Thứ bảy, 27/04/2024 11:34 (GMT+7)

Tin tức đô thị mới nhất, nóng nhất 24h hôm nay 2/3/2023

MTĐT -  Thứ năm, 02/03/2023 16:42 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức đô thị mới nhất, nóng nhất ngày hôm nay 2/3/2023. Tin tức đô thị mới nhất, nóng nhất ngày hôm nay 2/3/2023 trên Môi trường và Đô thị Việt Nam.

Bộ GTVT lấy ý kiến người dân về miễn đăng kiểm lần đầu với ô tô mới

Bộ GTVT vừa có công văn gửi các Bộ Công an, Tài nguyên và Môi trường, Công thương, Khoa học và Công nghệ cùng Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam về việc góp ý dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 16/2021/TT-BGTVT quy định về kiểm định xe cơ giới.

Đáng chú ý nhất của dự thảo này đó là xe ô tô mới sản xuất, lắp ráp chưa qua sử dụng có thời gian xuất không vượt quá 1 năm tính từ năm sản xuất đến năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận kiểm định thì sẽ được miễn kiểm định và được cấp Giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định để lưu hành.

tm-img-alt
Ảnh minh họa.

Các loại xe này gồm xe cơ giới sản xuất, lắp ráp hoàn chỉnh mới đã được các cơ sở sản xuất, lắp ráp thực hiện kiểm tra chất lượng xuất xưởng, cấp phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng theo quy định; Xe cơ giới nhập khẩu mới chưa qua sử dụng đã được kiểm tra và cấp Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu.

Dự thảo cũng quy định chủ xe nộp bản cà số khung, số động cơ của phương tiện xe cơ giới được miễn kiểm định lần đầu để lập hồ sơ phương tiện.

Như vậy, đơn vị đăng kiểm sẽ không thực hiện việc kiểm tra xe trên dây chuyền kiểm định như hiện nay. Chủ xe không cần đưa phương tiện đến trung tâm đăng kiểm mà chỉ cần đưa bản cà số khung, số động cơ của xe để đơn vị đăng kiểm lập hồ sơ phương tiện và cấp giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định theo quy định.

Trước đó, trong dự thảo của Cục Đăng kiểm Việt Nam trình Bộ GTVT sửa thông tư số 16/2021/TT-BGTVT để từ 1/7/2023 có thể áp dụng miễn kiểm định lần đầu cho xe mới.

>>> Xem thêm TẠI ĐÂY

Phấn đấu hoàn thành tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam trước năm 2045

Mục tiêu tổng quát là phát triển GTVT đường sắt hiện đại, đồng bộ nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững, đáp ứng mục tiêu đến năm 2045 nước ta là nước phát triển có thu nhập cao. Vận tải đường sắt đóng vai trò chủ đạo trên hành lang kinh tế Bắc - Nam, các hành lang vận tải chính Đông - Tây và vận tải hành khách tại các đô thị lớn.

Mục tiêu cụ thể, đến năm 2025 phấn đấu hoàn thành phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam; khởi công các đoạn ưu tiên trong giai đoạn 2026 - 2030 (Hà Nội - Vinh; TP Hồ Chí Minh - Nha Trang).

Đến năm 2030 tập trung cải tạo, nâng cấp, khai thác có hiệu quả các tuyến đường sắt hiện có. Tiếp tục triển khai đầu tư các tuyến đường sắt đô thị có nhu cầu vận tải lớn (Hà Nội, TP Hồ Chí Minh...).

Phấn đấu khởi công một số tuyến kết nối các cảng biển cửa ngõ quốc tế (Hà Nội - Hải Phòng, Biên Hòa - Vũng Tàu...), cửa khẩu quốc tế (Hà Nội - Lào Cai; Hà Nội - Lạng Sơn...), cảng hàng không quốc tế (Thủ Thiêm - Long Thành), đường sắt vành đai phía Đông khu đầu mối Hà Nội (Ngọc Hồi - Lạc Đạo - Bắc Hồng - Thạch Lỗi).

tm-img-alt
Trước năm 2045 phải hoàn thành xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc- Nam (Ảnh: Internet)

Đối với tuyến TP Hồ Chí Minh - Cần Thơ đầu tư bằng phương thức đối tác công - tư (PPP) hoặc phương thức đầu tư khác phù hợp. Tiếp tục đầu tư hoàn thành tuyến Hà Nội - Hạ Long.

Đến năm 2045, hoàn chỉnh mạng lưới đường sắt đô thị tại TP Hà Nội (có tính kết nối với vùng Thủ đô) và TP Hồ Chí Minh vào năm 2035. Hoàn thành toàn bộ tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam trước năm 2045; tuyến đường sắt khu đầu mối Hà Nội, khu đầu mối TP Hồ Chí Minh; tuyến đường sắt kết nối với các đầu mối vận tải có lưu lượng lớn (cảng biển, khu công nghiệp, khu kinh tế), các tỉnh Tây Nguyên; tuyến đường sắt ven biển, đường sắt xuyên Á.

>>> Xem thêm TẠI ĐÂY

Bộ GTVT cụ thể hóa 9 hành lang vận tải đường thuỷ

Trong văn bản trả lời cử tri tỉnh Khánh Hòa về phát triển đường thủy nội địa, Bộ GTVT cho biết, giai đoạn 2021-2030 có 6 dự án hạ tầng đường thủy sử dụng vốn ngân sách.

Những năm gần đây, đặc biệt là trong hơn 10 năm qua, sự phát triển nhanh về hệ thống đường bộ trên cả nước đã thỏa mãn tốt hơn nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa của xã hội. Tuy nhiên, vận tải hành khách và hàng hóa ở Việt Nam rơi vào tình trạng phụ thuộc quá mức vào đường bộ do tính linh hoạt và tiết kiệm được thời gian so với các phương thức vận tải khác, gây nên áp lực lên hạ tầng giao thông, ảnh hưởng đến ATGT và chất lượng công trình giao thông đường bộ.

Nhận thấy tầm quan trọng của hệ thống giao thông đường thủy để giảm tải cho đường bộ, thời gian qua Bộ GTVT đã tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ 5 Quy hoạch cho các chuyên ngành và được ban hành 4/5 Quy hoạch chuyên ngành quốc gia về đường bộ, hàng hải, đường sắt và đường thủy nội địa.

“Quy hoạch 5 lĩnh vực của ngành GTVT đưa ra nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó biện pháp mạnh cần thực hiện là điều chỉnh giảm đầu tư công cho đường bộ và tăng cho các lĩnh vực khác. Từng lĩnh vực như đường bộ, đường sắt, hàng hải, đường thủy nội địa đều xác định đầu tư những công trình mang tính đột phá, lan tỏa. Trong quá trình thực hiện sẽ ưu tiên để hình thành hệ thống giao thông kết nối giữa các lĩnh vực, qua đó giúp giảm chi phí logistics”, Bộ GTVT nhấn mạnh.

tm-img-alt
Ảnh minh họa.

Đối với lĩnh vực đường thủy nội địa, Bộ GTVT cho hay, năm 2022, Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách để phát triển như: Quyết định số 21/2022/QĐ-TTg ngày 9/11/2022 của Chính phủ về cơ chế chính sách khuyến khích phát triển GTVT đường thủy nội địa; Quyết định số 1269/QĐ-TTg ngày 19/10/2022 về Ban hành Kế hoạch, chính sách, giải pháp thực hiện Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo đó, có 6 dự án sử dụng vốn ngân sách giai đoạn 2021-2030 gồm: Nâng cấp tuyến vận tải thủy sông Đuống (cầu đường sắt Đuống); Dự án WB6 - giai đoạn bổ sung vốn (kênh nối Đáy - Ninh Cơ); Dự án Nâng cấp tuyến Quảng Ninh - Hải Phòng - Thái Bình - Nam Định - Ninh Bình qua sông Luộc (Hành lang đường thủy số 2); Nâng cấp tuyến vận tải thủy Việt Trì - Yên Bái (sông Hồng); Nâng cấp tuyến vận tải thủy Vạn Gia - Ka Long; Nâng cao tĩnh không các cầu đường bộ, đường sắt cắt qua tuyến đường thủy nội địa quốc gia - giai đoạn 1 (khu vực phía Bắc).

>>> Xem thêm TẠI ĐÂY

Tăng cường quản lý nhà nước về kinh doanh bất động sản

Nghị quyết nêu rõ trong thời gian tới, Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ tiếp tục thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo tại các nghị quyết của Chính phủ; Tiếp tục rà soát, đánh giá kỹ lưỡng, toàn diện việc thực thi pháp luật, chủ động đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định không còn phù hợp hoặc chưa có quy định đầy đủ; Trực tiếp chỉ đạo xây dựng các đề nghị xây dựng Luật, dự án Luật; Ưu tiên các nguồn lực đầu tư về nhân lực và kinh phí để triển khai nhiệm vụ công tác xây dựng pháp luật, bảo đảm yêu cầu về tiến độ và chất lượng.

Trong quá trình soạn thảo các dự án luật cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Đảng, Quốc hội, cơ quan, tổ chức liên quan khác để tạo sự đồng thuận; Tăng cường truyền thông chính sách, tạo đồng thuận trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.

Đáng chú ý, về dự án Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), Chính phủ yêu cầu Bộ Xây dựng hoàn thiện dự thảo luật.

Tuy nhiên, phải bảo đảm làm rõ nguyên tắc áp dụng Luật Kinh doanh bất động sản trong mối quan hệ với các luật có liên quan: Bộ luật Dân sự, Luật Đầu tư, Luật Đất đai, Luật Đấu thầu, Luật Công chứng..., phù hợp với nguyên tắc xây dựng và áp dụng pháp luật theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

tm-img-alt
Tăng cường quản lý nhà nước về kinh doanh bất động sản. (Ảnh: Internet)

"Xử lý hài hòa mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội theo nguyên tắc nhà nước sẽ không can thiệp nếu thị trường vận hành tốt, bảo đảm phát triển thị trường an toàn, lành mạnh, bền vững; đồng thời cần có biện pháp, công cụ điều tiết phù hợp, kịp thời của nhà nước khi cần thiết, bảo đảm an sinh xã hội, ổn định kinh tế" - Nghị quyết 27 nêu rõ.

Đồng thời, tăng cường quản lý nhà nước về kinh doanh bất động sản, thiết kế các công cụ quản lý phù hợp về phạm vi, đối tượng và thẩm quyền của các cấp, bảo đảm hài hòa lợi ích Nhà nước, người dân và doanh nghiệp, minh bạch hóa thị trường, công bằng xã hội.

>>> Xem thêm TẠI ĐÂY

Quảng Nam: Thị xã Điện Bàn có 120 dự án đầu tư xây dựng nhà ở

Thị xã Điện Bàn (tỉnh Quảng Nam) vừa gửi báo cáo cho Sở KH&ĐT Quảng Nam về tình hình triển khai thực hiện dự án đầu tư và số liệu về ký quỹ bảo đảm thực hiện dự án đầu tư trên địa bàn Thị xã.

Tính đến tháng 2/2023, trên địa bàn thị xã Điện Bàn có 120 dự án đầu tư xây dựng nhà ở (khu dân cư, khu đô thị). Cụ thể gồm: 82 dự án trong đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc; 9 dự án tại khu vực ven biển, từ ranh giới phía Đông của đô thị mới Điện Nam – Điện Ngọc đến biển Đông; 29 dự án nằm tại các khu vực còn lại.

tm-img-alt
Ảnh minh họa/Nguồn: Internet

Ngoài ra, đối với các dự án sản xuất kinh doanh trong các cụm công nghiệp có 55 dự án.

Theo địa phương, hiện nay việc quản lý thực hiện công tác ký quỹ đảm bảo đầu tư các dự án đầu tư xây dựng nhà ở trên địa bàn thị xã, do sở chuyên ngành tỉnh Quảng Nam thực hiện. Tuy nhiên, Ban quản lý phát triển đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc bàn giao về thị xã Điện Bàn quản lý từ thời điểm ngày 1/8/2017, nên UBND thị xã đã thực hiện công tác quản lý số tiền ký quỹ của 51 dự án.

Địa phương cũng cho biết, các dự án đầu tư xây dựng nhà ở trên địa bàn thị xã đã triển khai việc ký quỹ bảo đảm thực hiện dự án, theo đúng quy định. Đến nay, thị xã Điện Bàn hoàn trả toàn bộ tiền ký quỹ cho 1 dự án; hoàn trả 50% tiền ký quỹ cho 12 dự án khác. Số tiền ký quỹ còn lại chưa hoàn trả gần 83,7 tỷ đồng.

>>> Xem thêm TẠI ĐÂY

Bộ GTVT đề xuất vay vốn từ WB để nâng cấp 3 tuyến quốc lộ tại ĐBSCL

Bộ GTVT vừa có văn bản trả lời kiến nghị cử tri tỉnh Long An về việc sớm bố trí nguồn vốn, đẩy nhanh tiến độ đầu tư Dự án nâng cấp, mở rộng QL62 đoạn từ nút giao với QL1A đến cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp, tỉnh Long An.

Bộ GTVT cho biết, QL62 từ ngã tư giao với QL1A tại TP Tân An đến Cửa khẩu Bình Hiệp - BrâyVo dài khoảng 76km được xây dựng từ trước năm 1975 và sửa chữa, nâng cấp từ năm 1999 đạt tiêu chuẩn đường cấp IV đồng bằng, riêng các đoạn qua đô thị được đầu tư theo quy mô đô thị.

Qua hơn 20 năm khai thác, sử dụng mặc dù được quan tâm bố trí kinh phí bảo trì nhưng đã có một số đoạn tuyến bị quá tải, ùn tắc trong giờ cao điểm và kết cấu nền, mặt đường xuống cấp, mất an toàn giao thông. Để đáp ứng nhu cầu lưu thông hàng hóa và đi lại của nhân dân, tạo điều kiện phát triển kinh - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của tỉnh Long An và các tỉnh trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Bộ GTVT đã có văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính đề xuất Dự án nâng cấp, cải tạo 3 tuyến QL53, 62, 91B tại Đồng bằng sông Cửu Long, sử dụng vốn vay WB.

Theo đó, tuyến QL62 dự kiến sẽ thực hiện cải tạo, nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường cấp III, đồng bằng 2 làn xe, trên tuyến sẽ đầu tư cải tạo, mở rộng và thay thế tổng số 30 công trình cầu.

tm-img-alt
Bộ GTVT đề xuất Dự án nâng cấp, cải tạo 3 tuyến QL 3, 62, 91B tại Đồng bằng sông Cửu Long, sử dụng vốn vay WB. Ảnh minh hoạ

Trên cơ sở ý kiến tham gia đối với đề xuất Dự án nâng cấp, cải tạo 3 tuyến QL53, 62, 91B tại Đồng bằng sông Cửu Long của Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ GTVT đã tiếp thu hoàn chỉnh nội dung đề xuất và có văn bản gửi các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính làm rõ một số nội dung liên quan đến đề xuất Dự án; đồng thời kiến nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tiếp tục ủng hộ, sớm xem xét báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định để có thể triển khai các bước tiếp theo.

Sau khi được Thủ tướng Chính phủ quyết định, Bộ GTVT sẽ phối hợp chặt chẽ với UBND tỉnh Long An, các bộ, ngành liên quan và nhà tài trợ để khẩn trương thực hiện hoàn thành các thủ tục đầu tư nhằm sớm triển khai đầu tư dự án.

>>> Xem thêm TẠI ĐÂY

T.Anh

Bạn đang đọc bài viết Tin tức đô thị mới nhất, nóng nhất 24h hôm nay 2/3/2023. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Gia Lai: Ngang nhiên xây dựng nhà xưởng trên đất nông nghiệp
Công trình nhà xưởng ngang nhiên xây dựng trên đất nông nghiệp của một hộ dân tại làng Đê Chơ Gang, xã Phú An, huyện Đak Pơ. Trước sự việc này, chính quyền địa phương đã đề nghị tháo dỡ nhưng hộ dân vẫn cố tình không chấp hành.
Mở rộng thêm 94 km2 tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận
Vào năm 2025, Thành phố Phan Thiết thuộc tỉnh Bình Thuận sẽ mở rộng lên diện tích 305 km2, đồng thời dân số của thành phố dự kiến sẽ vượt qua con số 334.000 người, sau khi thực hiện quá trình sáp nhập một phần của huyện Hàm Thuận Nam và Hàm Thuận Bắc...

Tin mới

Bài thơ: Tháng Tư này
Tháng Tư này còn gì để nhớ mong//Khi tình đã úa màu theo năm tháng//Kỷ niệm cũ vùi sâu miền dĩ vãng///Gợi làm gì thêm đau xót lòng nhau
Bài thơ: Áo lính về quê
Thỉnh thoảng con về thăm nhà///Thích mặc áo lính để mà nhớ xưa///Mẹ già trông nắng đợi mưa///Đọc trang sách cũ vẫn chưa rách lề