Thứ năm, 02/05/2024 17:08 (GMT+7)

VN là 1 trong 5 quốc gia hàng đầu chịu trách nhiệm về rác thải nhựa

MTĐT -  Thứ sáu, 07/06/2019 14:49 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

60% chất thải nhựa được thải ra từ châu Á, trong đó Việt Nam là 1 trong 5 quốc gia hàng đầu chịu trách nhiệm cho 13 tấn rác thải nhựa thải ra đại dương mỗi năm…

Theo báo Công thương, tại hội thảo “Rác thải nhựa - khu vực công - tư cùng giải quyết thách thức” do Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh diễn ra mới đây, tiến sĩ Albert T. Lieberg, Trưởng đại diện Tổ chức Lương thực và nông nghiệp Liên hợp quốc tại Việt Nam (FAO) đã chia sẻ những con số thống kê kinh hoàng.

Theo đó, Có khoảng 8,3 tỷ tấn nhựa được sản xuất từ năm 1950 đến nay và 60% trong số đó không thể phân hủy. Chỉ tính riêng năm 2018, có 300 tấn nhựa đã được sản xuất và dự kiến con số này là 500 triệu tấn vào năm 2030.

Tiến sĩ Albert T.Lieberg cũng cho biết, tốc độ sản xuất nhựa gia tăng chóng mặt theo xu hướng dùng 1 lần mà không tái sử dụng khiến rác thải nhựa gia tăng với 5.000 tỷ túi nhựa mỗi năm. Có khoảng 1 triệu chai nhựa được mua mỗi phút, 100 ngàn động vật biển đã bị giết mỗi năm bởi rác thải nhựa; 60% chất thải nhựa được thải ra từ châu Á. Trong đó Việt Nam là 1 trong 5 quốc gia hàng đầu chịu trách nhiệm cho 13 tấn rác thải nhựa thải ra đại dương mỗi năm…

Ước tính có 1,8 triệu tấn chất thải nhựa được tạo ra ở Việt Nam/năm. Ảnh: Internet.

Theo đại diện FAO, ước tính có 1,8 triệu tấn chất thải nhựa được tạo ra ở Việt Nam/năm, trong khi lượng nhựa tiêu thụ ước tăng 16-18%/năm.

Tỉ lệ nghịch với tiêu thụ nhựa và xả thải rác nhựa tăng là chính sách quản lý chất thải, việc xây dựng cơ sở tái chế và các chính sách có liên quan lại không đáp ứng kịp cho nhu cầu nói trên.

Theo ông Nguyễn Thành Phương, phó cục trưởng Cục Bảo vệ môi trường miền Nam (Tổng cục Môi trường), để xử lý vấn đề rác thải nhựa một cách toàn diện đòi hỏi nỗ lực chung, cả từ Chính phủ, doanh nghiệp đến hộ gia đình.

Thực tế đang cho thấy năng lực quản lý và xử lý chất thải nhựa tại Việt Nam còn nhiều hạn chế, công nghệ xử lý tái chế lạc hậu, việc thu gom, phân loại rác còn nhiều vấn đề. Dù đã xuất hiện một số doanh nghiệp sản xuất sản phẩm túi phân hủy từ tinh bột, hoặc túi, ống hút, găng tay, cốc giấy phân hủy sinh học... nhưng còn rất hiếm hoi.

Ông Tanachart Ralsiripong, giám đốc điều hành BASF Vietnam, cho rằng việc thiếu cơ sở hạ tầng cũng như cách thức quản lý, phân loại, xử lý rác thải nhựa lại là vấn đề chung của toàn xã hội và "đòi hỏi các giải pháp mang tính hệ thống khi xử lý, nếu không muốn trở nên quá muộn".

Thống kê của Bộ TN&MT cho thấy, chỉ tính riêng 2 TP lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, mỗi ngày đã thải ra môi trường khoảng 80 tấn nhựa và túi nilon. Riêng Hà Nội, thải ra 4.000 - 5.000 tấn rác mỗi ngày, trong đó rác thải nilon chiếm 7 - 8%.

Đáng nói, lượng chất thải nhựa và túi nilon cả nước chiếm khoảng 8 - 12% trong chất thải rắn sinh hoạt. Nếu trung bình khoảng 10% lượng chất thải nhựa và túi nilon không được tái sử dụng mà thải bỏ hoàn toàn thì lượng chất thải nhựa và túi nilon thải bỏ xấp xỉ khoảng 2,5 triệu tấn/năm. Hậu quả là rác thải nhựa và nilon phát sinh không ngừng, có mặt ở khắp nơi, gây ra thảm họa mà các nhà khoa học gọi là "ô nhiễm trắng".

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết VN là 1 trong 5 quốc gia hàng đầu chịu trách nhiệm về rác thải nhựa. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thanh Hóa: Hàng tấn cá chết bất thường trên sông Mã
Từ ngày 19/3 đến 28/4, trên địa bàn các xã Thiết Kế, Thiết Ống, Ban Công, Ái Thượng và thị trấn Cành Nàng, huyện Bá Thước(Thanh Hóa) xuất hiện hàng tấn cá lồng nuôi chết bất thường có hàng chục trên sông Mã khiến nhiều người dân hoang mang, lo lắng.

Tin mới

Đội phản ứng nhanh về vệ sinh môi trường
Biệt danh ấy được anh em trong công ty gọi thân mật như đã nêu bật sự năng động, trách nhiệm trong công việc; có việc là lên đường bất kể thời tiết… của các thành viên Tổ xe 2 thuộc Chi nhánh Đống Đa, Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hà Nội.