Thứ ba, 30/04/2024 11:45 (GMT+7)

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất ngày 22/6/2023

MTĐT -  Thứ năm, 22/06/2023 16:43 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 22/6/2023. Cập nhật tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 22/6/2023 trên Môi trường và Đô thị.

Miền Bắc sắp đón đợt mưa lớn trong nhiều ngày

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ 23/6, nắng nóng ở Bắc Bộ xu hướng giảm dần. 

Từ chiều tối và đêm 23-25/6, ở khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có khả năng xảy ra một đợt mưa vừa, mưa to và rải rác có dông, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 70-150mm/đợt, có nơi trên 200mm/đợt.

tm-img-alt
Mưa lớn vào chiều tối đã gây ngập tại 1 số tuyến đường, phố Hà Nội

Các tỉnh, thành phố từ Thanh Hóa đến Phú Yên, nắng nóng cũng giảm dần từ ngày 24/6 và xảy ra mưa rào, giông rải rác lúc chiều tối và đêm các ngày từ 25/6 đến 30/6. Trong đó, Thanh Hóa và Nghệ An đêm 23 -27/6 mưa rào và giông rải rác, cục bộ mưa vừa, mưa to.  

Tây Nguyên và Nam Bộ sẽ duy trì hình thái thời tiết mưa rào và giông rải rác lúc chiều tối và đêm trong những ngày cuối tháng 6, đầu tháng 7. Trong mưa giông đề phòng lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Mưa to có thể gây ra tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp.

Theo đó, từ nay tới 20/7, nắng nóng khả năng gia tăng trở lại ở Bắc Bộ và Trung Bộ trong những ngày tháng 7. Nhiệt độ các khu vực trên phạm vi toàn quốc phổ biến ở mức cao hơn 0,5-1 độ C, Bắc và Trung Trung Bộ cao hơn 1-1,5 độ C so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.

Trong thời gian này, lượng mưa trên hầu hết khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phổ biến ở mức cao hơn trung bình nhiều năm từ 10-30%. Tây Bắc Bắc Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ cao hơn 5-10%, Trung Trung Bộ thấp hơn từ 5-15%.

Khả năng xuất hiện bão/áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông và ảnh hưởng đến Bắc Bộ, Trung Bộ.

Sẵn sàng ứng phó nắng nóng và mưa lớn

Theo báo cáo nhanh của Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh Hà Giang, An Giang, ảnh hưởng của mưa kèm dông, lốc và sét ngày 20/6-21/6 đã làm 1 người chết (tại Hà Giang) và 2 căn nhà bị tốc mái (An Giang).

Ngay sau khi thiên tai xảy ra, địa phương đã đến thăm hỏi, động viên gia đình nạn nhân và hỗ trợ sửa chữa, khắc phục sự cố để ổn định cuộc sống cho người dân.

tm-img-alt
Các địa phương chủ động ứng phó với mưa lớn (Ảnh minh họa: B.T)

Bên cạnh đó,theo báo cáo nhanh của Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh Vĩnh Long, Cà Mau, Hậu Giang, ngày 20-21/6 đã xảy ra 5 vụ sạt lở bờ sông, kênh. Trong đó, tại Vĩnh Long, xảy ra 1 vụ với chiều dài sạt lở khoảng 30m, sâu từ 4-6m trên bờ sông Bình Hòa, xã Hòa Tịnh, huyện Mang Thít; làm 3 nhà bị ảnh hưởng, ước thiệt hại 352 triệu đồng.

Tại Cà Mau, xảy ra 3 vụ với chiều dài sạt lở khoảng 95m tại các xã Thanh Tùng, Tân Tiến thuộc huyện Đầm Dơi, làm hư hỏng 1 căn nhà và 25m lộ bê tông, ước thiệt hại 147 triệu đồng.

Tại Hậu Giang, xảy ra 1 vụ sạt lở bờ kênh Mái Dầm, xã Phú Hữu, huyện Châu Thành với chiều dài sạt lở 110m, sâu vào bờ nơi rộng nhất 8m, diện tích mất đất 880 m2, ước thiệt hại 340 triệu đồng.

Theo Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng chống thiên tai, ngày 22/6, khu vực trung du và đồng bằng Bắc bộ có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C. Từ ngày 23/6 nắng nóng ở Bắc bộ có xu hướng giảm dần.

Ngày 22-23/6, ở khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến 36-38 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Cảnh báo, khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên, nắng nóng và nắng nóng gay gắt có khả năng kéo dài đến khoảng ngày 23/6; từ ngày 24/6 nắng nóng có khả năng giảm dần. Trong những ngày nắng nóng, vào chiều tối ở Bắc bộ và vùng núi khu vực Trung bộ có khả năng xuất hiện mưa dông kèm lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai do nắng nóng: cấp 1.

Hội thảo quốc tế “Sáng kiến địa phương - Hợp tác và Phát triển vì Môi trường Việt Nam”

Hội thảo nhằm tổng kết, chia sẻ các kết quả và bài học của quá trình thúc đẩy sự tham gia của các bên, các ngành, đặc biệt là cộng đồng dân cư và doanh nghiệp cùng chung tay giải quyết các vấn đề môi trường như bảo vệ nguồn nước, quản lý rác thải, cung cấp nước sạch, và bảo vệ môi trường không khí tại địa phương. Từ đó đưa ra các khuyến nghị cho phát triển và triển khai các dự án trong tương lai nói chung và của TP Đà Nẵng nói riêng, đồng thời tăng cường hợp tác giữa các đối tác để hỗ trợ triển khai hiệu quả Đề án “Xây dựng Đà Nẵng - thành phố môi trường”.

tm-img-alt
Các địa phương của Đà Nẵng tiếp nhận bàn giao các sản phẩm sáng tạo về bảo vệ môi trường

Đối với dự án giảm thiểu rác thải nhựa và các giải pháp địa phương, theo Bà Nguyễn Thị Thanh Vân, Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Xanh GreenHub, trong 3 năm, đơn vị đã làm việc cùng 492 đối tác địa phương trong đó có 175 doanh nghiệp. Với số lượng đối tác lớn, đa dạng như vậy, thách thức mà đơn vị gặp phải không ít. Tuy vậy, việc tôn trọng đối tác, hai bên cùng có lợi và cùng hướng đến mục tiêu chung là những phương châm được đặt lên hàng đầu. Bởi vậy, bên cạnh nguồn lực tài chính từ nhà tài trợ, dự án đã huy động thêm hơn 70.000 USD từ các đối tác khác.

“21 mô hình/sáng kiến giảm rác thải nhựa thí điểm đã được triển khai với đa dạng hình thức như mô hình chợ sinh thái, khu dân cư giảm rác thải nhựa, trường học xanh hay chùa tuần hoàn rác. Tất cả các ý tưởng này đều đến từ các đối tác địa phương phù hợp với thực tế và sản phẩm kinh doanh tuân theo cơ chế thị trường vì vậy những mô hình này sẽ phát triển một cách bền vững dù cho dự án có kết thúc”, bà Nguyễn Thị Thanh Vân cho hay.

Tại Hội thảo, ông Võ Nguyên Chương, Phó Giám đốc Sở TN-MT TP Đà Nẵng cho biết, giai đoạn 2020 - 2025, địa phương đã tiếp nhận, chủ trì tham mưu tổ chức triển khai 3 dự án hỗ trợ kỹ thuật về công tác bảo vệ môi trường thuộc Chương trình Sáng kiến Địa phương (Local Works) của USAID khởi xướng và được các tổ chức kỹ thuật thực hiện. Cụ thể, hơn 25 sáng kiến về bảo vệ môi trường được nghiên cứu, 14 đối tác địa phương trực tiếp xây dựng, 19 tổ chức được huy động, 4 tổ chức khoa học kỹ thuật, hơn 100 cán bộ, nhân viên làm công tác môi trường được nâng cao năng lực về quản lý và thực hiện, 55.000 lượt người tham gia trực tiếp vào các hoạt động và 5 dữ liệu về quản lý môi trường được thiết kế.

Dịp này, các sản phẩm thực hành tốt về ngăn ngừa ô nhiễm nguồn nước, giảm thiểu rác thải nhựa được bàn giao cho các đối tác địa phương tại Đà Nẵng.

Bắc Giang: Ô nhiễm không khí do đốt rơm rạ sau mùa thu hoạch

Theo đó, tình trạng đốt rơm rạ gia tăng nhanh chóng thời gian gần đây. Ghi nhận tại tỉnh Bắc Giang, sau khi thu hoạch, rơm rạ thường được nhà nông gom lại thành đống rồi đốt ngay trên ruộng hoặc bên lề đường. 

tm-img-alt
Tình trạng đốt rơm rạ tràn lan tại khu vực xã Quang Châu (huyện Việt Yên – Bắc Giang) – Ảnh: Phương Dung

Hầu hết các hộ nông dân đều chọn cách đốt để xử lý rơm rạ. Con đường dẫn vào khu dân cư là hàng dàng các đụn rơm đã cháy đen. Những làn khói cùng bụi mịn theo gió bay xa bao trùm cả khu vực dân cư lân cận. Ông N.V.C (thôn Đông Tiến, Quang Châu, Việt Yên) chia sẻ: “Trước đây còn có thể lấy rơm rạ về cho trâu bò, nấu bếp. Còn bây giờ không làm gì bằng rơm rạ nữa, nếu cứ để đấy bừa bãi thì cứ đem đốt, chuyển hóa thành tro thì mới sạch ruộng để cày bừa vụ sau.”

Hiện nay, có nhiều giải pháp thay thế cho việc đốt, tận dụng nguồn rơm rạ cho sản xuất. Tuy nhiên, công tác tuyên truyền, vận động người dân dùng chế phẩm sinh học để tận dụng nguồn rơm rạ thành phân bón vẫn chưa được thực hiện tích cực.

Khói rơm rạ chứa nhiều chất độc có thể gây hại đến sức khỏe con người. PGS. TS Hoàng Anh Lê (Trưởng bộ môn Quản lý môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐHQGHN) cho rằng, việc đốt rơm có thể hoàn nguyên lại cho đất một số dưỡng chất của cây trồng, tuy nhiên dưới góc độ môi trường, khí đốt lại gây ô nhiễm và lãng phí nguồn rơm rạ. Đốt rơm dễ phát sinh nhiều thành phần độc hại như bụi mịn  PM10, PM2.5, muội than và các khí CO, CO2, CH4, N20 là tác nhân gây hiệu ứng nhà kính và mưa axit.

Đối với sức khỏe con người, khí đốt rơm dễ gây kích ứng khiến người hít phải khói bị ho, hắt hơi, buồn nôn. Nếu tiếp xúc trong thời gian dài, khí độc có thể gây tổn thương hệ hô hấp, dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm, nhất là với người già và trẻ em.

Bên cạnh đó, việc đốt rơm rạ cũng làm tăng nguy cơ cháy nổ khi ở gần đường điện và làm mất an toàn giao thông. Nhiều người dân vẫn tự do đốt rơm bên lề đường khiến người tham gia giao thông gặp khó khăn khi di chuyển. 

T.Anh

Bạn đang đọc bài viết Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất ngày 22/6/2023. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

TP Hạ Long đảm bảo vệ sinh môi trường dịp nghỉ lễ
Để phục vụ nhân dân và du khách vui chơi nghỉ lễ, TP Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) đã yêu cầu các đơn vị công ích duy trì vệ sinh đường phố, tuyến phố chính thuộc địa bàn quản lý, đảm bảo công tác vệ sinh môi trường xanh, sạch đẹp.
Thanh Hóa: Hàng tấn cá chết bất thường trên sông Mã
Từ ngày 19/3 đến 28/4, trên địa bàn các xã Thiết Kế, Thiết Ống, Ban Công, Ái Thượng và thị trấn Cành Nàng, huyện Bá Thước(Thanh Hóa) xuất hiện hàng tấn cá lồng nuôi chết bất thường có hàng chục trên sông Mã khiến nhiều người dân hoang mang, lo lắng.

Tin mới

Mốc son bằng vàng của dân tộc
70 năm đã trôi qua nhưng chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” vẫn mãi là niềm tự hào của dân tộc ta, để lại những bài học lịch sử vô giá, là động lực tinh thần to lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.
Người dân cả nước hân hoan đón mừng ngày 30/4-1/5
Tại Hà Nội, các không gian ngoài trời như: Hồ Hoàn Kiếm, Văn Miếu-Quốc Tử Giám, Hoàng thành Thăng Long, phố đi bộ… khá tấp nập. Tại Vườn thú Hà Nội (quận Ba Đình) khách du lịch nhiều địa phương đổ đến tham quan, tìm hiểu cuộc sống các loài động vật.
Hồ Sông Mây xả nước, 200 tấn cá chết trắng
Nhiều ngày qua, tại hồ Sông Mây (huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai) xuất hiện tình trạng cá chết nổi "trắng" mặt hồ, bốc mùi hôi thối ảnh hướng đến sức khỏe người dân và môi trường quanh khu vực.
Mùa xuân đẹp nhất
Chỉ có mùa xuân giải phóng mới biến ước mơ cháy bỏng của những công dân yêu nước Việt Nam thành hiện thực.
Bài thơ: Đến một ngày
Đến một ngày rồi người sẽ quên ta//Tên của ta - người chẳng còn nhớ tới//Đoạn tương tư từng làm ta chới với///Sẽ vùi vào những ngày tháng chênh vênh
Lào: Cho phép học sinh nghỉ học nếu nền nhiệt quá cao
Theo phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn, trước tình trạng nắng nóng kéo dài với nền nhiệt cao kỷ lục trên 40 độ C, Bộ Giáo dục và Thể thao Lào vừa chỉ đạo các nhà quản lý trường học trên cả nước xem xét cho học sinh nghỉ học nếu cần thiết.