Thứ bảy, 27/04/2024 14:20 (GMT+7)

Tin tức đô thị 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 9/1/2024

MTĐT -  Thứ ba, 09/01/2024 16:52 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức đô thị mới nhất, nóng nhất ngày hôm nay 9/1/2024. Tin tức đô thị mới nhất, nóng nhất ngày hôm nay 9/1/2024 trên moitruongvadothi.vn.

Hà Nội chống tiêu cực trong đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe

Theo đó, UBND TP Hà Nội giao Sở GTVT triển khai ứng dụng công nghệ trong quản lý đào tạo, sát hạch, cấp GPLX nhằm nâng cao chất lượng công tác đào tạo, sát hạch.

Cụ thể, hướng dẫn, giám sát các đơn vị chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật trong đào tạo, sát hạch, cấp GPLX cơ giới đường bộ. Các đơn vị kiểm tra, rà soát, có kế hoạch, biện pháp cụ thể tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong đào tạo, sát hạch, cấp, đổi GPLX.

Đáng chú ý, tiếp tục triển khai ứng dụng công nghệ hiện đại trong công tác quản lý đào tạo, sát hạch, cấp GPLX.

Trong đó, ứng dụng công nghệ để nhận dạng và theo dõi thời gian học lý thuyết môn học pháp luật giao thông đường bộ đối với học viên học lái xe ô tô (trừ hạng B1). Sử dụng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông để đào tạo và sát hạch lái xe, thiết bị giám sát thời gian, quãng đường học thực hành lái xe trên đường của học viên...

UBND thành phố cũng yêu cầu Sở GTVT Hà Nội tăng cường thanh kiểm tra, giám sát đối với các hoạt động đào tạo, sát hạch và cấp GPLX. Trong đó, cần chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra đột xuất.

tm-img-alt
Ảnh minh họa/Nguồn: Internet

Ngoài ra, tăng cường rà soát cải cách hành chính, tiếp tục phối hợp triển khai đồng bộ các giải pháp để tuyên truyền, khuyến khích người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến toàn trình đổi GPLX trên cổng dịch vụ công quốc gia.

Sở GTVT Hà Nội cho biết, thời gian qua, ngoài tăng cường công tác kiểm tra giám sát để nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo sát hạch cấp GPLX Sở còn tiếp tục ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin để giám sát quá trình học và cấp GPLX.

Cụ thể, giám sát các cơ sở đào tạo sử dụng cabin học lái xe ô tô để đào tạo lái xe ô tô, sử dụng giấy xác nhận được in trên ca bin học lái ô tô thông tin học viên đã học đủ thời gian và nội dung học thực hành lái xe trên ca bin học lái xe ô tô do cơ sở đào tạo cung cấp để duyệt danh sách học viên đủ điều kiện tham dự sát hạch.

Duy trì 100% các cơ sở đào tạo ứng dụng công nghệ để nhận dạng và theo dõi thời gian học lý thuyết môn học pháp luật giao thông đường bộ đối với học viên học lái xe ô tô trừ hạng B1.

Cùng đó, thực hiện theo dõi, kiểm tra, khai thác, sử dụng dữ liệu giám sát thời gian và quãng đường học thực hành (DAT) quá trình học thực hành lái xe trên đường của học viên và dữ liệu quản lý DAT của Cục Đường bộ VN và của cơ sở đào tạo lái xe để phục vụ công tác quản lý đào tạo.

Đồng thời duy trì 100% các kỳ sát hạch bằng hệ thống camera được lắp đặt tại Trung tâm sát hạch bằng hệ thống camera được lắp đặt tại Trung tâm sát hạch và truyền dữ liệu trực tuyến các kỳ sát hạch về Cục Đường bộ VN.

Hà Nội: Sẽ khởi công 2 cảng cạn trong năm 2024

UBND TP Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch 01/KH-UBND phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024. Trong đó, TP Hà Nội sẽ khởi công xây dựng 2 cảng cạn (cảng khô/cảng nội địa) tại xã Cổ Bi (huyện Gia Lâm) và xã Đức Thượng (huyện Hoài Đức).

Ngoài ra, TP Hà Nội cũng xác định vị trí, ranh giới, diện tích cụ thể 2 trung tâm logistics tại các huyện Phú Xuyên, Sóc Sơn, hoàn thành thủ tục đầu tư 1 cảng container quốc tế (ở xã Cổ Bi, Đặng Xá, huyện Gia Lâm).

TP Hà Nội cũng sẽ rà soát, đánh giá đầu tư đối với 9 dự án phát triển hạ tầng dịch vụ logistics đã được giới thiệu địa điểm để nhà đầu tư nghiên cứu, lập đề xuất dự án.

tm-img-alt
Ảnh minh họa/Nguồn: Internet

Đồng thời, giảm chi phí logistics để cạnh tranh về giá cả, thúc đẩy phát triển sản xuất, thương mại truyền thống, thương mại quốc tế, thương mại điện tử. Từ đó, thúc đẩy doanh nghiệp dịch vụ logistics đổi mới, sáng tạo, cung ứng chuỗi dịch vụ.

Theo UBND TP Hà Nội, việc phát triển hoạt động logistics nhằm thúc đẩy tăng trưởng, tỉ trọng đóng góp dịch vụ logistics vào GRDP của thành phố.

Để đạt được mục tiêu trên, tại Kế hoạch 01/KH-UBND, Hà Nội sẽ ưu tiên các nguồn lực để xây dựng và khai thác hiệu quả hạ tầng logistics như phối hợp với các Bộ, ngành nghiên cứu cơ chế kết hợp các nguồn vốn.

Trong đó, chú trọng huy động nguồn xã hội hóa để đẩy mạnh đầu tư các công trình cảng, sân bay, đường sắt, đường thủy, đường bộ, các cảng thông quan nội địa, kho bãi, bảo đảm đồng bộ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu phát triển logistics của Hà Nội.

Tỉnh Hòa Bình sẽ thành lập 6 đô thị mới

Cụ thể, về phương án quy hoạch hệ thống đô thị, giai đoạn 2021 – 2025, tỉnh Hòa Bình có 13 đô thị, bao gồm:

11 đô thị hiện hữu, trong đó: 01 đô thị loại II (thành phố Hòa Bình); 02 đô thị loại IV (thị xã Lương Sơn và thị trấn Mai Châu); 08 đô thị loại V (các thị trấn: Đà Bắc, Cao Phong, Vụ Bản, Mãn Đức, Chi Nê, Ba Hàng Đồi, Hàng Trạm, Bo).

Thành lập 02 đô thị mới đạt tiêu chí đô thị loại V (thị trấn Phong Phú huyện Tân Lạc và thị trấn Mường Vó huyện Lạc Sơn).

Giai đoạn 2026 - 2030, tỉnh Hòa Bình có 17 đô thị, trong đó:

Đối với 13 đô thị phát triển đến năm 2025: Đô thị thành phố Hòa Bình tiếp tục củng cố phát triển chỉ tiêu hạ tầng đô thị loại II; thị xã Lương Sơn đạt tiêu chí đô thị loại III; 04 đô thị đạt tiêu chí đô thị loại IV (thị trấn Bo, Mãn Đức, Chi Nê và Mai Châu); 07 đô thị loại V (thị trấn Đà Bắc, Cao Phong, Vụ Bản, Ba Hàng Đồi, Hàng Trạm, Phong Phú, Mường Vó), tiếp tục củng cố và hoàn thiện hạ tầng để nâng loại đô thị.

tm-img-alt

Thành lập 04 đô thị mới đạt tiêu chí loại V (thị trấn Dũng Phong huyện Cao Phong, thị trấn Ân Nghĩa huyện Lạc Sơn, thị trấn Vạn Hoa huyện Mai Châu, đô thị Bãi Xe huyện Kim Bôi).

Đô thị Hòa Bình phát triển theo mô hình chuỗi đô thị, gồm đô thị trung tâm hành chính - chính trị và các đô thị vệ tinh, được liên kết bằng hệ thống giao thông bán vành đai kết hợp các trục dọc, trục ngang có mối liên kết với mạng lưới giao thông vùng trung du và miền núi phía Bắc và quốc gia. Phát triển không gian dựa trên kết nối các yếu tố tự nhiên và văn hóa truyền thống. Phát triển mô hình "Hành lang xanh" trong cấu trúc không gian đô thị của tỉnh.

Về phương án tổ chức lãnh thổ khu vực nông thôn, quy hoạch các khu dân cư mới theo nhu cầu thực tế của từng địa phương. Hình thành điểm dân cư nông thôn phân bố dọc theo các trục giao thông và lân cận các đô thị - công nghiệp tập trung.

Đối với các khu dân cư thuần nông, có định hướng chuyển dịch sang sản xuất nông nghiệp hàng hóa, áp dụng mô hình kinh tế trang trại. Bố trí các điểm dịch vụ thương mại hàng hóa tại các trung tâm xã, nhằm khuyến khích phát triển trao đổi sản phẩm nông nghiệp hàng hóa.

Thành phố Lai Châu: Kế hoạch công tác trật tự đô thị năm 2024

Kế hoạch nhằm tăng cường xây dựng nếp sống văn minh, mỹ quan đô thị trên địa bàn thành phố chào đón Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 và các ngày lễ lớn trong năm 2024, UBND thành phố Lai Châu ban hành Kế hoạch công tác trật tự đô thị trên địa bàn thành phố năm 2024.

tm-img-alt
Thành phố Lai Châu. Ảnh: ITN

Nội dung tuyên truyền là các quy định của pháp luật về thực hiện nếp sống văn minh đô thị, xây dựng, vệ sinh môi trường, đất đai, những quy định của pháp luật về quảng cáo, lắp đặt biển hiệu, biển chỉ dẫn để các tầng lớp nhân dân trên địa bàn biết và tự giác thực hiện.

Chỉ thị số 09/CT-ThU ngày 22/4/2019 của Ban Thường vụ Thành ủy Lai Châu về việc tăng cường lãnh đạo đối với công tác quản lý đất đai, quản lý đô thị, quản lý xây dựng trên địa bàn thành phố Lai Châu, Kế hoạch số 892/KH- UBND ngày 10/5/2019 của UBND thành phố Lai Châu về việc triển khai thực Chỉ thị 09/CT-ThU ngày 22/4/2019 của Ban Thường vụ Thành ủy Lai Châu về việc tăng cường lãnh đạo đối với công tác quản lý đất đai, quản lý đô thị, quản lý xây dựng trên địa bàn thành phố Lai Châu. Hướng dẫn triển khai thực hiện Quy chế quản lý đô thị, Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc thành phố Lai Châu; quy chế quản lý cây xanh; quy định về cấp phép xây dựng và trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh Lai Châu….

Thông tin về những kết quả đạt được trong công tác trật tự đô thị trên địa bàn thành phố. Biểu dương, nhân rộng các điển hình tiên tiến, nêu gương “người tốt, việc tốt”, đồng thời phê phán kịp thời những hành vi vi phạm trong chỉnh trang, đảm bảo an ninh, trật tự đô thị.

Tuyên truyền thông qua hệ thống loa lưu động gắn trên xe của Đội Quản lý trật tự đô thị, xe lưu động của Trung tâm văn hóa, thể thao và truyền thông thành phố, qua hệ thống loa truyền thanh tại tổ dân phố, bản và qua tổ trưởng các tổ dân phố, trưởng bản thường xuyên tổ chức tuyên truyền đến người dân trên địa bàn thành phố.

Tuyên truyền thông qua các hội nghị chuyên đề, các buổi sinh hoạt thường kỳ của các tổ chức, đoàn thể…

Tăng cường công tác phối hợp trong công tác quản lý xây dựng và giấy phép xây dựng trên địa bàn; kiểm tra, giám sát chặt chẽ, để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về xây dựng: Xây dựng không phép, xây dựng trên đất nông nghiệp, xây dựng sai phép theo Quy chế quản lý đô thị, Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị đã được ban hành; tập trung vào các hành vi bị nghiêm cấm như: Xây dựng mái che, mái vẩy không có giấy phép xây dựng hoặc có giấy phép xây dựng nhưng lấn chiếm chỉ giới trên không.

Tăng cường kiểm tra và xử lý tháo dỡ các biển hiệu, biển quảng cáo không đúng quy định; xử lý nghiêm các trường hợp quảng cáo rao vặt, lấn chiếm lòng đường, vỉa hè; kiên quyết không để tồn tại tình trạng kinh doanh, bán hàng trái phép, đổ vật liệu xây dựng... trên vỉa hè, lòng đường gây mất mỹ quan và an toàn giao thông.

Khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, nhà hàng, nhà nghỉ, cửa hiệu buôn bán… tổ chức thiết kế, lắp đặt đèn trang trí phù hợp để tạo thêm nét đẹp về đêm của đô thị.

Tăng cường công tác phối hợp kiểm tra, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp xây dựng nhà trên đất nông nghiệp; tự ý chuyển mục đích sử dụng đất, san ủi mặt bằng, vi phạm vệ sinh môi trường, đổ rác không đúng nơi quy định.

Tăng cường phối hợp với UBND xã, phường và các cơ quan, đơn vị liên quan kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp chăn thả gia súc không đúng nơi quy định. Không để xảy ra tình trạng gia súc, vật nuôi thả rông trong khu dân cư, trên đường phố, trả lại đô thị văn minh cho thành phố, nâng cao ý thức trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân về bảo vệ môi trường, đảm bảo an toàn giao thông, giữ gìn cảnh quan môi trường công cộng, bảo vệ cây xanh và mỹ quan trên địa bàn thành phố.

UBND Thành phố Lai Câu yêu cầu các đơn vị phối hợp tiến hành đồng bộ các biện pháp thông tin, tuyên truyền đến các cơ quan, đơn vị, đoàn thể và nhân dân trên địa bàn nghiêm túc chấp hành Quy chế Quản lý đô thị và các quy định liên quan về quản lý trật tự đô thị, trật tự giao thông đô thị, thực hiện nếp sống văn minh đô thị; kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm, đảm bảo xử lý đúng quy trình, quy phạm. Kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm trật tự đô thị, xây dựng, trật tự giao thông đô thị; kiên quyết xử lý nghiêm đối với các trường hợp cố tình vi phạm, trường hợp cần thiết tiến hành tạm giữ tang vật, hàng hóa vi phạm, lập đầy đủ hồ sơ, thủ tục để xử lý theo quy định của pháp luật, kiểm tra, xử lý các biển, bảng quảng cáo không đúng quy định.

Thanh Hóa: Hé lộ danh tính nhà đầu tư dự án khu dân cư hơn 900 tỷ đồng

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa phê duyệt quyết định chấp thuận Công ty TNHH Bất động sản CIPUTRA Thanh Hóa (thành lập tháng 7/2022, trụ sở tại huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hoá) là nhà đầu tư thực hiện Dự án Khu dân cư mới Hồng Phong tại xã Tiên Trang, huyện Quảng Xương.

Dự án Khu dân cư mới Hồng Phong tại xã Tiên Trang, huyện Quảng Xương đã được UBND tỉnh Thanh Hoá chấp thuận chủ trương đầu tư tại Quyết định số 659/QĐ-UBND ngày 21/2/2022.

Mục tiêu của dự án nhằm đầu tư xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật - hạ tầng xã hội, nhà ở và các công trình khác thuộc dự án để phục vụ nhu cầu đất ở, nhà ở, sinh hoạt cộng đồng và nhu cầu khác cho người dân trong khu vực, du khách; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

tm-img-alt
Ảnh minh họa/Nguồn: Internet

Về quy mô đầu tư, dự án sẽ đầu tư hoàn chỉnh, đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, nhà ở và các công trình khác theo quy hoạch chi tiết xây dựng đã được UBND tỉnh Thanh Hoá phê duyệt, gồm các hạng mục: Đầu tư xây dựng hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật với quy mô diện tích đất khoảng 12,69 ha (san nền, đường giao thông, bãi đỗ xe, cấp - thoát nước, cấp điện, điện chiếu sáng, cây xanh). Đầu tư xây dựng hoàn thiện công trình nhà văn hóa.

Đầu tư xây dựng phần thô và hoàn thiện mặt trước các công trình nhà ở liền kề, biệt thự (không bao gồm 7 lô đất ở dự kiến sử dụng làm đất tái định cư).

Dự án có tổng vốn đầu tư khoảng 910,1 tỷ đồng. Trong đó, vốn góp của nhà đầu tư là 183 tỷ đồng, vốn huy động 727,1 tỷ đồng.

Về tiến độ thực hiện, dự án có tiến độ xây dựng cơ bản và đưa công trình vào hoạt động hoặc khai thác vận hành không quá 3 năm, dự kiến từ Quý I/2024 đến Quý I/2027. Trong đó, Quý I/2024 đến Quý IV/2024, hoàn thành công việc giải phóng mặt bằng (GPMB). Quý II/2024 đến quý IV/2025, hoàn thành xây dựng hạ tầng kỹ thuật. Quý II/2025 đến quý II/2026, hoàn thành xây dựng công trình, nhà ở. Quý II/2026 đến quý I/2027, đưa dự án đi vào khai thác vận hành.

Được biết, để trở thành nhà đầu tư thực hiện dự án khu dân cư mới Hồng Phong tại xã Tiên Trang, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa, Công ty TNHH Bất động sản CIPUTRA Thanh Hóa đã vượt qua một doanh nghiệp lớn khác có tiềm lực rất mạnh là Công ty Cổ phần Tập đoàn Sao Mai (trụ sở tại TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang).

TP.Hà Tĩnh tập trung đảm bảo trật tự xây dựng mỹ quan đô thị đón tết Giáp Thìn

Những ngày cuối năm, cùng với sự tăng tốc của các dự án chỉnh trang, TP Hà Tĩnh tập trung cao công tác đảm bảo trật tự gắn với xây dựng mỹ quan đô thị, tạo không khí đón tết Giáp Thìn.

Tuyến đường Phan Đình Phùng đang trong giai đoạn hoàn thiện nâng cấp, chỉnh trang. Thời điểm này, Ban Quản lý Dịch vụ công ích và Trật tự đô thị TP Hà Tĩnh phối hợp với các phường Nam Hà, Bắc Hà, Tân Giang thực hiện chỉnh trang không gian, trật tự vỉa hè; lắp đặt biển quảng cáo đảm bảo tính mỹ quan, phù hợp với tuyến phố trung tâm.

tm-img-alt
Phường Nguyễn Du tiến hành xây dựng điểm nhấn tại khu vực sân vận động phường

Thông tin từ Ban phụ trách BQL Dịch vụ công ích và Trật tự đô thị TP Hà Tĩnh cho biết: “Thành phố đang tập trung cao cho công tác chỉnh trang đô thị, cùng với việc đầu tư các dự án nâng cấp những tuyến đường trung tâm thì UBND thành phố đã chỉ đạo BQL phối hợp với Phòng Quản lý đô thị và các địa phương thực hiện chỉnh trang vỉa hè, quản lý và kiểm soát các bảng, biểu quảng cáo về kích cỡ, nội dung, kiểu chữ... để đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ gắn với xây dựng tuyến phố văn minh. Quá trình thực hiện, chúng tôi đã tiến hành tuyên truyền, vận động đến từng hộ dân, tổ chức ký cam kết... Hiện nay, chúng tôi đã thực hiện một số vị trí, tuyến đường như: Đặng Dung, Phan Đình Phùng. Riêng tuyến Phan Đình Phùng, phấn đấu 100% hộ kinh doanh chỉnh trang biển, bảng quảng cáo trước tết Nguyên đán”.

Theo đó, các biển, bảng quảng cáo sẽ phải lắp đặt đảm bảo theo quy định của Luật Quảng cáo (chiều cao tối đa 2m, chiều dài không vượt quá chiều ngang mặt tiền nhà. Đối với biển hiệu dọc thì chiều ngang tối đa 1m, chiều cao tối đa 4m nhưng không vượt quá chiều cao của tầng nhà nơi đặt biển hiệu. Biển hiệu không được che chắn không gian thoát hiểm, cứu hỏa; không được lấn ra vỉa hè, lòng đường, ảnh hưởng đến giao thông công cộng...). Ngoài ra, bảng, biển phải đảm bảo thống nhất về hình thức, thiết kế, loại chữ viết, nội dung phù hợp... Sau quá trình triển khai, chủ trương này được rất nhiều người dân và chủ kinh doanh đồng tình ủng hộ.

Bà Lê Thị Niêm (chủ cơ sở in, vòng hoa, bức trướng tại đường Phan Đình Phùng) cho biết: “Ngay sau khi được thành phố, phường tuyên truyền, tôi đồng ý ký cam kết thực hiện ngay. Việc chỉnh trang lại bảng, biển quảng cáo không chỉ làm đẹp mặt tiền kinh doanh, tạo sự chuyên nghiệp mà còn làm đẹp cả khu phố và góp sức cùng thành phố xây dựng đô thị văn minh, hiện đại”.

Bên cạnh tập trung chỉnh trang ở các tuyến phố trung tâm, BQL Dịch vụ công ích và Trật tự đô thị, Phòng Quản lý đô thị, Công an thành phố cũng ra quân lập lại trật tự, kỷ cương ở các phường, xã, khu vực công cộng, chợ...; xử lý vi phạm về kinh doanh cơi nới, lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, tập kết hàng hóa, dừng, đỗ xe sai quy định...

“Chúng tôi luôn duy trì chế độ tuần tra, kiểm tra trên các tuyến đường, khu vực thường xuyên xảy ra tình trạng lấn chiếm, vi phạm trật tự đô thị để nhắc nhở, xử lý các vi phạm; hỗ trợ các phường, xã tổ chức các đợt cao điểm ra quân lập lại trật tự, kỷ cương đô thị. Trước mắt, chúng tôi tiếp tục phối hợp với các lực lượng: đô thị phường, xã, Công an thành phố ra quân chỉnh trang, lập trật tự đô thị, ATGT tại các tuyến như: Nguyễn Công Trứ, Hải Thượng Lãn Ông, khu vực chợ TP Hà Tĩnh... Cùng đó, hoàn thiện các kế hoạch về phương án, kế hoạch, sơ đồ bố trí các điểm bán hoa, cây cảnh phục vụ tết Nguyên đán, đảm bảo tạo diện mạo đô thị trung tâm sáng - sạch - đẹp - văn minh trước thềm tết Nguyên đán” - Đại diện Ban phụ trách BQL Dịch vụ công ích và Trật tự đô thị TP Hà Tĩnh cho biết thêm.

Chuẩn bị đón xuân Giáp Thìn, các địa phương cũng tập trung cao cho công tác chỉnh trang cảnh quan, làm vệ sinh môi trường, tạo điểm nhấn... Như tại phường Nguyễn Du, địa phương đang tập trung quyết liệt đẩy nhanh tiến độ dự án cải tạo, nâng cấp trụ sở trung tâm hành chính phường; chỉnh trang đô thị, cảnh quan môi trường; xây dựng các công trình điểm nhấn để chuẩn bị không khí đón xuân. Hay, phường Thạch Quý đã vận động người dân thực hiện chắn rễ hạ cây và thay cây mới trên tuyến đường Nguyễn Công Trứ; phường Nam Hà ra quân làm vệ sinh môi trường, ra quân lập lại trật tự đô thị...

Với tinh thần hướng tới một thành phố sáng, xanh, sạch, đẹp và văn minh, các đơn vị, địa phương đang tích cực triển khai các phần việc, góp phần mang mùa xuân tươi vui, đầm ấm, an toàn đến với mọi người dân; đồng thời hình thành thêm nhiều tuyến phố văn minh, tinh tế và phù hợp với văn hóa Thành Sen hiện đại.

TP.Hồ Chí Minh tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024

Theo đó, UBND TPHCM yêu cầu sở, ngành, địa phương xây dựng lịch công tác, bố trí cán bộ, công chức thực hiện nghiêm chế độ trực Tết. Qua đó xử lý, giải quyết kịp thời, hiệu quả mọi công việc, tình huống phát sinh. Thực hiện nghiêm chế độ thông tin, báo cáo trong thời gian nghỉ Tết.

Đồng thời, các đơn vị phải thực hiện nghiêm các quy định, chỉ đạo của Đảng về công tác quản lý và tổ chức lễ hội. Không tổ chức đi thăm, chúc Tết cấp trên và lãnh đạo các cấp; nghiêm cấm biếu, tặng quà Tết cho lãnh đạo các cấp dưới mọi hình thức. Đồng thời, các cơ quan, đơn vị không được sử dụng ngân sách nhà nước, phương tiện, tài sản công trái quy định vào các hoạt động lễ hội, vui chơi trong dịp Tết.

tm-img-alt
UBND TPHCM bảo đảm đón Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 an toàn, tiết kiệm, vui tươi, lành mạnh. Ảnh minh hoạ

Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, lễ hội mừng năm mới, tổng kết năm, đón nhận các hình thức khen thưởng, kỷ niệm ngày truyền thống của ngành cần thiết thực, tiết kiệm. Ngay khi hết thời gian nghỉ Tết, các sở, ngành, địa phương, doanh nghiệp TP phải nhanh chóng đưa các hoạt động sản xuất kinh doanh, công việc, học tập trở lại bình thường.

UBND TPHCM giao Sở Nội vụ tăng cường kiểm tra công vụ, kiểm tra giờ giấc, hiệu quả làm việc của cán bộ, công chức tại các cơ quan hành chính trong những ngày cận Tết và sau khi nghỉ Tết. Trường hợp cơ quan, đơn vị lơ là công việc, thiếu giám sát giờ giấc, hiệu quả làm việc của cán bộ, công chức sẽ bị xử lý.

Về an ninh trật tự, Chủ tịch UBND TP Thủ Đức và các quận, huyện chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND TPHCM nếu để xảy ra cháy nổ gây thiệt hại nghiêm trọng về người, tài sản và các vụ việc gây mất an ninh trật tự nghiêm trọng khác.

Các phường, xã, thị trấn không để phát sinh điểm nóng tại địa phương, nhất là hoạt động cờ bạc, tụ tập gây mất trật tự, vi phạm về tiếng ồn, hát karaoke tự phát gây phiền hà tại cộng đồng.

UBND TPHCM giao Công an TP thực hiện cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự trước, trong và sau Tết. Bố trí lực lượng, phương tiện bảo vệ tuyệt đối các hoạt động, mục tiêu bảo vệ, địa bàn trọng điểm, sự kiện chính trị, văn hóa, xã hội quan trọng; hạn chế ùn tắc giao thông, đảm bảo an toàn, kiềm chế tai nạn giao thông.

Sở GTVT TP kiểm tra việc niêm yết giá vé, xử lý nghiêm các vi phạm về chèn ép, sang nhượng hành khách, tăng giá vé trái quy định; đồng thời, phối hợp thường xuyên với CSGT tuần tra, kiểm soát, ngăn chặn, xử lý kiên quyết xe dù, bến cóc; tổ chức phân luồng hợp lý trên các tuyến giao thông trọng điểm, có lưu lượng phương tiện tăng đột biến. Đặc biệt là các tuyến cửa ngõ ra vào TP, khu vực tổ chức lễ hội xuân, tuyến đường kết nối với các đầu mối giao thông trọng điểm như sân bay Tân Sơn Nhất, Ga Sài Gòn, các bến xe liên tỉnh, cảng Cát Lái và Trường Thọ, bến cảng, bến phà, bến tàu du lịch…

Các Ban Quản lý dự án thuộc TP phối hợp chỉ đạo các nhà thầu tạm ngưng thi công theo thông báo của Sở GTVT. Khẩn trương tái lập, hoàn trả mặt bằng đảm bảo giao thông phục vụ Tết. Thay thế các rào chắn, biển báo bị ngã đổ, hư hỏng; bảo đảm vệ sinh xung quanh rào chắn tại các công trình, dự án đang thi công trên địa bàn TP.

T.Anh (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Tin tức đô thị 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 9/1/2024. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Gia Lai: Ngang nhiên xây dựng nhà xưởng trên đất nông nghiệp
Công trình nhà xưởng ngang nhiên xây dựng trên đất nông nghiệp của một hộ dân tại làng Đê Chơ Gang, xã Phú An, huyện Đak Pơ. Trước sự việc này, chính quyền địa phương đã đề nghị tháo dỡ nhưng hộ dân vẫn cố tình không chấp hành.
Mở rộng thêm 94 km2 tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận
Vào năm 2025, Thành phố Phan Thiết thuộc tỉnh Bình Thuận sẽ mở rộng lên diện tích 305 km2, đồng thời dân số của thành phố dự kiến sẽ vượt qua con số 334.000 người, sau khi thực hiện quá trình sáp nhập một phần của huyện Hàm Thuận Nam và Hàm Thuận Bắc...

Tin mới

Bài thơ: Tháng Tư này
Tháng Tư này còn gì để nhớ mong//Khi tình đã úa màu theo năm tháng//Kỷ niệm cũ vùi sâu miền dĩ vãng///Gợi làm gì thêm đau xót lòng nhau
Bài thơ: Áo lính về quê
Thỉnh thoảng con về thăm nhà///Thích mặc áo lính để mà nhớ xưa///Mẹ già trông nắng đợi mưa///Đọc trang sách cũ vẫn chưa rách lề