Thứ bảy, 27/04/2024 19:25 (GMT+7)

Xây đập dâng trên sông Hồng: Thay đổi dòng chảy, nguy cơ nước mặn xâm nhập

MTĐT -  Thứ bảy, 23/03/2024 23:07 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Liên quan đến việc xây đập dâng trên sông Hồng, đại biểu Quốc hội Phạm Quang Huân cho biết khi làm đập dâng trên sông Hồng sẽ thay đổi dòng chảy, từ đó làm ảnh hưởng tới sinh thái phía hạ lưu, nguy cơ nước mặn sẽ xâm nhập trở lại.

Mới đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cho biết sẽ xây dựng 2 đập dâng tại khu vực Xuân Quan, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên và tại khu vực cống Long Tửu, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội để nâng cao mực nước sông Hồng. Từ đó, góp phần đảm bảo nguồn nước tưới tiêu, đồng thời góp phần làm giảm ô nhiễm sông Đáy, sông Nhuệ.

Về vấn đề này, ông Phạm Quang Đông - Phó Chi Cục trưởng Chi cục Thủy lợi và phòng chống thiên, Sở NN&PTNT Hà Nội - cho biết, những năm qua, mực nước sông Hồng hạ thấp so với trước đây. Các hồ thủy điện ở thượng nguồn cũng đã có những đợt xả nước lớn, nhưng cũng không đủ mực nước cho các trạm bơm hoạt động. Vì vậy, thành phố phải sử dụng trạm bơm dã chiến mới lấy được nước phục vụ sản xuất. Do đó, việc nâng mực nước trên sông Hồng để đảm bảo sản xuất, sinh hoạt là cần thiết.

Theo ông Đông, giải pháp cụ thể như thế nào các Bộ, ngành cần tiếp tục nghiên cứu, nhưng phải đáp ứng mục tiêu là nâng mực nước sông Hồng; cũng phải đảm bảo dòng sông thông thoáng để thoát lũ vào mùa mưa lũ, đảm bảo môi trường, giao thông, hệ sinh thái.

Cống Long Tửu (huyện Đông Anh, Hà Nội) là khu vực dự kiến xây dựng đập dâng.
Cống Long Tửu (huyện Đông Anh, Hà Nội) là khu vực dự kiến xây dựng đập dâng.

Theo ông Nguyễn Quang Huân - đại biểu Quốc hội đoàn Bình Dương, Phó Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam, khi làm đập dâng trên sông Hồng sẽ thay đổi dòng chảy, từ đó làm ảnh hưởng tới sinh thái phía hạ lưu, nguy cơ nước mặn sẽ xâm nhập trở lại.

Theo ông Huân, Ngân hàng Thế giới đã đánh giá nếu mức khai thác nước đạt 20-30% tổng lưu lượng nước trong một thời điểm là tới hạn (mức căng thẳng cần bảo vệ). Nếu khai thác nước đạt tới 40% tổng lưu lượng nước là cực kỳ căng thẳng. Việc khai thác vượt qua điểm căng thẳng gây nguy hiểm cho chính sản xuất công nghiệp hoặc làng nghề xung quanh đó hay những nơi sản xuất cần đến nước.

Về giải pháp, ông Nguyễn Quang Huân cho rằng, các cơ quan liên quan cần phải tiếp tục nghiên cứu, đưa ra giải pháp phù hợp; lắng nghe ý kiến của các đơn vị liên quan, trong đó có ngành điện lực để có đánh giá.

tm-img-alt
Ông Nguyễn Quang Huân.

Ông Huân dẫn chứng, mới đây Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đi giám sát về biến đổi khí hậu đã làm việc với một số nhà máy thủy điện trên thượng nguồn sông Hồng. Khi đó, lãnh đạo nhà máy thủy điện đề xuất giải pháp giúp cho hạ lưu không thiếu nước là đưa các đầu ống ra xa bờ hơn để lấy nước. Nếu triển khai, nhà máy thủy điện sẵn sàng chia sẻ kinh phí với Hà Nội (khoảng 300-400 tỷ đồng). Lý do thủy điện đưa ra đề xuất này để hạn chế thiếu điện vào mùa khô. Trong khi đó, lượng nước được xả xuống hạ nguồn để phục vụ tưới tiêu có hiệu suất thấp hơn so với sử dụng nước để sản xuất điện.

“Tôi cho rằng không có phương án nào là tối ưu, là tuyệt đối. Thay vào đó, cần phải đánh giá để tìm ra điểm tối ưu và việc này do các cơ quan chuyên môn tiến hành và quyết định. Khi đó, họ sẽ cân đối giữa lợi ích sản xuất công nghiệp, dân sinh, giao thông, nông nghiệp, hệ sinh thái”, ông Huân nói.

tm-img-alt
Sông Nhuệ ngày càng ô nhiễm trầm trọng

Theo ông Nguyễn Quang Huân, nếu nước sông Hồng dâng cao thì sông Nhuệ, sông Đáy cũng sẽ bớt ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, đó chỉ là giải pháp phần ngọn.

Ông Huân cho rằng, vấn đề cốt lõi trong giải quyết ô nhiễm sông Nhuệ, sông Đáy là phải thu thu gom nước thải sinh hoạt, sản xuất trước khi đổ xuống sông. Nếu không giải quyết được vấn đề này thì dù nước sông Hồng có được dẫn vào sông Nhuệ, sông Đáy vẫn sẽ ô nhiễm. Đó là chưa kể, việc dẫn nước từ sông Hồng vào sông Nhuệ, sông Đáy chẳng khác gì việc vận chuyển cục bộ ô nhiễm từ khu vực này sang khu vực khác, thậm chí vùng hạ lưu còn ô nhiễm trầm trọng hơn.

Trong khi đó, TS. Đào Trọng Tứ - Trưởng ban điều hành Mạng lưới sông ngòi Việt Nam - cũng băn khoăn việc Bộ NN&PTNT sẽ xây dựng 2 đập dâng trên sông Hồng và cho rằng cơ quan chức năng cần nghiên cứu kỹ những tác động tới môi trường, cảnh quan, tâm linh khi xây dựng 2 đập dâng.

TS. Đào Trọng Tứ đề nghị Hà Nội cần phải xử lý dứt điểm tình trạng xả thẳng nước thải sinh hoạt, sản xuất xuống các dòng sông. Chỉ khi làm tốt việc thu gom chất thải, nước thải tình trạng trạng ô nhiễm các dòng sông mới được cải thiện.

Bạn đang đọc bài viết Xây đập dâng trên sông Hồng: Thay đổi dòng chảy, nguy cơ nước mặn xâm nhập. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Theo Thanh Hiếu/Tiền Phong

Cùng chuyên mục

Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.
Quản lý rác thải điện tử - Bài học từ thế giới
Rác thải điện tử khó tái chế, xử lý với chi phí cao nên việc xử lý ở Việt Nam vẫn chưa thực sự hiệu quả. Tham khảo kinh nghiệm của các quốc gia có thể là bài học hữu ích cho cơ quan quản lý môi trường Việt Nam trong xử lý loại chất thải này.

Tin mới

Khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2024
Ngày 26/4, tại Danh thắng Tràng An, Lễ hội Tràng An năm 2024 đã chính thức được khai mạc. Đây là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.
Bài thơ: Tháng Tư này
Tháng Tư này còn gì để nhớ mong//Khi tình đã úa màu theo năm tháng//Kỷ niệm cũ vùi sâu miền dĩ vãng///Gợi làm gì thêm đau xót lòng nhau
Bài thơ: Áo lính về quê
Thỉnh thoảng con về thăm nhà///Thích mặc áo lính để mà nhớ xưa///Mẹ già trông nắng đợi mưa///Đọc trang sách cũ vẫn chưa rách lề