Thứ hai, 06/05/2024 14:57 (GMT+7)

Tìm hiểu về bệnh viêm loét dạ dày

MTĐT -  Thứ tư, 23/02/2022 16:18 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Chế độ dinh dưỡng phù hợp, tránh thực phẩm có tính axit và cay có thể giảm bớt các triệu chứng và ngăn chặn tình trạng viêm loét dạ dày.

1. Dấu hiệu nhận biết và nguyên nhân viêm loét dạ dày

1.1 Đau vùng bụng trên rốn (hay còn gọi là đau vùng thượng vị)

Đây là một trong các dấu hiệu chính của bệnh viêm loét dạ dày. Nếu loét tá tràng thì cơn đau thường sẽ xuất hiện vào lúc đói hoặc là lúc sau ăn khoảng 2 - 3 tiếng, có thể đau vào lúc nửa đêm về sáng, lan ra sau lưng. Cơn đau xuất hiện âm ỉ, đau tức bụng hoặc đau quặn từng cơn. Bạn nên hạn chế ăn những món ăn chua, cay... khi đang đói.

1.2 Đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn hay nôn

Một số triệu chứng như đầy bụng, buồn nôn cũng là một trong những dấu hiệu thường xuyên của bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng.

Cảm giác bị đầy bụng, khó tiêu là do dạ dày đã bị tổn thương, kéo theo hoạt động tiêu hóa chậm lại, khiến cho người bệnh thường cảm thấy chướng bụng, đầy hơi.

1.3 Mất ngủ, ngủ không ngon giấc

Mất ngủ hay giấc ngủ thường xuyên bị gián đoạn do bụng bị đầy hơi, bụng nặng cảm giác khó tiêu, hay do đau lúc bụng đói nửa về đêm sáng.

1.4 Ợ hơi, ợ chua, hoặc nóng rát thượng vị

Đa số bệnh nhân khi bị viêm loét dạ dày-tá tràng thường có các triệu chứng này. Ợ hơi, hoặc ợ chua là những dấu hiệu rất hay gặp phải ở những bệnh nhân bị bệnh trong thời kỳ đầu.

Ợ nóng rát thượng vị thường xuất hiện ở bệnh nhân có trào ngược dạ dày thực quản hơn.

1.5 Rối loạn tiêu hóa

Một dấu hiệu của viêm loét dạ dày-tá tràng nữa đó là có triệu chứng bị tiêu chảy hoặc táo bón. Do việc tiêu hóa không ổn định, người bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng thường bị sút cân. Nhưng ngược lại, vì triệu chứng đau thường xảy ra lúc bụng đói nên bệnh nhân hay ăn nhiều hơn, cũng có thể gây tăng cân nhanh.

Tuy nhiên, các triệu chứng kể trên chỉ có mang tính chất gợi ý chứ không thể chẩn đoán một cách chính xác. Người bệnh nên đến bệnh viện để được tiến hành các thủ thuật chuyên khoa, xét nghiệm kiểm tra, và đặc biệt là tiến hành nội soi dạ dày-tá tràng. Phương thức nội soi sẽ giúp chúng ta biết được chính xác vị trí, mức độ tổn thương của bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng, hay có nhiễm vi khuẩn HP hay không. Từ đó, bác sĩ có thể đưa ra được chỉ định và phác đồ điều trị phù hợp, hiệu quả nhất cho người bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng.

tm-img-alt

Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày

Hai nguyên nhân chính gây loét dạ dày-tá tràng là nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (Vi khuẩn HP) hay dùng thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) thường dùng để trị đau khớp.

Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (Vi khuẩn HP)

Đây là một trong những tác nhân chính gây ảnh hưởng trực tiếp đến bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng. Sau khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn sẽ chui vào trong lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày-tá tràng và tiết ra các độc tố làm mất chức năng của niêm mạc chống lại axít.

Thường xuyên sử dụng thuốc các loại thuốc có tác dụng giảm đau, kháng viêm

Đây là nguyên nhân thứ hai sau nhiễm vi trùng Helicobacter pylori. Việc sử dụng lâu dài thuốc kháng viêm, giảm đau ở người lớn tuổi, làm ức chế quá trình tổng hợp prostaglandin, là chất có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày bị sụt giảm, gây viêm loét dạ dày- tá tràng.

2. Chế độ ăn ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe

Quản lý các triệu chứng viêm dạ dày thông qua chế độ ăn uống có thể giúp ngăn ngừa viêm dạ dày tiến triển thành các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn.

Ngoài ra, chế độ ăn dành cho người viêm dạ dày cũng có thể giúp giảm bớt chứng ợ nóng và buồn nôn khi mang thai.

Khuyến cáo chung của chế độ ăn kiêng là tránh ăn thức ăn hoặc đồ uống gây kích ứng dạ dày, bao gồm thức ăn cay, cà phê, rượu và trái cây có tính axit.

Các loại thực phẩm người bệnh viêm dạ dày có thể ăn trong chế độ ăn kiêng khá linh hoạt. Một số loại thực phẩm nên hạn chế ăn có thể không gây ra các triệu chứng với người bệnh khi sử dụng một khẩu phần nhỏ hoặc thỉnh thoảng ăn, với số lượng ít.

Tùy thuộc vào nguyên nhân, triệu chứng và đáp ứng với điều trị, có thể chỉ cần tuân thủ chế độ ăn kiêng trong vài tuần hoặc có thể là một kế hoạch ăn uống lâu dài.

3. Nguyên tắc ăn uống chung cho người bệnh viêm loét dạ dày

Thức ăn nên thái nhỏ, nấu chín kỹ, mềm, chế biến luộc, hấp hay om giúp cho người đau dạ dày dễ tiêu hóa và dễ hấp thu hơn các món xào, rán.

Ăn chậm và nhai kỹ, tránh vừa ăn vừa đọc sách, báo, xem phim... để tiêu hóa dễ dàng hơn.

Nên ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày giúp dạ dày thường xuyên có thức ăn để trung hòa được acid.

Không để bụng quá đói hoặc ăn quá no làm gia tăng cơn đau.

Tránh ăn quá đặc hoặc ăn quá lỏng và nhiều nước.

Tránh ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh.

tm-img-alt

4. Người bệnh viêm dạ dày nên và không nên ăn gì?

4.1 Hoa quả và rau xanh

Tránh các sản phẩm có tính axit, chẳng hạn như trái cây họ cam quýt và cà chua. Ngoài ra, tránh các loại rau được sử dụng để tăng thêm hương vị và gia vị, như hành tây và ớt cay.

Chọn trái cây và rau ít axit. Táo, quả mọng, bí đỏ và cà rốt là những lựa chọn tốt cũng là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào.

4.2 Các loại hạt

Bao gồm ngũ cốc nguyên hạt, như bánh mì, gạo lứt và mì ống. Đây là những thực phẩm lý tưởng vì chúng có vị nhạt và có chất xơ, rất quan trọng cho sức khỏe đường tiêu hóa. Yến mạch, lúa mạch và quinoa là những lựa chọn bổ dưỡng khác.

Tuy nhiên, nếu người bệnh viêm loét dạ dày đang gặp phải các triệu chứng gây khó ăn hoặc chán ăn thì cơm trắng hoặc khoai tây trắng có thể dễ tiêu hóa hơn.

Hạn chế ăn ngô và bất cứ sản phẩm gì làm từ ngô, chẳng hạn như bánh mì ngô, một số loại mì ống không chứa gluten và các sản phẩm khác.

4.3 Sản phẩm bơ sữa

Chất béo có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày và gây ra các triệu chứng. Vì vậy, cần tránh các sản phẩm sữa đầy đủ chất béo.

Trong khí đó, sữa chua ít béo, ít đường là một lựa chọn tốt. Tìm các sản phẩm có chứa men vi sinh có lợi cho đường ruột. Có thể ăn một số loại pho mát cứng với lượng vừa phải.

Tránh nước sốt, nhân hoặc bánh pudding được làm từ kem béo hoặc pho mát mềm.

4.4 Thực phẩm giàu đạm nào tốt cho người viêm loét dạ dày?

Trứng, lòng trắng trứng và các sản phẩm thay thế trứng là nguồn cung cấp protein tuyệt vời vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Tránh chế biến chúng với bơ, sữa và gia vị (thậm chí cả hạt tiêu đen). Và bỏ qua bữa sáng mặn, thịt chế biến sẵn như thịt xông khói hoặc xúc xích.

Tránh thịt đỏ, chứa nhiều chất béo và có thể gây ra các triệu chứng viêm dạ dày. Chọn thịt gia cầm nạc và hải sản nướng (không chiên).

Các loại hạt và bơ hạt có hàm lượng protein cao nhưng cũng giàu chất béo. Điều này có thể là vấn đề đối với một số người bị viêm dạ dày. Các loại đậu chứa nhiều protein và chất xơ, đôi khi có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng. Ban đầu hãy ăn từ từ từng phần để xem cơ thể có thể dung nạp được những thực phẩm gì.

4.5 Tráng miệng

Thực phẩm giàu chất béo hoặc đường có thể gây ra các triệu chứng và nên tránh trong chế độ ăn kiêng của bệnh viêm dạ dày. Đó là các sản phẩm như bánh nướng, bánh ngọt, kem, bánh pudding và sô cô la.

Các thành phần được sử dụng trong món tráng miệng có thể làm dịu dạ dày bao gồm một chút mật ong, gừng, bạc hà và nghệ.

4.6  Đồ uống

Người bệnh viêm loét dạ dày nên tránh caffein, đồ uống có đường, soda, nước tăng lực, nước trái cây có tính axit (nước cam hoặc cà chua) và rượu, bao gồm rượu, bia và cocktail. Một số người bị viêm dạ dày nhẹ có thể uống một chút trà hoặc cà phê loãng với một chút sữa ít béo.

Nước, trà thảo mộc, sữa không đường và nước trái cây ít đường/ít axit là những lựa chọn tốt nhất cho người bệnh.

Thực hiện theo chế độ ăn kiêng làm giảm các triệu chứng như đau bụng nóng rát, khó tiêu và buồn nôn. Chế độ ăn này cũng có thể ngăn ngừa các biến chứng khác của viêm dạ dày, bao gồm thiếu máu, viêm phúc mạc và ung thư dạ dày.

5. Cách phòng tránh bệnh viêm loét dạ dày

Một số cách lựa chọn lối sống và thói quen sẽ có thể làm giảm nguy cơ phát triển của bệnh lý viêm loét dạ dày-tá tràng. Bao gồm:

  • Không uống nhiều hơn hai ly những loại đồ uống có cồn mỗi ngày.
  • Hạn chế sử dụng Ibuprofen, aspirin và naproxen (NSAID).
  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc nước tránh nguy cơ nhiễm trùng.
  • Ăn các loại thực phẩm đã được nấu chín một cách hoàn toàn.
  • Duy trì và thực hiện một lối sống lành mạnh bằng việc bỏ hút thuốc lá và sử dụng một chế độ ăn uống bổ dưỡng và cân bằng giàu trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt sẽ giúp cho chúng ta ngăn ngừa bệnh loét dạ dày-tá tràng và cải thiện đáng kể tình trạng sức khỏe của chính mình.

PV(T/h)

Bạn đang đọc bài viết Tìm hiểu về bệnh viêm loét dạ dày. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

“Nước” với những giá trị phong thủy trong kiến trúc
Yếu tố “nước” trong phong thủy đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giữ gìn nguồn năng lượng, là cội nguồn cho sự phát triển, sinh sôi, hưng thịnh về sức khỏe và tài lộc. Yếu tố nước – giá trị biểu trưng trong văn hóa và phong thủy Cây đa
Bài thơ: Em thương anh...
Em thương anh! Thương mọi điều anh ạ///Cả tiếng cười, cả giọng nói ấm êm//Cả những chuyện anh vẫn kể hàng đêm///Từng câu chữ nhát gừng nhưng mộc mạc