơn. Được cấp mã số, mã vạch và đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là bước ngoặt để nâng tầm giá trị và là “giấy thông hành” để các sản phẩm từng bước chiếm lĩnh thị trường. Người dân nuôi ong mật và trồng chè truyền thống tại địa phương cũng vì thế có thêm thu nhập, từng bước cải thiện cuộc sống và góp phần XDNTM tại địa phương.

Giám đốc HTX dịch vụ nông lâm nghiệp Bình Sơn Lê Đình Tú cho biết: Sau khi tham gia và đạt được sao OCOP, các sản phẩm không chỉ được tiêu thụ mạnh trên địa bàn tỉnh mà còn vươn tới nhiều tỉnh, thành phố trong nước; doanh thu sau 1 năm đạt OCOP đã tăng 2,5 lần so với thời điểm trước đó. Vì vậy, người sản xuất có thêm thu nhập để mở rộng quy mô, ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, đổi mới bao bì, nhãn mác để tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm trên thị trường.

Được biết, với sự phát triển mạnh mẽ của thương hiệu chè Bình Sơn, hơn 400 hộ trồng chè trên địa bàn xã đã gia tăng thu nhập, phát triển kinh tế bền vững. Phó Chủ tịch UBND xã Bình Sơn Lê Xuân Linh cho rằng: Với việc phát triển bền vững diện tích trồng chè thương phẩm và xây dựng thành công “thương hiệu” chè Bình Sơn, thu nhập của người dân được nâng cao. Tính đến hết năm 2022, thu nhập bình quân đầu người toàn xã đạt hơn 49,6 triệu đồng/người/năm. Khi thu nhập của người dân nâng cao, diện mạo NTM cũng thay đổi.

Với huyện Nga Sơn, nhiệm vụ tạo thêm việc làm cho lao động nông thôn trong XDNTM được chú trọng. Những năm qua huyện đã gặt hái nhiều thành công nhờ các doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ trên địa bàn, mà điển hình là Công ty CP Sản xuất, chế biến cói xuất khẩu Việt Anh đang giải quyết việc làm cho gần 3.000 lao động. Phần lớn hàng thủ công mỹ nghệ của công ty đều được xuất đi thị trường Hoa Kỳ. Mỗi tháng đều đặn khoảng 50 container hàng thủ công mỹ nghệ từ cói và bèo tây của công ty được chở đi Cảng Hải Phòng để đưa sang thị trường khó tính bậc nhất thế giới bằng đường biển. Tại nước bạn, 4 doanh nghiệp lớn đã phân phối để đưa sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ huyện Nga Sơn đến khách hàng tại hệ thống 64 siêu thị. Hiện nay, Công ty CP Sản xuất, chế biến cói xuất khẩu Việt Anh được đánh giá là 1 trong 20 doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ xuất khẩu tốt nhất Việt Nam…

Chương trình OCOP góp phần phát triển kinh tế, nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX trong tỉnh. Các chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh cũng có những bước tăng trưởng khá, với doanh thu bình quân, lãi bình quân, thu nhập bình quân của thành viên trong các HTX tăng.

Chương trình OCOP đã tạo ra một môi trường hoạt động bình đẳng, minh bạch, tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các nhà sản xuất, khuyến khích được sự tham gia của cộng đồng, khai thác, duy trì và phát huy được những giá trị tiềm năng của các nghề, làng nghề, làng nghề truyền thống, đặc sản vùng miền; tạo ra nguồn sản phẩm phong phú, đảm bảo về chất lượng, tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập cho người lao động và góp phần thiết thực vào thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM…

Bạn đang đọc bài viết Thanh Hóa: Xây dựng chương trình OCOP là điểm nhấn của mục tiêu xây dựng nông thôn mới của tỉnh. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Liên hợp quốc lập quỹ chống chịu khí hậu mới
Liên hợp quốc (LHQ) ngày 24/4 đã công bố kế hoạch triển khai quỹ chống chịu khí hậu mới nhằm tăng cường bảo vệ “những người tị nạn và cộng đồng phải di dời”, vốn đang bị vấn đề biến đổi khí hậu đe dọa.

Tin mới

Thiết kế cấp phối bê tông san hô
Thiết kế cấp phối bê tông san hô cấp độ bền B15, B20, B22,5 (sử dụng cốt liệu cát, đá san hô và nước mặn). Kết quả cho thấy, việc sử dụng vật liệu vật liệu, nước biển thay thế cho vật liệu truyền thống là khả thi.
Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.