Thứ ba, 30/04/2024 14:12 (GMT+7)

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất ngày 5/7/2023

MTĐT -  Thứ tư, 05/07/2023 17:10 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 5/7/2023. Cập nhật tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 5/7/2023 trên Môi trường và Đô thị.

3 ngày tới là cao điểm nắng nóng, nhiệt trên 39 độ C

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày hôm nay (05/7), ở vùng đồng bằng Bắc Bộ và Hòa Bình có nắng nóng với nhiệt độ lúc 13h phổ biến 35-36 độ; khu vực Bắc và Trung Trung Bộ có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ lúc 13h phổ biến 35-36 độ, có nơi trên 37 độ như: Tây Hiếu (Nghệ An) 37.2 độ, Hương Sơn (Hà Tĩnh) 37.3 độ, Tuyên Hóa (Quảng Bình) 37.3 độ...; độ ẩm tương đối lúc 13h phổ biến 55-65%.

tm-img-alt
Miền Bắc và miền Trung bước vào cao điểm nắng nóng.

Ngày 06-07/7, Bắc Bộ có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-38 độ, có nơi trên 38 độ; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 50-65%. Khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến 36-39 độ, có nơi trên 39 độ; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 45-60%. Dự báo nắng nóng ở Bắc Bộ và khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên có khả năng kéo dài trong nhiều ngày tới.

Do ảnh hưởng của nắng nóng và nắng nóng gay gắt kết hợp với độ ẩm trong không khí giảm thấp và gió Tây Nam gây hiệu ứng phơn nên có nguy cơ xảy ra cháy nổ và hỏa hoạn ở khu vực dân cư do nhu cầu sử dụng điện tăng cao và nguy cơ xảy ra cháy rừng. Ngoài ra, nắng nóng còn có thể gây tình trạng mất nước, kiệt sức, đột quỵ do sốc nhiệt đối với cơ thể người khi tiếp xúc lâu với nền nhiệt độ cao.

Trong đợt nắng nóng, nền nhiệt độ cao nhất ở khu vực Bắc Bộ phổ biến 35-37 độ C, có nơi trên 38 độ C; khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên, Hòa Bình và đồng bằng Bắc Bộ có nền nhiệt phổ biến 36-39 độ C, riêng khu vực vùng núi có nơi đặc biệt gay gắt với mức nhiệt độ trên 39 độ C.

Tăng cường quản lý, giám sát hoạt động buôn bán và tiêu thụ thịt động vật nuôi

Tọa đàm do Ban Công tác đại biểu của Quốc hội phối hợp với tổ chức Truyền thông thay đổi hành vi Intelligentmedia và tổ chức Soi Dog Foundation International tổ chức Tham dự tọa đàm có các đại biểu Quốc hội, đại diện lãnh đạo các cơ quan Quốc hội, cơ quan quản lý nhà nước có liên quan và các chuyên gia trong lĩnh vực.

tm-img-alt
Quang cảnh tọa đàm

Phát biểu khai mạc tọa đàm, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Công tác đại biểu Nguyễn Tuấn Anh cho biết, chó, mèo là động vật nuôi quan trọng trong nhiều gia đình từ xưa tới nay. Các gia đình nuôi chó, mèo với nhiều mục đích khác nhau, như giữ nhà, bắt chuột, lấy thực phẩm, làm bạn... Việc đối xử với chó mèo phụ thuộc theo phong tục, tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo của từng dân tộc. Ngày nay, với sự phát triển toàn cầu hóa, việc đối xử với động vật nuôi (chó, mèo) cũng đang có sự chuyển hóa mạnh mẽ. Chính vì vậy, chính sách pháp luật cũng về việc nuôi nhốt, buôn bán, sử dụng thịt động vật nuôi (chó, mèo) cần có sự thay đổi.

Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Công tác đại biểu nêu rõ, để giúp các đại biểu dân cử có được bức tranh tổng thể về thực trạng nuôi nhốt, buôn bán, sử dụng thịt động vật nuôi (chó, mèo), chính sách pháp luật liên quan cũng như các vấn đề đang đặt ra cần giải quyết nhằm giảm trừ bệnh dại và giảm thiểu việc buôn bán, tiêu thụ thịt chó, mèo, phù hợp với xu hướng phát triển của đất nước theo hướng văn minh, hiện đại Ban Công tác Đại biểu, Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử phối hợp cùng tổ chức Truyền thông thay đổi hành vi Intelligentmedia tổ chức tọa đàm này.

Phát biểu khai mạc tọa đàm, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Công tác đại biểu Nguyễn Tuấn Anh cho biết, chó, mèo là động vật nuôi quan trọng trong nhiều gia đình từ xưa tới nay. Các gia đình nuôi chó, mèo với nhiều mục đích khác nhau, như giữ nhà, bắt chuột, lấy thực phẩm, làm bạn... Việc đối xử với chó mèo phụ thuộc theo phong tục, tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo của từng dân tộc. Ngày nay, với sự phát triển toàn cầu hóa, việc đối xử với động vật nuôi (chó, mèo) cũng đang có sự chuyển hóa mạnh mẽ. Chính vì vậy, chính sách pháp luật cũng về việc nuôi nhốt, buôn bán, sử dụng thịt động vật nuôi (chó, mèo) cần có sự thay đổi.

Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Công tác đại biểu nêu rõ, để giúp các đại biểu dân cử có được bức tranh tổng thể về thực trạng nuôi nhốt, buôn bán, sử dụng thịt động vật nuôi (chó, mèo), chính sách pháp luật liên quan cũng như các vấn đề đang đặt ra cần giải quyết nhằm giảm trừ bệnh dại và giảm thiểu việc buôn bán, tiêu thụ thịt chó, mèo, phù hợp với xu hướng phát triển của đất nước theo hướng văn minh, hiện đại Ban Công tác Đại biểu, Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử phối hợp cùng tổ chức Truyền thông thay đổi hành vi Intelligentmedia tổ chức tọa đàm này.

Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Công tác đại biểu cho rằng tọa đàm này sẽ cung cấp, cập nhật cho các đại biểu tham dự những kiến thức, thông tin về động vật nuôi (chó, mèo) nói chung, cũng như việc  buôn bán, sử dụng thịt động vật nuôi (chó, mèo) nói riêng. Tọa đàm cũng là một diễn đàn để các đại biểu dân cử, đại diện các bộ, ngành, địa phương, các chuyên gia trao đổi về các vấn đề liên quan.

Tại tọa đàm, các đại biểu đã tham gia nhiều ý kiến nhằm rà soát, đánh giá, kiến nghị các giải pháp lâu dài đối với vấn đề buôn bán và tiêu thụ thịt động vật nuôi, nhất là trong bối cảnh buôn bán, tiêu thụ thịt chó, mèo vẫn đang diễn ra, cộng thêm các rủi ro ngày càng gia tăng về vấn đề sức khỏe cộng đồng cũng như sự cần thiết trong việc hoàn thiện công tác phòng chống bệnh dại và các bệnh truyền nhiễm có nguy cơ khác.

Hà Giang: 2 vợ chồng tử vong do sạt lở đất

Sáng 5/7, thông tin từ Văn phòng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hà Giang, rạng sáng cùng ngày, mưa lớn đã gây sạt lở, sập nhà làm 2 người chết tại thôn Ngầm Đăng Vài 1, xã Ngầm Đăng Vài, huyện Hoàng Su Phì.

Theo đó, rạng sáng 5.7, mưa lớn gây sạt lở, sập nhà khiến 2 người chết. Nạn nhân được xác định là hai vợ chồng ông Lý Văn T. (61 tuổi) và bà Vàng Thị Th. (57 tuổi, cùng trú tại thôn Ngầm Đăng Vài 1, xã Ngầm Đăng Vài, H.Hoàng Su Phì, Hà Giang).

tm-img-alt
Mưa lớn gây sập hoàn toàn ngôi nhà của một hộ dân tại thôn Tham Vè, xã Cao Bồ, huyện Vị Xuyên tháng 5/2022. Ảnh: ITN

Tại tỉnh Thái Nguyên, mưa to từ ngày 3 - 4/7, trên địa bàn các huyện Đại Từ, Định Hóa, Phú Lương gây thiệt hại 19ha lúa, một số gia súc, ao cá bị ngập; sạt lở 2.000m3 đất đá tuyến đường giao thông liên xã.

Lò đốt rác ở Yên Bái mới hoạt động phải đóng cửa

Ngày 1/7, ông Đỗ Đức Duy, Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái, đi kiểm tra thực tế dự án lò đốt rác tại xã Đông Cuông, huyện Văn Yên.

Lò đốt rác thải rắn sinh hoạt được khởi công xây dựng tại xã Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, vào tháng 10/2021. Đây là công trình xử lý rác thải sử dụng công nghệ đốt đầu tiên trên địa bàn tỉnh, với công suất 24 tấn/ngày đêm, tổng vốn đầu tư 5,3 tỷ đồng. Vận hành và đi vào hoạt động chính thức từ tháng 1/2022.

Công trình do Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Yên Bái làm chủ đầu tư và là 1 trong số 12 lò đốt được đầu tư trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2020-2025, làm cơ sở để tỉnh tiếp tục đầu tư các lò đốt tiếp theo trong thời gian tới.

Lo dot rac thai anh 1
Lò đốt rác thải rắn tại xã Đông Cuông, huyện Văn Yên đi vào hoạt động một năm phải đóng cửa vì ô nhiễm môi trường. Ảnh tư liệu.

Tuy nhiên, sau gần một năm hoạt động, nhà máy đã phải dừng hoạt động do gây ô nhiễm môi trường, khói mù mịt, bốc mùi khét.

Ngay khi dừng hoạt động, UBND huyện Văn Yên đã có báo cáo Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh phối hợp giải quyết.

Theo đó, nhận định ban đầu gây ra tình trạng trên do vị trí công trình nằm ở thung lũng, khi có gió thổi thì khói thải của lò đốt không thoát lên cao được, dẫn đến lan truyền, ảnh hưởng đến khu dân cư. Việc phân loại rác còn có lúc chưa đảm bảo. Việc xử lý khí thải của lò đốt chưa được triệt để nên dẫn tới mùi khét.

UBND huyện Văn Yên đã chủ trì tổ chức đối thoại với người dân để tiếp thu ý kiến, kiến nghị và bàn giải pháp liên quan đến hoạt động và vận hành của lò đốt chất thải sinh hoạt.

Tại buổi đối thoại với Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái, người dân thôn Gốc Quân, xã Đông Cuông, đã nêu ý kiến về việc lò đốt rác thải gây ảnh hưởng tới đời sống đồng thời kiến nghị ngành chức năng giải quyết kịp thời.

Ông Đỗ Đức Duy, Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái, cho biết vì dự án lò đốt rác thải đầu tiên được đầu tư trên địa bàn tỉnh nên công trình tại xã Đông Cuông có thể không tránh khỏi một số thiếu sót.

Để giải quyết vấn đề trên, tỉnh sẽ chỉ đạo các ngành chức năng đầu tư, nâng cấp bổ sung các trang thiết bị để hoàn thiện lò đốt rác thải này và sẽ cho chạy thử nghiệm.

Sau khi các thông số khói thải, nước thải đảm bảo mới cho vận hành, nhằm hạn chế thấp nhất những ảnh hưởng về môi trường đối với đời sống, sinh hoạt của người dân. Đặc biệt, khi vận hành trở lại phải có quy trình, quy định rõ ràng và có sự tham gia giám sát của người dân.

Bắc Ninh: Bảo đảm cấp nước sạch an toàn, hiệu quả tới khách hàng

Bước vào giai đoạn cao điểm của mùa hè 2023, các giải pháp cấp nước an toàn tiếp tục được đơn vị duy trì, quyết tâm không để thiếu nước sạch tại các khu vực đô thị.

Tổng giám đốc Công ty cổ phần Nước sạch Bắc Ninh Lưu Xuân Tâm cho biết: Hiện nay Công ty quản lý và vận hành sản xuất cấp nước sạch cho hơn 93.500 khách hàng thành phố Bắc Ninh, thị xã Quế Võ, thị trấn Gia Bình, thị trấn Thứa (Lương Tài) và thị trấn Chờ (Yên Phong), 3 phường thuộc thành phố Từ Sơn với công suất khoảng 71.300 m3/ngày đêm. Để chủ động trong cấp nước, đơn vị đầu tư mới một số công trình cấp nước; triển khai sửa chữa, bảo dưỡng máy, thiết bị tuyến ống truyền tải; cải tiến phương pháp sục rửa đường ống và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý khách hàng…

Cuối năm 2022 Công ty chủ động đầu tư tuyến ống truyền tải nước sạch D800 - 560 từ nhà máy nước mặt (Quế Võ) về thành phố Bắc Ninh; bổ sung tuyến ống nước thô nhà máy cấp nước thị trấn Chờ. Tiến hành sục rửa bằng phương pháp đưa cầu mút vào đường ống để nâng cao hiệu quả làm sạch. Lắp đặt bổ sung 3 cụm đồng hồ điện tử, nâng tổng số điểm truyền dữ liệu từ xa lên 38 điểm trên mạng đường ống cấp nước thành phố Bắc Ninh để quản lý, xác định chính xác tỷ lệ thất thoát nước.

Ngoài ra, Công ty còn ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý mạng cấp nước thông minh; quản lý sửa chữa, bảo trì, quản lý khách hàng; theo dõi lưu lượng, áp lực và đưa dữ liệu lên bản đồ online điều tiết mạng lưới cấp nước.

Bảo đảm cấp nước sạch an toàn, hiệu quả tới khách hàng

Công nhân nhà máy cấp nước Gia Bình dọn vệ sinh bể lọc.

Cùng với việc bảo đảm cấp đủ lưu lượng, áp lực nước, Công ty tăng cường nâng cao chất lượng nước, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân. Đầu tư nâng cấp trang thiết bị cho Phòng Kiểm soát chất lượng nước đạt chuẩn ISO/IEC 17025:2017 để kiểm tra, bảo đảm chất lượng nước của nhà máy. Tiến hành công tác nội kiểm hàng ngày đối với các nguồn nước sạch đưa vào hệ thống cung cấp, góp phần bảo đảm việc cấp nước an toàn.

Chất lượng nước sạch của Công ty được Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC) thực hiện ngoại kiểm hàng năm và đánh giá luôn bảo đảm các tiêu chuẩn hiện hành. Ông Trần Nhật Cường, Trưởng phòng Kiểm soát chất lượng nước cho biết: Hiện nay việc kiểm soát chất lượng nước tại các Nhà máy theo đúng quy chuẩn của Bộ Y tế QCVN 01-1:2018/BYT và Quy chuẩn địa phương QCĐP 01:2021/BN, các tiêu chuẩn quy định của Nhà nước.

Do thực hiện kiểm soát chất lượng nước thường xuyên và liên tục, Công ty luôn bảo đảm cung cấp nguồn nước sạch cho khách hàng đúng quy chuẩn, an toàn. Hiện nay, khó khăn lớn nhất là tiến độ dự án đầu tư xây dựng nhà máy nước mặt thành phố Bắc Ninh công suất 45.000 m3/ngày đêm chưa đúng theo kế hoạch. Để khắc phục các tồn tại, trong thời gian cuối năm 2023 và đầu năm 2024, Công ty tiếp tục đầu tư mở rộng và cải tạo, nâng cấp các mạng lưới cấp nước; nâng công suất nhà máy nước thị trấn Chờ; mở rộng hồ lắng nhà máy nước mặt thành phố Bắc Ninh.

Xây dựng các chương trình cấp nước an toàn, phân vùng tách mạng để chống thất thoát nước sạch, duy trì cấp nước ổn định 24/24 giờ. Không ngừng nâng cao dịch vụ cấp nước, dịch vụ chăm sóc khách hàng...

Với những đổi mới trong quản lý, vận hành, Công ty luôn duy trì bảo đảm chất lượng, lưu lượng và áp lực nước sạch, đáp ứng nhu cầu sử dụng của khách hàng. Để hoạt động cấp nước sạch ổn định trong mùa cao điểm, Công ty đề nghị các cấp chính quyền đẩy mạnh tuyên truyền để người dân nâng cao ý thức trong việc sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả. Người dân tích cực tương tác qua tổng đài chăm sóc khách hàng để thông tin, kiến nghị về dịch vụ nước sạch được giải đáp kịp thời, hiệu quả.

Hải Phòng đầu tư xây dựng công viên cây xanh nút giao Nam cầu Bính

Dự án đầu tư xây dựng công viên cây xanh nút giao Nam cầu Bính với diện tích 2,2ha bao gồm sân, đường dạo, cây xanh, hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ; xây dựng tuyến kè bờ sông Rế dài 195,9m; xây dựng tuyến đường phía Đông Nam dự án lộ giới 11,5 m. Dự án có tổng mức đầu tư trên 134 tỷ đồng từ nguồn ngân sách thành phố.

tm-img-alt
Các đại biểu bấm nút khởi công dự án

UBND quận Hồng Bàng đã triển khai công tác giải phóng mặt bằng đối với 02 tổ chức và 6 hộ dân thuộc phường Trại Chuối với tổng diện tích thu hồi 2,2 ha được chia làm 2 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 tập trung giải phóng mặt bằng khu đất của Công ty Cổ phần Vật tư Nông nghiệp I với tổng diện tích trên 1,5 ha.

Đây là một trong những công trình có ý nghĩa hết sức quan trọng, không những góp phần phát triển đô thị quân xanh, văn minh, hiện đại, phục vụ phát triển sự nghiệp văn hóa, thể dục thể thao, sinh hoạt cộng đồng, nâng cao chất lượng sống của nhân dân.

Dự án sau khi hoàn thành sẽ cùng công trình nút giao Nam cầu Bính, xung quanh khu vực nút giao là các công trình có cảnh quan kiến trúc hiện đại như Khu đô thị Vinhome Imperia, chung cư Hoàng Huy Grand Tower.

Tất cả góp phần cải thiện điều kiện giao thông tại cửa ngõ phía Tây Bắc thành phố, tạo điểm nhấn kiến trúc cảnh quan khu vực, đáp ứng quá trình chỉnh trang đô thị tại quận Hồng Bàng nói riêng và Hải Phòng nói chung.

Quảng Ngãi: Đầu tư gần 15 tỷ đồng cải tạo hồ điều hòa bị ô nhiễm

Ngày 5/7, Chủ tịch UBND TP Quảng Ngãi Trà Thanh Danh đã ký công văn về việc đầu tư nạo vét, xử lý mùi và cải tạo hồ điều hòa Nghĩa Chánh. Trong đó, hạng mục nạo vét hồ điều hòa Nghĩa Chánh sẽ cải tạo, nạo vét hồ điều hòa Nghĩa Chánh nhằm đạt sức chứa theo thiết kế với diện tích bề mặt 2,84 hecta, độ sâu trung bình 5m; lượng bùn, lục bình và rác thải nạo vét được vận chuyển đến bãi rác Nghĩa Kỳ.

tm-img-alt
Hồ điều hòa phường Nghĩa Chánh sẽ được cải tạo với mức đầu tư gần 15 tỷ đồng.

Hạng mục cải tạo các hố ga và tuyến ống cung cấp vi sinh: Cải tạo hố ga và hệ thống cung cấp vi sinh, diệt tảo và khử mùi hôi hồ điều hòa Nghĩa Chánh. Tổng kinh phí thực hiện gần 15 tỷ đồng từ nguồn ngân sách TP Quảng Ngãi. Thời gian thực hiện trong năm 2023 - 2024.

Mục tiêu nhằm đảm bảo sức chứa của hồ điều hòa theo đúng thiết kế, góp phần hạn chế ngập úng đô thị vào mùa mưa; ngăn chặn phát sinh mùi hôi thối ra môi trường xung quanh, đảm bảo mỹ quan đô thị và chất lượng nước trong lòng hồ, bảo vệ môi trường nguồn nước ao, hồ, kênh, rạch và tạo mỹ quan đô thị.

Công trình do Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng và Phát triển quỹ đất TP Quảng Ngãi thực hiện. Trong quá trình thực hiện, Chủ tịch UBND TP Quảng Ngãi giao đơn vị này phối hợp với các cơ quan chức năng để có phương án thực hiện hợp lý, tránh lãng phí nguồn kinh phí và không được thay đổi công năng, quy mô các hạng mục, vật kiến trúc hiện hữu trong phạm vi thực hiện công trình.

T.Anh (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất ngày 5/7/2023. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

TP Hạ Long đảm bảo vệ sinh môi trường dịp nghỉ lễ
Để phục vụ nhân dân và du khách vui chơi nghỉ lễ, TP Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) đã yêu cầu các đơn vị công ích duy trì vệ sinh đường phố, tuyến phố chính thuộc địa bàn quản lý, đảm bảo công tác vệ sinh môi trường xanh, sạch đẹp.
Thanh Hóa: Hàng tấn cá chết bất thường trên sông Mã
Từ ngày 19/3 đến 28/4, trên địa bàn các xã Thiết Kế, Thiết Ống, Ban Công, Ái Thượng và thị trấn Cành Nàng, huyện Bá Thước(Thanh Hóa) xuất hiện hàng tấn cá lồng nuôi chết bất thường có hàng chục trên sông Mã khiến nhiều người dân hoang mang, lo lắng.

Tin mới

Mốc son bằng vàng của dân tộc
70 năm đã trôi qua nhưng chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” vẫn mãi là niềm tự hào của dân tộc ta, để lại những bài học lịch sử vô giá, là động lực tinh thần to lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.
Người dân cả nước hân hoan đón mừng ngày 30/4-1/5
Tại Hà Nội, các không gian ngoài trời như: Hồ Hoàn Kiếm, Văn Miếu-Quốc Tử Giám, Hoàng thành Thăng Long, phố đi bộ… khá tấp nập. Tại Vườn thú Hà Nội (quận Ba Đình) khách du lịch nhiều địa phương đổ đến tham quan, tìm hiểu cuộc sống các loài động vật.
Hồ Sông Mây xả nước, 200 tấn cá chết trắng
Nhiều ngày qua, tại hồ Sông Mây (huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai) xuất hiện tình trạng cá chết nổi "trắng" mặt hồ, bốc mùi hôi thối ảnh hướng đến sức khỏe người dân và môi trường quanh khu vực.
Mùa xuân đẹp nhất
Chỉ có mùa xuân giải phóng mới biến ước mơ cháy bỏng của những công dân yêu nước Việt Nam thành hiện thực.
Bài thơ: Đến một ngày
Đến một ngày rồi người sẽ quên ta//Tên của ta - người chẳng còn nhớ tới//Đoạn tương tư từng làm ta chới với///Sẽ vùi vào những ngày tháng chênh vênh
Lào: Cho phép học sinh nghỉ học nếu nền nhiệt quá cao
Theo phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn, trước tình trạng nắng nóng kéo dài với nền nhiệt cao kỷ lục trên 40 độ C, Bộ Giáo dục và Thể thao Lào vừa chỉ đạo các nhà quản lý trường học trên cả nước xem xét cho học sinh nghỉ học nếu cần thiết.