Thứ sáu, 26/04/2024 18:24 (GMT+7)

Thực phẩm từ thiên nhiên:Công dụng tuyệt vời từ quả vải với sức khoẻ

MTĐT -  Thứ ba, 25/05/2021 10:22 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Công dụng ẩm thực của quả vải thực sự rất đa dạng, không những vậy nó còn chứa nhiều chất dinh dưỡng phong phú, giúp mang lại nhiều lợi ích sức khỏe tuyệt vời.

Mùa vải thường bắt đầu từ tháng 6, kết thúc vào tháng 10. Vải thường chín trên cây và sẽ không chín thêm sau khi thu hoạch.

Theo các nhà thực vật học quốc tế, loại trái cây tuyệt đẹp này thuộc họ thực vật không có nhựa cây. Nó có tên quốc tế là lychee/litchi. Đây là một loại trái cây nhiệt đới bản địa ở vùng đồng bằng Trung Quốc và Đông Nam Á.

Quả vải là một loại cây nhiệt đới rất đặc trưng cho vùng đồng bằng Bắc Bộ của Việt Nam. Đây là loại trái cây theo mùa trĩu quả vào mùa hè. Loại trái cây này thường mọc ở các cành trung bình trên những tán lá xanh, mọc thành chùm và có hình tròn hay hình trái xoan. Ở các nước phương Tây, vải là một trái cây ngoại lai rất lạ lẫm và quý hiếm.

Vải là loại quả nhiệt đới giàu giá trị dinh dưỡng. Nguồn: Internet

Quả vải có nhiều hình dạng khác nhau, bao gồm hình tròn, hình trái tim hoặc hình bầu dục. Khi còn non, loại quả này có lớp vỏ ngoài màu xanh hơi cứng và sẽ chuyển sang màu đỏ hồng khi chín. Nhờ hương vị hấp dẫn và mùi thơm dễ chịu, quả vải được sử dụng rộng rãi trong nhiều công thức đồ uống, chẳng hạn như trà đá, nước ép hoặc cocktail. Ngoài ra, những quả vải thiều chín cũng được chế biến thành dạng kem cho các món bánh ngọt và bánh pudding.

Phần lớn lượng carbs trong quả vải đều đến từ đường, yếu tố chính tạo nên vị ngọt của chúng. Mặc dù lượng chất xơ trong quả vải tương đối thấp, nhưng rất giàu vitamin và các loại khoáng chất, bao gồm:

Vitamin C: Đây được coi là loại vitamin dồi dào nhất trong quả vải thiều. Ước tính, một quả vải sẽ cung cấp khoảng 9% lượng khuyến nghị hàng ngày (RDI) cho vitamin C.

Kali: Lượng kali dồi dào trong quả vải sẽ giúp bạn cải thiện được sức khỏe tim mạch vô cùng hiệu quả.

Đồng: Vải thiều là một nguồn cung cấp đồng tuyệt vời. Tình trạng thiếu chất đồng có thể gây ra các tác động xấu cho sức khỏe tim mạch của bạn.

Những công dụng tuyệt vời đến từ quả vải phải kể đến như:

Ngăn ngừa ung thư

Quả vải rất giàu vitamin C và các hợp chất phenolic, giúp ngăn chặn sự phá huỷ của các tế bào do các chất ô nhiễm, hoá chất độc hại và các gốc tự do dẫn đến một số vấn đề về sức khoẻ như ung thư, viêm khớp và bệnh tim. Các gốc tự do sẽ phát triển khi cơ thể bạn tiếp xúc với thuốc lá, bức xạ hoặc khói. Đặc tính chống oxy hóa của quả vải sẽ giúp bạn chống lại các độc tố trong cơ thể một cách hiệu quả.

Trong thịt của quả vải thiều cũng cung cấp một lượng lớn các hợp chất flavonoid cùng các chất chống oxy hoá khác. Những chất này có đặc tính kháng ung thư tuyệt vời. Do đó, những người bị ung thư đang trong quá trình điều trị bệnh nên ăn quả vải để ngăn ngừa các tác dụng phụ do hoá trị liệu gây ra. Nhiều nghiên cứu trên động vật cũng cho thấy, phần vỏ của quả vải thiều có khả năng ức chế sự phát triển của các tế bào gây ung thư vú.

Tăng cường chức năng miễn dịch

Với hàm lượng vitamin C dồi dào, quả vải thiều có thể giúp bạn tăng cường khả năng miễn dịch nhằm chống lại các bệnh nhiễm trùng theo mùa và các bệnh mãn tính khác. Ngoài ra, vitamin C cũng góp phần kích thích cơ thể sản sinh ra nhiều tế bào bạch cầu, giữ vai trò như một chất chống oxy hóa, giúp loại bỏ tác hại của quá trình oxy hoá. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, ăn quả vải có thể giúp bạn chống lại chứng cảm lạnh vô cùng hiệu quả.

Giảm nguy cơ đột quỵ

Hàm lượng cholesterol và natri không đáng kể trong quả vải giúp làm giảm nguy cơ đột quỵ và các tình trạng sức khoẻ khác như tổn thương oxy hoá, viêm nhiễm, xơ vữa động mạch, tim mạch, huyết áp và các vấn đề nội mô. Sự phát triển của các mảng bám trong cơ thể sẽ dẫn đến tình trạng đột quỵ hoặc đau tim. Với hàm lượng vitamin C cao trong vải thiều sẽ giúp bạn ngăn ngừa được những nguy cơ này.

Cải thiện sự trao đổi chất

Việc ăn quả vải trong chế độ ăn uống hàng ngày có thể giúp tăng tốc độ đồng hóa carbohydrate, protein và chất béo trong thực phẩm. Điều này là do quả vải khi được tiêu thụ sẽ hoạt động như một chất xúc tác cho các enzym trong nhiều quá trình sinh hoá của cơ thể. Quả vải thiều cũng giúp thúc đẩy sự thèm ăn, tăng cường trao đổi chất và duy trì trọng lượng cơ thể một cách tối ưu.

Ngăn ngừa tình trạng táo bón

Chất xơ trong quả vải thiều giúp hỗ trợ hệ tiêu hoá hoạt động khỏe mạnh hơn, rất hữu ích cho những người có chức năng ruột kém hoặc thường xuyên bị táo bón. Ngoài ra, ăn vải thiều cũng là một cách giúp bạn duy trì một trọng lượng khỏe mạnh và làm giảm các nguy cơ mắc bệnh tim và tiểu đường.

Các dưỡng chất nuôi dưỡng làn da

Vải giàu các chất thân thiện với làn da như thiamin, niacin và đồng. Thiamin hỗ trợ cơ thể trao đổi chất béo và protein giúp da khỏe mạnh. Niacin thúc đẩy mức độ hydrat trên da trong khi đồng, với liều lượng rất nhỏ giúp đẩy nhanh việc hồi phục làn da bị tổn thương. Tất cả những lợi ích này khiến cho vải trở thành siêu trái cây cho làn da đẹp.

Duy trì mái tóc khỏe mạnh

Tất cả chúng ta đều khao khát một mái đầu khỏe mạnh với suối tóc dài óng ả. Một chế độ dinh dưỡng cân bằng là điều sống còn để có suối tóc khỏe mạnh vì nó giúp cung cấp oxy và các dưỡng chất để nuôi dưỡng nang tóc. Vải với các dưỡng chất vitamin C, niacin và thiamin có lợi cho sức khỏe mái tóc của bạn. Vitamin C trong vải giúp lưu thông, cung cấp đủ máu để nuôi dưỡng nang tóc.

Vitamin C trong vải thiều giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể. Nguồn: Internet

Một số tác hại khi ăn vải sai cách

Nóng trong người: Ăn quá nhiều vải là sai lầm phổ biến, gây nóng trong người, nhiệt miệng, nổi mụn,… Vì thế, dù thích đến mấy cũng chỉ nên ăn vừa phải.

Dị ứng: Một số người ăn vải sẽ bị suy hô hấp, tiêu chảy, chóng mặt, đau đầu, phù nề,… Hãy chắc chắn mình không dị ứng với vải trước khi ăn.

Tiểu đường: Ăn quá nhiều vải sẽ làm lượng đường trong máu tăng đột biến. Vì thế, bệnh nhân tiêu đường nên tránh loại trái cây này nhiều./.

A Hạ (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Thực phẩm từ thiên nhiên:Công dụng tuyệt vời từ quả vải với sức khoẻ. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Mỗi ngày nên đi bộ bao nhiêu bước để duy trì sức khỏe?
Cuộc sống ngày nay thường bận rộn và nhiều người dường như không có đủ thời gian để tập luyện hoặc tham gia các hoạt động thể thao phức tạp. Tuy nhiên, đi bộ lại là một hoạt động vận động đơn giản, dễ dàng tích hợp vào lịch trình hàng ngày.

Tin mới