Thứ sáu, 26/04/2024 08:35 (GMT+7)

Doanh nghiệp 'đầu độc' kênh xanh, chính quyền loay hoay xử lý

MTĐT -  Chủ nhật, 21/01/2018 08:23 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Bị xử phạt vì xả thải ra dòng kênh làm ô nhiễm nguồn nước, một số doanh nghiệp đối phó bằng việc giải thể rồi thành lập một công ty mới chỉ khác mã số thuế.

Hàng trăm người dân sống ven kênh Bà Mẫn tại ấp 2 (xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, TP.HCM) đang phải chịu cảnh sống chung với rác thải và ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng.

Đã nhiều năm nay, kênh Bà Mẫn từ một con kênh sạch sẽ, trong vắt với đầy cá, ốc sinh sống bỗng trở nên bốc mùi, hôi thối nồng nặc. Dòng nước kênh từ xanh trong nay đã nhuốm màu đen đậm, khiến cuộc sống của người dân liên tục bị ảnh hưởng.

Được biết, dân cư tại đây chủ yếu là từ các nơi khác nhập cư đến, người lâu nhất cũng đã gần 20 năm, đối với họ con kênh Bà Mẫn gắn liền với nhiều kỷ niệm. Vì thế, khi thấy dòng kênh đang “chết” dần, họ liên tục gửi thưa gửi tới các cấp chính quyền.

Tuy nhiên, thời gian kéo dài, kênh ngày một cạn nước và hôi thối, còn chính quyền dường như vẫn bất lực trong việc xử phạt hung thủ “đầu độc” dòng kênh xanh.

Dòng nước đen ngòm, bốc mùi hôi thối nhiều năm nay vì bị nhiều doanh nghiệp trên địa bàn "đầu độc"

“Tôi về đây tính ra đã 14 năm, ngày xưa kênh này trong và sạch lắm. Người ta còn ra câu cá về nấu ăn, giờ nhìn vừa đen, vừa hôi.

Đặc biệt là vào giữa trưa, mùi thối bốc lên khiến chúng tôi phải đóng kín cửa, ở trong nhà hoặc đi chỗ khác”, bà Hoàng Anh, người dân tại đây cho biết.

Không chỉ sống chung với môi trường ô nhiễm, người dân tại đây còn không có nước sạch để dùng. Theo họ, nước máy được cung cấp có màu vàng, nếu để lâu thường có cặn bên dưới đáy nên không ai dám dùng để nấu ăn mà chỉ để tắm rửa, giặt giũ.

Đại diện chính quyền xã Xuân Thới Thượng cho biết, dòng kênh Bà Mẫn bị ô nhiễm như vậy ngoài một phần ý thức của người dân thì lý do chủ yếu vì một số doanh nghiệp dệt may ngang nhiên xả thải ra môi trường.

Theo đó, chính quyền địa phương từng nhận được phản ánh từ người dân về một doanh nghiệp làm nghề tẩy vải, dệt may trên địa bàn có hành vi xả lượng lớn nước thải ra môi trường.

Cuối tháng 6/2017, UBND xã Xuân Thới Thượng đã phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường đi kiểm tra công ty này về hoạt động chất tẩy.

Lúc kiểm tra, lực lượng chức năng cũng lấy mẫu để đi xét nghiệm và phát hiện lượng nước thải vượt quá hàm lượng cho phép nên đã có công văn đề nghị thanh tra.

Bên cạnh dòng kênh ô nhiễm là một điểm cung cấp nước sạch.

“Một tuần sau, Cục Cảnh sát Môi trường TP.HCM cũng đến kiểm tra. Việc nhiều đơn vị kiểm tra khiến thủ tục bị chồng chéo, thời gian kéo dài. Tuy nhiên sau đó chúng tôi cũng đã thống nhất được và ra quyết định xử phạt công ty trên”, đại diện chính quyền xã cho biết.

Nhưng đến lúc ra quyết định xử phạt thì doanh nghiệp trên bất ngờ giải thể. Sau đó thành lập một công ty mới, cùng tên và địa chỉ nhưng có mã số thuế khác. Việc này khiến quá trình xử lý gặp khó khăn cho chính quyền địa phương.

“Hiện tại đã bước qua năm 2018 nên chúng tôi đang lên kế hoạch kiểm tra lại doanh nghiệp này. Nếu như họ tiếp tục xả thải vượt quá mức cho phép ra môi trường thì chúng tôi sẽ xử lý theo quy định”, đại diện UBND xã Xuân Thới Thượng cho hay.

Theo VTC News

Bạn đang đọc bài viết Doanh nghiệp 'đầu độc' kênh xanh, chính quyền loay hoay xử lý. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.