Thứ bảy, 27/04/2024 14:24 (GMT+7)

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Tổng kết công tác phòng, chống dịch Covid-19

An Đông -  Chủ nhật, 29/10/2023 13:00 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Sáng 29/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 (Ban Chỉ đạo) chủ trì Hội nghị Tổng kết công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Hội nghị được tổ chức trực tuyến tại điểm cầu Trụ sở Chính phủ với 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Dự Hội nghị có Trưởng Ban Dân vận Trung ương Bùi Thị Minh Hoài; các Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Trần Hồng Hà; lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương; Bí thư các tỉnh ủy, thành ủy; Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam.

tm-img-alt
Toàn cảnh Hội nghị (Nguồn: VGP/Nhật Bắc)

Mở đầu Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhắc lại những khó khăn, phức tạp trong công tác phòng, chống đại dịch COVID-19, nhất là thời điểm đầu đại dịch và khi dịch bùng phát mạnh, trong điều kiện Việt Nam thiếu thốn nhiều mặt, chưa có kinh nghiệm, đại dịch chưa có tiền lệ…

Theo Bộ Y tế, đại dịch Covid-19 ghi nhận các ca bệnh đầu tiên cuối tháng 12/2019 tại Vũ Hán, Trung Quốc; sau đó dịch bệnh nhanh chóng lây lan và bùng phát tại nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.

Ngày 30/1/2020, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tuyên bố Covid-19 là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng gây quan ngại quốc tế (PHEIC) và đánh giá là đại dịch toàn thế giới ngày 11/3/2020.

Ngày 5/5/2023, sau hơn 3 năm xảy ra đại dịch, WHO xác nhận Covid-19 không còn là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng gây quan ngại quốc tế; tại thời điểm này thế giới ghi nhận hơn 696 triệu trường hợp mắc tại 231 quốc gia,vùng lãnh thổ, trong đó có hơn 6,9 triệu trường hợp tử vong.

Tại nước ta, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, toàn Đảng, toàn quân và toàn dân đã triển khai quyết liệt, đồng bộ, kịp thời các giải pháp chống dịch phù hợp; dịch bệnh đã từng bước được ngăn chặn, đẩy lùi và kiểm soát hiệu quả; góp phần quan trọng và tạo điều kiện để phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội trên các lĩnh vực; được nhân dân và cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao.

tm-img-alt
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị - Ảnh VGP/Nhật Bắc

Công tác phòng, chống dịch đã nhận được sự quan tâm đặc biệt và sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước; sự vào cuộc quyết liệt, kịp thời của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương, tinh thần trách nhiệm, nỗ lực không mệt mỏi của các lực lượng tuyến đầu; sự ủng hộ, hỗ trợ của cộng đồng xã hội và bạn bè quốc tế; đặc biệt là sự tin tưởng, đoàn kết và tham gia tích cực của nhân dân.

Nhìn lại thời gian hơn 3 năm phòng, chống dịch, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, ngày 23/1/2020, Việt Nam ghi nhận ca mắc COVID-19 đầu tiên. Trước tình dịch, ngày 30/3/2020, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng ra lời kêu gọi tới đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước và người Việt ở nước ngoài cùng chung tay trong trận chiến chống dịch COVID-19. Ngay sau đó, ngày 31/3/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 16, thực hiện cách ly toàn xã hội trong vòng 15 ngày để phòng, chống dịch.

Tuy vậy, sau hơn 1 năm chống dịch, tháng 4/2021, cả nước đối mặt với đợt dịch thứ 4, chủ đạo là biến chủng Delta có độc lực cao, tốc độ lây lan nhanh, xâm nhập sâu trong cộng đồng tại 62/63 tỉnh, thành phố, gây hậu quả rất nặng nề, đặc biệt là tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 29/7/2021 lần thứ hai, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ra lời kêu gọi phòng chống đại dịch COVID-19.

Hưởng ứng lời kêu gọi của Tổng Bí thư, sự chỉ đạo quyết liệt của Bộ Chính trị, sự đồng hành của Quốc hội, với tinh thần “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; thành công, thành công, đại thành công”, cả hệ thống chính trị, các cấp, ngành, địa phương, người dân, doanh nghiệp, người Việt Nam ở nước ngoài và bạn bè quốc tế chung sức, đòng lòng phòng, chống đại dịch. Trong đó, tháng 7/2021, Việt Nam đưa ra công thức phòng, chống dịch COVID-19; đẩy mạnh thực hiện thực hiện chiến lược vaccine, tổ chức tiêm vaccine phòng, chống dịch COVID-19 miễn phí cho toàn dân.

Đồng hành cùng Chính phủ, Quốc hội đã chủ động, kịp thời đưa ra những quyết sách mạnh mẽ, quyết liệt trong công tác phòng, chống dịch Covid-19. Quốc hội. Ủy ban thường vụ Quốc hội đã ban hành nhiều Nghị quyết; đặc biệt Nghị quyết số 30/2021/QH15, một sáng kiến lập pháp chưa từng có tiền lệ, đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho Chính phủ quyết định một số cơ chế đặc biệt, đặc thù, đặc cách để kịp thời áp dụng các biện pháp phù hợp đáp ứng yêu cầu cấp bách trong thực tiễn phòng, chống dịch.

Năm 2023, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 80/2023/QH15 để tiếp tục thực hiện một số chính sách trong phòng, chống dịch Covid-19 và sau đó là Nghị quyết số 99/2023/QH15 nhấn mạnh việc hoàn thiện và thực hiện tốt các chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng để đảm bảo ứng phó kịp thời, hiệu quả khi xảy ra dịch bệnh tương tự trong tương lai.

“Đây là vấn đề mấu chốt, có tính chất quyết định đi đến thắng lợi trong phòng, chống dịch COVID-19. Việt Nam đi sau về trước; mở cửa kinh tế, đón khách du lịch, tổ chức SEA Games 31… Đến ngày 20/10/2023, COVID-19 đã chính thức được chuyển phân loại từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B tại Việt Nam”, Thủ tướng khẳng định.

Thủ tướng Chính phủ đề nghị Hội nghị tập trung đánh giá công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện của các cấp, ngành, địa phương trong phòng, chống dịch. Hội nghị tập trung đánh giá kết quả đã đạt được; cách làm hay, các phong trào, mô hình hiệu quả trong phòng, chống dịch; phân tích tồn tại, hạn chế, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm đúc rút trong phòng, chống dịch để từ đó chuẩn bị tốt hơn nhằm ứng phó với những sự kiện khẩn cấp y tế cộng đồng; vận dụng linh hoạt, sáng tạo vào các lĩnh vực khác của đời sống kinh tế-xã hội.

Dịch Covid-19 là đại dịch có quy mô toàn cầu, chưa từng có trong lịch sử, diễn biến phức tạp, khó dự báo. Trước yêu cầu cấp bách bảo vệ tính mạng, sức khỏe của nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội, phát triển kinh tế-xã hội, với các quyết sách đúng đắn, kịp thời, phù hợp với diễn biến từng giai đoạn của dịch bệnh, trong thời gian ngắn chúng ta đã làm chậm sự lây lan, ngăn chặn sự bùng phát và từng bước đẩy lùi được dịch bệnh.

Hiện nay, dịch bệnh đã được kiểm soát dịch bệnh trên phạm vi cả nước; các tầng lớp nhân dân tin tưởng, đồng lòng với các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong phòng, chống dịch.

Kết quả đạt được trong phòng, chống dịch Covid-19 đã góp phần quan trọng và tạo thuận lợi cho kinh tế xã hội phục hồi, khởi sắc trên hầu hết các lĩnh vực. Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm, tăng trưởng đang ở mức cao; tăng trưởng GDP năm 2022 đạt 8,02% (cao nhất trong 12 năm), quý III năm 2023 đạt 5,33% và tính chung 9 tháng năm 2023 đạt 4,24%...

Thắng lợi đại dịch Covid-19 là thắng lợi của nhân dân, dưới sự lãnh đạo kịp thời của Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị trực tiếp là Tổng Bí thư; sự chỉ đạo mạnh mẽ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia; sự đồng hành của Chủ tịch nước, Quốc hội, sự phối hợp của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ, thống nhất của chính quyền các cấp; đặc biệt là sự ủng hộ, tin tưởng, tích cực tham gia của các tầng lớp nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp và sự giúp đỡ, hỗ trợ của bạn bè quốc tế...

Bạn đang đọc bài viết Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Tổng kết công tác phòng, chống dịch Covid-19. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Tháng Tư này
Tháng Tư này còn gì để nhớ mong//Khi tình đã úa màu theo năm tháng//Kỷ niệm cũ vùi sâu miền dĩ vãng///Gợi làm gì thêm đau xót lòng nhau
Bài thơ: Áo lính về quê
Thỉnh thoảng con về thăm nhà///Thích mặc áo lính để mà nhớ xưa///Mẹ già trông nắng đợi mưa///Đọc trang sách cũ vẫn chưa rách lề