Thứ năm, 02/05/2024 19:31 (GMT+7)

Tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)

Lâm Hà -  Thứ sáu, 21/07/2023 09:28 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Chiều ngày 20/7, Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội phối hợp Bộ TN&MT tổ chức Hội nghị Triển khai kế hoạch tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi).

Đồng chí Lê Quang Huy - Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội và đồng chí Đặng Quốc Khánh - Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ TN&MT chủ trì Hội nghị.

tm-img-alt
Toàn cảnh hội nghị

Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) hiện nhận được 125 ý kiến của các đại biểu Quốc hội. Tổ công tác của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đã rà soát, làm việc cụ thể với các bộ, ngành để xin ý kiến về dự thảo luật này, từ đó, có góp ý với cơ quan soạn thảo. 

Đến nay, còn 5 vấn đề mà Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đề nghị Bộ TN&MT làm rõ trong dự thảo Luật.

Một là: Phạm vi điều chỉnh của Luật có bao gồm những nội dung liên quan đến nước khoáng thiên nhiên; nước biển, nước dưới đất và vùng lãnh hải hay không? 

Hai là: Việc phân định rõ chức năng quản lý điều hoà, phân phối nguồn nước và việc đầu tư, xây dựng, quản lý công trình khai thác, sử dụng nước. 

Ba là: Phạm vi quản lý nhà nước về cấp nước sinh hoạt đô thị và nông thôn. 

Bốn là: Quy định mức độ đến đâu trong Luật này? 

Năm là: Vấn đề về tuần hoàn và tái sử dụng nước và tổ chức lưu vực sông.

Tại Hội nghị, Thứ trưởng Lê Công Thành đã trao đổi trực tiếp về các vấn đề này. Thứ trưởng cho biết, việc quản lý "nước khoáng, nước nóng thiên nhiên” đang được điều chỉnh tại Luật Khoáng sản, do vậy, Bộ sẽ xem xét, đánh giá tác động, nghiên cứu kỹ lưỡng để quyết định việc đưa 2 đối tượng này vào phạm vi điều chỉnh của Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) hay để nguyên tại Luật Khoáng sản đang được sửa đổi. Việc phân định rõ chức năng quản lý tài nguyên nước giữa các Bộ, ngành là nội dung cần sửa đổi, bổ sung để làm rõ hơn so với Luật Tài nguyên nước 2012, đặc biệt phải làm rõ Bộ Tài nguyên và Môi trường có nhiệm vụ quản lý thống nhất về tài nguyên nước, nguồn nước và đảm bảo an ninh nguồn nước; các bộ theo chức năng, nhiệm vụ quản lý đầu tư, xây dựng, vận hành công trình. Đồng thời, việc khuyến khích rộng rãi tổ chức, cá nhân có điều kiện áp dụng các biện pháp tuần hoàn, tái sử dụng nước cần có chính sách ưu đãi, hỗ trợ cụ thể để doanh nghiệp xem xét, tính toán chi phí và lợi ích.

Bộ TN&MT thống nhất ưu tiên là chính sách khuyến khích và ưu đãi tập trung vào khu vực khan hiếm nước, khu vực nguồn nước không còn khả năng chịu tải và xác định trách nhiệm và lộ trình thực hiện của Chính quyền địa phương đối với hoạt động này. Việc thành lập các tổ chức lưu vực sông đảm bảo không phình thêm bộ máy, tổ chức theo hướng tinh gọn, hiệu quả.

Đồng chí Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội và Bộ trưởng Bộ TN&MT đã chỉ đạo các đơn vị chuyên môn của hai cơ quan xây dựng kế hoạch phối hợp, hợp tác toàn diện ở tất cả các lĩnh vực của Bộ trên cơ sở bám sát các chủ trương của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, các Quy hoạch Quốc gia để cùng nhau xây dựng chính sách pháp luật của ngành tài nguyên môi trường ngày càng thiết thực, hiệu quả, đáp ứng được với thực tiễn phát triển của đất nước.

Bạn đang đọc bài viết Tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Đội phản ứng nhanh về vệ sinh môi trường
Biệt danh ấy được anh em trong công ty gọi thân mật như đã nêu bật sự năng động, trách nhiệm trong công việc; có việc là lên đường bất kể thời tiết… của các thành viên Tổ xe 2 thuộc Chi nhánh Đống Đa, Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hà Nội.