Thứ ba, 30/04/2024 01:27 (GMT+7)

Xuân phân 2019: Sao lại được gọi là 'Điểm đầu tiên của Bạch Dương'?

MTĐT -  Thứ tư, 20/03/2019 14:22 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Trong thiên văn học chiêm tinh, Xuân phân được gọi là "Điểm đầu tiên của Bạch Dương". Tại sao vậy?

Tiết Xuân phân năm 2019 năm nay rơi vào ngày 20/3. Lẽ dĩ nhiên, trang chủ Google Doodle không quên thiết kế hình ảnh ngộ nghĩnh để nhắc người dùng về sự kiện thiên văn đặc biệt diễn ra thường niên này

Tiết Xuân phân là một sự kiện chỉ thời điểm giao mùa của Trái Đất. Xuân phân được hiểu theo nhiều quan điểm khoa học và lịch sử khác nhau trên thế giới. Điểm chung nhất của nó là diễn ra dao động từ 19 đến 21/3 hàng năm, khi đó Mặt Trời ở gần xích đạo nhất năm. Do đó, Trái Đất của chúng ta nhận được lượng nhiệt cũng lớn nhất.

Hình ảnh Doodle trên trang chủ Google hôm nay 20/3 nhắc người dùng về thời điểm giao mùa của Trái Đất. Nguồn: Google.

Trong thiên văn học chiêm tinh, sở dĩ người ta gọi Xuân phân (Equinox vernal) là "Điểm đầu tiên của Bạch Dương" (First Point of Aries) là bởi, vào năm 150 sau Công nguyên khi nhà bác học người Hy Lạp Ptolemy lần đầu tiên lập bản đồ các chòm sao, thì chòm sao Bạch Dương nằm ở vị trí đó.

"Điểm đầu tiên của Bạch Dương": Khởi nguồn cho vạn vật bước vào mùa Xuân mới

Trong thiên văn học, chúng ta cần một hệ tọa độ thiên thể để cố định vị trí của tất cả các thiên thể trong thiên cầu.

Nhà bác học người Hy Lạp Ptolemy (100-178).

Điều này tương tự như cách chúng ta sử dụng vĩ độ và kinh độ để xác định vị trí trên bề mặt Trái Đất so với khoảng cách góc của nó so với Xích đạo và Kinh tuyến Greenwich.
Giống như Kinh tuyến Greenwich được chọn làm điểm 0 để đo kinh độ trên bề mặt Trái Đất, "Điểm đầu tiên của Bạch Dương" đã được chọn là điểm 0 trong thiên cầu.

"Điểm đầu tiên của Bạch Dương" hay còn gọi gọn lại là "Điểm của Bạch Dương" là một trong hai điểm trên bầu trời mà tại đó các đường xích đạo thiên cầu đi qua mặt phẳng hoàng đạo.

"Điểm đầu tiên của Bạch Dương" rất quan trọng trong các lĩnh vực thiên văn học, hàng hải và chiêm tinh học. Các bảng điều hướng ghi lại vị trí địa lý của "Điểm đầu tiên của Bạch Dương" được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho vị trí của các ngôi sao điều hướng.

Dưới góc độ chiêm tinh học, các nhà chiêm tinh học Babylon cổ đại đã phát minh ra 12 cung Hoàng đạo nhằm biểu đạt 12 chòm sao tạo thành 12 cung trong "Vòng tròn Hoàng đạo" - hay còn gọi là "Đường đi của Mặt Trời".

Và điểm khởi đầu của cung Bạch Dương chính là Xuân phân. 11 cung Hoàng đạo còn lại cứ thế nối tiếp nhau.

Theo Soha

Bạn đang đọc bài viết Xuân phân 2019: Sao lại được gọi là 'Điểm đầu tiên của Bạch Dương'?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Bài thơ: Đến một ngày
Đến một ngày rồi người sẽ quên ta//Tên của ta - người chẳng còn nhớ tới//Đoạn tương tư từng làm ta chới với///Sẽ vùi vào những ngày tháng chênh vênh

Tin mới

Bài thơ: Đến một ngày
Đến một ngày rồi người sẽ quên ta//Tên của ta - người chẳng còn nhớ tới//Đoạn tương tư từng làm ta chới với///Sẽ vùi vào những ngày tháng chênh vênh
Lào: Cho phép học sinh nghỉ học nếu nền nhiệt quá cao
Theo phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn, trước tình trạng nắng nóng kéo dài với nền nhiệt cao kỷ lục trên 40 độ C, Bộ Giáo dục và Thể thao Lào vừa chỉ đạo các nhà quản lý trường học trên cả nước xem xét cho học sinh nghỉ học nếu cần thiết.
Bài thơ: Thì hãy sống...
Thì cứ bình yên để mỗi ngày trôi đi thật nhẹ//Chiếc đồng hồ nhích từng giây từng giây, rất khẽ///Con chim sẻ ríu rít ngoài ban công//Heo may chở mùa thu qua sông///Cải ngồng hong nắng...