Thứ ba, 30/04/2024 13:06 (GMT+7)

TP.HCM: Khai mạc Ngày thơ Việt Nam 2024

Mạc Tường Vi -  Chủ nhật, 25/02/2024 11:24 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Sáng 24/02, tại khuôn viên Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật TP. Hồ Chí Minh, Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức khai mạc Ngày thơ Việt Nam với chủ đề “Thành phố này tôi đến tôi yêu”.

Tham dự buổi khai mạc có ông Nguyễn Phước Lộc – Phó Bí thư Thành ủy TP.HCM, Kiến trúc sư Nguyễn Trường Lưu – Chủ tịch Liên hiệp Các hội Văn học nghệ thuật TP.HCM, NSND Nguyễn Thị Thanh Thúy – Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao TP.HCM, nhà văn Bích Ngân – Chủ tịch Hội Nhà văn TP.HCM, cùng một số nhà văn, nhà thơ lão thành và các đại biểu khác…

tm-img-alt
Khai mạc Ngày thơ Việt Nam 2024.

Chương trình khai mạc là tâm điểm của chuỗi hoạt động hưởng ứng Ngày thơ Việt Nam năm 2024 tại thành phố mang tên Bác, diễn ra liên tục trong hai ngày 23 và 24/02. Bắt đầu từ năm nay, Ngày thơ trở thành một trong những hoạt động văn hóa kỷ niệm những ngày lễ lớn của Thành phố và đất nước. Ngày thơ lấy chủ đề “Thành phố này tôi đến tôi yêu”, một câu thơ trong bài thơ “Tôi đến tôi yêu” của cố thi sĩ Hải Như.

Phát biểu khai mạc Ngày thơ, nhà văn Bích Ngân – Chủ tịch Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh khẳng định: “Hoạt động sáng tác văn học, trong đó thơ là một thế mạnh, của các nhà thơ hội viên cũng như phong trào thơ ca quần chúng ở TP. Hồ Chí Minh đang phát triển mạnh mẽ cả bề rộng và chiều sâu. Thơ góp phần bồi đắp tâm hồn con người, bảo tồn sắc thái văn hóa đa dạng, thống nhất ở thành phố văn minh, hiện đại, nghĩa tình. Ngày thơ Việt Nam với chủ đề “Thành phố này tôi đến tôi yêu” mang thông điệp nhân văn sâu sắc, hướng đến kỷ niệm những ngày lễ lớn, trọng tâm là kỷ niệm 50 năm đất nước thống nhất vào năm 2025…”.

tm-img-alt
Nhà văn Bích Ngân – Chủ tịch Hội Nhà văn TP.HCM, phát biểu tại Lễ Khai mạc.

Trước khi đánh trống khai mạc chương trình, ông Nguyễn Phước Lộc – Phó Bí thư Thành ủy TP.HCM chia sẻ: “Đây là một ngày đầy ý nghĩa và có giá trị rất lớn về mặt tinh thần. Tôi là người đại diện cho lãnh đạo Thành phố đánh trống khai mạc, nhưng để lan tỏa và truyền động lực giá trị tinh thần này thì tôi đề nghị các đại biểu khách mời được giới thiệu cùng lên sân khấu để chứng kiến màn đánh trống này”.

tm-img-alt
Ông Nguyễn Phước Lộc – Phó Bí thư Thành ủy TP.HCM, đánh trống khai mạc “Ngày thơ Việt Nam 2024”.

Dịp này, Hội sẽ khởi động triển khai việc thực hiện công trình 50 năm văn học nghệ thuật đã được TP phê duyệt. Đó là tổ chức in sách về những bài thơ hay (cả nhạc) được phổ nhạc trở thành những tác phẩm có giá trị, đi vào lòng người. Sách dự kiến hoàn tất và phát hành vào đầu tháng 12 và Ngày thơ 2025 cũng sẽ thực hiện nội dung, hình thức nối tiếp về công trình. Đến tháng 4/2025 sẽ tổ chức đêm biểu diễn chuyên nghiệp với những bài thơ được phổ nhạc trở thành những bài hát có giá trị lâu bền.

Bên cạnh đó, Ngày thơ bao gồm các nội dung như: Hội thảo “Thơ – nhạc, tương sinh hay tương khắc” nhằm nâng cao hơn về chất lượng sáng tác ở cả hai loại hình thơ – nhạc, cũng như làm rõ hơn mối tương quan của nó; Sân thơ thiếu nhi lần đầu tổ chức với nhiều nội dung nhằm góp phần khích lệ tác giả sáng tác thêm nhiều tác phẩm cho thiếu nhi mà cả người lớn cũng đọc.

Đây là nhu cầu rất lớn và đáp ứng nhu cầu này là nỗ lực không nhỏ, không chỉ của người cầm bút. Đồng thời, có thể gợi mở thêm những vấn đề liên quan đến sáng tác văn học thiếu nhi. Sân thơ thiếu nhi mang đến các hoạt động như: Vui chơi các trò chơi văn học, giao lưu cùng nhiều nhà thơ, nhà văn viết cho thiếu nhi: Trần Quốc Toàn, Kim Hài, Lê Minh Quốc, Ngọc Khương, Lê Luynh, Trung Dũng KQĐ, Võ Thu Hương, Tiểu Quyên…

tm-img-alt
Buổi giao lưu tại Sân thơ thiếu nhi.

Đặc biệt, sân thơ trẻ năm nay có sự đổi mới là kết nối với cả những tác giả trẻ tài năng chưa phải là hội viên, có những em đang còn là học sinh. Và tập trung trao đổi, bàn thảo về nghề nghiệp, làm sao cho người cầm bút trẻ có thêm sự hào hứng sáng tạo, làm nền tảng để giữa năm nay Hội tổ chức “Hội nghị những người viết trẻ”.

tm-img-alt
Không gian sân thơ trẻ giới thiệu những tác phẩm tiêu biểu và chân dung của những tác giả trẻ.

Tại chương trình, người tham dự cũng đã được nghe lại các ca khúc nổi tiếng vốn là thơ được phổ nhạc, như: Tiếng hát từ thành phố mang tên Người (thơ: Đăng Trung, nhạc: Cao Việt Bách), Bài ca đất phương Nam (thơ: Lê Giang, nhạc: Lư Nhất Vũ), Người mẹ bàn cờ (thơ Nguyễn Kim Ngân, nhạc: Trần Long Ẩn), Đi trong hương tràm (thơ: Hoài Vũ, nhạc: Thuận Yến), Thành phố tình yêu và nỗi nhớ (thơ: Nguyễn Nhật Ánh, nhạc: Phạm Minh Tuấn)…

Đồng thời nghe chính các nhà thơ ngâm những vần thơ ca ngợi quê hương đất nước. Nhà thơ Hoài Vũ đọc bài thơ “Đi trong hương tràm” đã được nhạc sĩ Thuận Yến phổ nhạc thành ca khúc cùng tên. Bài thơ gắn với kỷ niệm những ngày còn chiến đấu của ông, khi nữ chiến sĩ từng chăm sóc ông ở trạm quân y hy sinh vì máy bay Mỹ đuổi bắn.

tm-img-alt
Giao lưu cùng nhà thơ Hoài Vũ.

Được biết, Ngày thơ Việt Nam năm nay có 12 Câu lạc bộ thơ tham gia. Trong Ngày thơ, Hội Nhà văn cũng chính thức phát động Cuộc thi thơ “Nhân nghĩa đất phương Nam lần II”, chủ đề là phản ánh những đổi thay, phát triển của TP.HCM và con người TP.HCM năng động nhạy bén, hào sảng, chân tình, trọng nghĩa.

Ngoài ra, chương trình còn có hoạt động mừng Lễ hội Nguyên tiêu ở quận 5 với nhiều nội dung phong phú như: Lễ Nghinh Ông quan thánh đế quân tuần du, Đêm thơ Việt Nam; Diễu hành đường phố Lễ hội Nguyên tiêu Xuân Giáp Thìn năm 2024…

Bạn đang đọc bài viết TP.HCM: Khai mạc Ngày thơ Việt Nam 2024. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Bài thơ: Đến một ngày
Đến một ngày rồi người sẽ quên ta//Tên của ta - người chẳng còn nhớ tới//Đoạn tương tư từng làm ta chới với///Sẽ vùi vào những ngày tháng chênh vênh
Bài thơ: Thì hãy sống...
Thì cứ bình yên để mỗi ngày trôi đi thật nhẹ//Chiếc đồng hồ nhích từng giây từng giây, rất khẽ///Con chim sẻ ríu rít ngoài ban công//Heo may chở mùa thu qua sông///Cải ngồng hong nắng...

Tin mới

Mốc son bằng vàng của dân tộc
70 năm đã trôi qua nhưng chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” vẫn mãi là niềm tự hào của dân tộc ta, để lại những bài học lịch sử vô giá, là động lực tinh thần to lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.
Người dân cả nước hân hoan đón mừng ngày 30/4-1/5
Tại Hà Nội, các không gian ngoài trời như: Hồ Hoàn Kiếm, Văn Miếu-Quốc Tử Giám, Hoàng thành Thăng Long, phố đi bộ… khá tấp nập. Tại Vườn thú Hà Nội (quận Ba Đình) khách du lịch nhiều địa phương đổ đến tham quan, tìm hiểu cuộc sống các loài động vật.
Hồ Sông Mây xả nước, 200 tấn cá chết trắng
Nhiều ngày qua, tại hồ Sông Mây (huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai) xuất hiện tình trạng cá chết nổi "trắng" mặt hồ, bốc mùi hôi thối ảnh hướng đến sức khỏe người dân và môi trường quanh khu vực.
Mùa xuân đẹp nhất
Chỉ có mùa xuân giải phóng mới biến ước mơ cháy bỏng của những công dân yêu nước Việt Nam thành hiện thực.
Bài thơ: Đến một ngày
Đến một ngày rồi người sẽ quên ta//Tên của ta - người chẳng còn nhớ tới//Đoạn tương tư từng làm ta chới với///Sẽ vùi vào những ngày tháng chênh vênh
Lào: Cho phép học sinh nghỉ học nếu nền nhiệt quá cao
Theo phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn, trước tình trạng nắng nóng kéo dài với nền nhiệt cao kỷ lục trên 40 độ C, Bộ Giáo dục và Thể thao Lào vừa chỉ đạo các nhà quản lý trường học trên cả nước xem xét cho học sinh nghỉ học nếu cần thiết.