Thứ bảy, 27/04/2024 14:27 (GMT+7)

Thấy gì ở điểm đến Đồng Hới

MTĐT -  Thứ tư, 10/05/2023 15:04 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Đường phố, bãi biển sạch sẽ với nhà vệ sinh, biển báo nguy hiểm dọc bãi biển; khu vực ẩm thực sắp xếp nề nếp không có hàng rong, hát rong thể hiện ý thức người dân và cách làm du lịch bài bản của TP. Đồng Hới (Quảng Bình).

Đường phố, bãi biển sạch sẽ với nhà vệ sinh, biển báo nguy hiểm dọc bãi biển; khu vực ẩm thực sắp xếp nề nếp không có hàng rong, hát rong thể hiện ý thức người dân và cách làm du lịch bài bản của TP. Đồng Hới (Quảng Bình).

Cách làm hay

Đến TP. Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình vào trung tuần tháng 4, sau nhiều năm không đến, tôi thấy thành phố này đổi thay quá nhiều so với trước kia. 2 bên dòng Nhật Lệ, những tòa cao ốc, công viên cây xanh sạch đẹp, hiện đại, xa hơn nữa là những dự án địa ốc mang phong cách thượng lưu. Điều ấn tượng nhất là môi trường nơi đây sạch sẽ từ trong con hẻm nhỏ từ trong thôn, khu phố ra đến đường lớn, bãi biển, công viên…

20230421_063402.jpg
Nhà vệ sinh công cộng dọc bãi biển và cảnh báo khu tắm biển nguy hiểm.

Trên các bãi biển có nhiều nhà vệ sinh công cộng phục vụ du khách, quy hoạch bài bản. Điển hình bãi biển ở cửa biển Nhật Lệ, ngoài khu vực tắm biển an toàn, khu vực không thể tắm biển được do thủy triều chảy xiết bồi, lở hàng năm, được quy hoạch thành công viên cây xanh, kết hợp phố ẩm thực ngoài trời. Chẳng hạn, bãi tắm trước mặt khách sạn Vĩnh Hoàng trên đại lộ Trương Pháp, tính từ ngoài mặt biển vào đại lộ thì phía ngoài mặt biển thành phố rào lại bằng những cột dây xích, cắm biển báo nghiêm cấm du khách xuống tắm biển; phía trong hàng rào là công viên cây xanh với khu vực giáp đại lộ, phân lô cho thuê kinh doanh ẩm thực ngoài trời. Ông Trần Văn Hùng - Tổ trưởng Tổ bảo vệ tiểu khu phố 6, phường Hải Thành, nơi từng là làng chài ở cửa biển Nhật Lệ cho biết: “Khu vực bãi biển này không thể tắm biển được vì nước chảy xiết, sâu nguy hiểm. Thành phố quy hoạch công viên, có khu ẩm thực ngoài trời với khoảng 30 gian hàng dọc đại lộ Trương Pháp, mỗi gian có mặt tiền rộng khoảng 10m, giá thuê 25 triệu đồng/năm. Hoạt động trong khuôn khổ quy định của ban quản lý, từ 17 giờ đến 23 giờ đêm. Sau giờ này họ phải quét dọn sạch sẽ giao trả lại mặt bằng như hiện trạng ban đầu vì nơi đây còn là công viên cây xanh cộng đồng. Bảo vệ chúng tôi thường thay ca nhau quản lý, đẩy đuổi hàng rong, hát dạo… ở đây”. Dù vậy, đôi khi cũng gặp rắc rối bởi người kinh doanh, thực khách thiếu ý thức nên phải quản lý thật tốt nếu không bị phản ánh lên các cuộc tiếp xúc cử tri.

20230421_063709.jpg
Ông Hùng sắp xếp lại thùng rác đúng vị trí sau khi các hộ giao trả mặt bằng kinh doanh ẩm thực đêm.

Với vệ sinh môi trường, ngoài bắt buộc mỗi gia đình phải có thùng rác sạch đẹp để trước nhà, thì nơi công cộng có thùng rác phân loại chất thải hữu cơ và vô cơ. Địa bàn phường nào thì phường nấy phối hợp chặt chẽ với Công ty Công trình đô thị và vệ sinh môi trường thành phố, tuyên truyền người dân giữ vệ sinh môi trường.

20230421_064207.jpg
Mỗi gia đình một thùng rác trước nhà

Tạo mỹ quan

Từ cách làm trên nên TP. Đồng Hới tạo được mỹ quan, được lòng du khách ở bất cứ điểm đến nào. Đặc biệt ở đây không có hàng rong, ăn xin chèo kéo khách. Không chỉ riêng Đồng Hới mà ở khu du lịch Phong Nha - Kẻ Bàng cũng vậy, khi không một người ăn xin, hay bán hàng rong, chỉ có quán ăn mời chào khách bằng cách gửi tờ rơi để lại điện thoại khi khách cần thì đến quán.

Liên tưởng đến TP. Phan Thiết quê mình, tôi vẫn còn thấy tình trạng ăn xin trên đường phố, bán hàng rong ở các điểm đến như: Đồi Cát Mũi Né, Đá Ông Địa, Đồi Dương... Môi trường có nơi, có chỗ còn mất mỹ quan, mặc dù thành phố ra sức tuyên truyền người dân về ý thức bảo vệ môi trường thành phố.

Có thể mỗi nơi có phong tục tập quán, hoàn cảnh điều kiện sống khác nhau nhưng tất cả chúng ta đang sống trong thế giới văn minh hiện đại. Cái gì chúng ta cũng có thể làm được, chẳng lẽ môi trường sống xanh - sạch - đẹp mang lại lợi ích thẩm mỹ, bảo vệ sức khỏe cho chính chúng ta lại không. Người dân TP. Đồng Hới không phải duy nhất làm được điều đó mà nhiều nơi khác đang là hình mẫu để nhiều người học và làm theo.

Bạn đang đọc bài viết Thấy gì ở điểm đến Đồng Hới. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Theo Ninh Chinh/Báo Bình Thuận

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Tháng Tư này
Tháng Tư này còn gì để nhớ mong//Khi tình đã úa màu theo năm tháng//Kỷ niệm cũ vùi sâu miền dĩ vãng///Gợi làm gì thêm đau xót lòng nhau
Bài thơ: Áo lính về quê
Thỉnh thoảng con về thăm nhà///Thích mặc áo lính để mà nhớ xưa///Mẹ già trông nắng đợi mưa///Đọc trang sách cũ vẫn chưa rách lề