Thứ ba, 30/04/2024 10:55 (GMT+7)

Trung tâm TP.HCM đang như “một hòn đảo nhiệt độ”

MTĐT -  Thứ ba, 09/07/2019 14:44 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Khu vực trung tâm TP.HCM đang như “một hòn đảo nhiệt độ” khi có nhiệt độ cao hơn những vùng xung quanh như Cần Giờ, Củ Chi… với nền nhiệt lên cực điểm gần 50 độ C.

Năm 2019 được dự báo là năm nóng nhất trong lịch sử kể từ khi nhiệt độ bắt đầu được quan trắc vào năm 1880. Đối với các thành phố, cùng với biến đổi khí hậu, quá trình đô thị hóa tăng nhanh là một trong những nguyên nhân làm gia tăng tính khắc nghiệt của thời tiết, đặc biệt trong những ngày hè oi ả.

Tại Hà Nội và TPHCM, trong thời gian gần đây đã có những ngày nắng nóng kỷ lục lên đến hơn 40 độ C và thậm chí gần 50 độ C. Nguyên nhân chính của hiện tượng này chính là do các tia năng lượng bị giữ lại trên bề mặt và các hoạt động của con người (công trình, giao thông...). Hiện tượng này đã và đang tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó có việc quy hoạch và phát triển đô thị.

Đó là những đánh giá trong chương trình gặp gỡ Báo chí môi trường với chủ đề: Đô thị nóng và hiện tượng đảo nhiệt” do Trung tâm Nghiên cứu Vùng và Đô thị (CRUS) tổ chức vào chiều 8/7/2019.

Trong chương trình, tiến sĩ Dương Thị Thúy Nga (Khoa môi trường, Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia TPHCM) đã đưa ra đánh giá về thực trạng gia tăng nhiệt độ báo động của TPHCM. Cụ thể, khu vực trung tâm TP đang như “một hòn đảo nhiệt độ” khi có nhiệt độ cao hơn những vùng xung quanh như Cần Giờ, Củ Chi… với nền nhiệt lên cực điểm gần 50 độ C.

Chính vì vậy, “hòn đảo nhiệt độ” này đã ảnh hưởng không ít đến sức khỏe của trẻ em và người già, năng suất làm việc của người lao động cũng bị giảm sút, đồng thời kéo theo hệ lụy về kinh tế, dịch vụ, du lịch, y tế…

Nguyên nhân là sự tăng trưởng về kinh tế mạnh mẽ ở TP, lượng người nhập cư đến TP ngày càng đông, kéo theo chuyển đổi mục đích sử dụng đất làm diện tích mảng xanh bị thu hẹp để làm đất thổ cư, đất sản xuất... làm gia tăng nhiệt độ bề mặt của đô thị. Vì vậy, các khu vực trung tâm TP luôn có nhiệt độ cao hơn các khu vực ngoại ô, nông thôn.

ThS Phạm Trần Hải từ Viện Nghiên cứu Phát triển TP HCM kiến nghị, trong quy hoạch phát triển đô thị của thành phố tới đây cần nghiên cứu quỹ đất dành cho mảng xanh đô thị. Chẳng hạn, cần tăng cường cây xanh đường phố để giảm nhiệt bề mặt của khu vực trung tâm đô thị.

Đối với các công trình xây dựng, cần có chính sách hỗ trợ tài chính cho việc tăng cường mái xanh (SGIS). Bài học kinh nghiệm ở Singapore là Chính phủ nước này đang hỗ trợ 50% chi phí đầu tư, tối đa là 75 đô la Sing/m2 và 750 đô la Sing/m2 (tường xanh) cho các công trình xây dựng xây trước tháng 4/2009; Hoặc ở Seoul (Hàn Quốc) đang thực hiện triết lý “Nước - Năng lượng - Thực phẩm” của mái nhà xanh trong quy hoạch đô thị. “Mô hình mái nhà xanh giúp giảm nước mưa chảy tràn; giảm hiện tượng đảo nhiệt đô thị và phát triển bền vững nông nghiệp đô thị” - ThS Hải cho biết.

Cũng theo chuyên gia này, ở TP HCM đang làm quy hoạch về công viên cây xanh, với mục tiêu đạt đến hơn 837 ha cây xanh sử dụng công cộng (công viên, đường phố). Tuy nhiên, tỷ lệ đất công viên, vườn hoa của TP HCM hiện chỉ vào khoảng 0,69 m2/người. Do đó, trong khi quy hoạch đến 2025 sẽ đạt khoảng 7m2/người (tiêu chuẩn của Singapore đang là 30,3m2/người; của Seoul 41m2/người). Ngoài ra, tỷ lệ phủ xanh của TP HCM hiện ở mức 18%, trong khi Singapore đã đạt tỷ lệ 56% nên đây cũng là chỉ tiêu cần đưa vào chiến lược quy hoạch.

Chia sẻ về các giải pháp và xu hướng quy hoạch của TP HCM, ThS Bùi Hồng Sơn, Giám đốc Trung tâm Thông tin (Sở Tài nguyên và Môi trường TP HCM) cho rằng, các nỗ lực của TP là hướng đến một đô thị sạch, đẹp, văn minh, nghĩa tình. Trong đó, tiêu chí hỗ trợ cảnh báo người dân bằng các app hay công nghệ 4.0 là mục tiêu chung của Đề án đô thị thông minh. “Với tư cách là một cơ quan tham mưu cho UBND TP, chúng tôi khuyến khích sự tham gia của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu để hiến kế cho TP HCM trong các vấn đề kinh tế - xã hội nói chung, và vấn đề tài nguyên môi trường nói riêng” - ThS Bùi Hồng Sơn nhấn mạnh.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Trung tâm TP.HCM đang như “một hòn đảo nhiệt độ”. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Nghĩa Lộ (Yên Bái) khắc phục hạn hán do khô hanh kéo dài
Trong thời gian qua, do thời tiết khô hanh kéo dài, lượng mưa ít dẫn đến mực nước nhiều sông, suối và hồ, đập trên địa bàn tỉnh Yên Bái, trong đó có thị xã Nghĩa Lộ xuống thấp gây khó khăn trong việc dẫn nước phục vụ dân sinh và sản xuất nông nghiệp.
Cảnh báo tần suất La Nina và El Nino gia tăng
Ngày 25/4, các chuyên gia khí tượng cho biết hiện tượng thời tiết El Nino và La Nina - kéo theo những đợt nóng, lạnh, mưa hoặc hạn hán - sẽ diễn ra thường xuyên và khắc nghiệt hơn trong những năm tới.

Tin mới

Mốc son bằng vàng của dân tộc
70 năm đã trôi qua nhưng chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” vẫn mãi là niềm tự hào của dân tộc ta, để lại những bài học lịch sử vô giá, là động lực tinh thần to lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.
Người dân cả nước hân hoan đón mừng ngày 30/4-1/5
Tại Hà Nội, các không gian ngoài trời như: Hồ Hoàn Kiếm, Văn Miếu-Quốc Tử Giám, Hoàng thành Thăng Long, phố đi bộ… khá tấp nập. Tại Vườn thú Hà Nội (quận Ba Đình) khách du lịch nhiều địa phương đổ đến tham quan, tìm hiểu cuộc sống các loài động vật.
Hồ Sông Mây xả nước, 200 tấn cá chết trắng
Nhiều ngày qua, tại hồ Sông Mây (huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai) xuất hiện tình trạng cá chết nổi "trắng" mặt hồ, bốc mùi hôi thối ảnh hướng đến sức khỏe người dân và môi trường quanh khu vực.
Mùa xuân đẹp nhất
Chỉ có mùa xuân giải phóng mới biến ước mơ cháy bỏng của những công dân yêu nước Việt Nam thành hiện thực.
Bài thơ: Đến một ngày
Đến một ngày rồi người sẽ quên ta//Tên của ta - người chẳng còn nhớ tới//Đoạn tương tư từng làm ta chới với///Sẽ vùi vào những ngày tháng chênh vênh
Lào: Cho phép học sinh nghỉ học nếu nền nhiệt quá cao
Theo phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn, trước tình trạng nắng nóng kéo dài với nền nhiệt cao kỷ lục trên 40 độ C, Bộ Giáo dục và Thể thao Lào vừa chỉ đạo các nhà quản lý trường học trên cả nước xem xét cho học sinh nghỉ học nếu cần thiết.