Thứ hai, 29/04/2024 06:32 (GMT+7)

6 nhiệm vụ, giải pháp phát triển hệ thống đô thị bền vững vùng Đồng bằng sông Hồng

MTĐT -  Thứ hai, 08/01/2024 15:50 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Bộ Xây dựng đặt kế hoạch triển khai 6 nhóm nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển hệ thống đô thị bền vững và kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại vùng Đồng bằng sông Hồng.

Xây dựng cơ chế có lồng ghép đặc thù

Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Quyết định số 1455/QĐ-BXD ngày 29/12/2023 về Kế hoạch hành động của Bộ Xây dựng (Kế hoạch 1455) thực hiện Nghị quyết số 14/NQ-CP ngày 08/02/2023 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 23/11/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Kế hoạch 1455 đặt ra 6 nhóm nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển hệ thống đô thị bền vững và kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại vùng Đồng bằng sông Hồng.

6 nhiệm vụ, giải pháp phát triển hệ thống đô thị bền vững vùng Đồng bằng sông Hồng
Cơ quan chuyên môn của Bộ Xây dựng sẽ xây dựng các cơ chế, chính sách có lồng ghép đặc thù của vùng để thúc đẩy sự phát triển của các đô thị… Ảnh minh họa. Nguồn: ITN.

Cụ thể, các đơn vị trực thuộc Bộ Xây dựng (Trung tâm Thông tin, Báo Xây dựng, Tạp chí Xây dựng phối hợp với các đơn vị trực thuộc Bộ Xây dựng) chịu trách nhiệm thường xuyên tổ chức quán triệt, tuyên truyền, tạo sự đồng thuận trong xây dựng, tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch hành động đối với các nội dung theo chức năng, nhiệm vụ được giao, chú trọng nội dung liên quan đến xây dựng hệ thống đô thị thông minh, hiện đại.

Cục Hạ tầng kỹ thuật, Cục Phát triển đô thị phối hợp với các đơn vị liên quan thường xuyên theo dõi các chỉ tiêu về tỷ lệ đô thị hóa của vùng, tỷ lệ dân số đô thị đang sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung.

Vụ Quy hoạch - kiến trúc, Cục Phát triển đô thị phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức lập, thẩm định để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn quốc gia.

Các Cục, Vụ: Phát triển đô thị, Nhà ở và thị trường BĐS, Hạ tầng kỹ thuật, Quy hoạch - kiến trúc, Pháp chế xây dựng, hoàn thành các cơ chế chính sách có lồng ghép đặc thù của vùng để thúc đẩy sự phát triển của các đô thị của vùng như: xây dựng dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn, Luật Quản lý phát triển đô thị, văn bản hướng dẫn Luật Nhà ở 2023, Luật Kinh doanh BĐS 2023.

Vụ Quy hoạch - kiến trúc chủ trì phối hợp với Cục Phát triển đô thị, Cục Hạ tầng kỹ thuật, Vụ Pháp chế là đầu mối chuyên môn giúp lãnh đạo Bộ trong hoạt động Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng; theo dõi việc lập, thẩm định, phê duyệt Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 bảo đảm không gian phát triển vùng cân bằng, bền vững, kết nối hiệu quả các hành lang, vành đai kinh tế, các cực tăng trưởng và hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng giao thông.

Hướng dẫn xây dựng định hướng phát triển

Điểm đáng chú ý, Kế hoạch 1455 đặt ra nhiệm vụ đối với cơ quan chuyên môn Bộ Xây dựng đôn đốc các địa phương thực hiện và phối hợp hướng dẫn, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện Nghị quyết số 14/NQ-CP.

6 nhiệm vụ, giải pháp phát triển hệ thống đô thị bền vững vùng Đồng bằng sông Hồng
Cơ quan chuyên môn của Bộ Xây dựng sẽ hướng dẫn các địa phương xây dựng định hướng phát triển về hạ tầng kỹ thuật… Ảnh minh họa. Nguồn: ITN.

Trong đó, Vụ Quy hoạch - kiến trúc chủ trì thường xuyên, liên tục đôn đốc, theo dõi, hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng và kiến trúc (quy hoạch - kiến trúc) của các địa phương vùng Đồng bằng sông Hồng theo quy định pháp luật và chức năng, nhiệm vụ được giao.

Theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch chung xây dựng Vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đối với các địa phương trong vùng Đồng bằng sông Hồng thuộc phạm vi quy hoạch xây dựng Vùng Thủ đô Hà Nội).

Phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương trong vùng trong công tác quản lý quy hoạch - kiến trúc, tiếp tục phối hợp xây dựng và thực hiện đồng bộ các chính sách về di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp, cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp, bệnh viện cần di dời ra khỏi trung tâm Thủ đô Hà Nội theo quy hoạch, kế hoạch. Theo dõi, hướng dẫn quy hoạch đô thị theo phương thức TOD.

Cục Phát triển đô thị thực hiện theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra quá trình và tình hình phát triển hệ thống đô thị cả vùng; theo dõi, báo cáo chỉ tiêu tỷ lệ đô thị hóa của vùng.

Theo dõi, đôn đốc thực hiện phát triển đô thị bảo đảm vai trò hạt nhân động lực, cực tăng trưởng, trung tâm vùng, trung tâm tiểu vùng và vai trò hỗ trợ đã được xác định trong quy hoạch vùng của các đô thị trong vùng.

Theo dõi, đôn đốc thúc đẩy hình thành một số trung tâm đô thị cấp quốc gia, cấp vùng đạt các chỉ tiêu y tế, giáo dục, đào tạo đạt mức bình quân của đô thị thuộc 4 nước dẫn đầu ASEAN, đô thị thông minh (Thủ đô Hà Nội, TP Hải Phòng…).

Cục Hạ tầng kỹ thuật theo dõi, hướng dẫn các địa phương trong vùng Đồng bằng sông Hồng xây dựng định hướng phát triển về hạ tầng kỹ thuật trong quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn.

Theo dõi, hướng dẫn các giải pháp phát triển hạ tầng kỹ thuật cho 2 cực tăng trưởng của Vùng (Hà Nội và Hải Phòng) và các trung tâm vùng, trung tâm tiểu vùng nhằm huy động, phân bổ nguồn lực thực hiện các dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật quan trọng (công trình cấp nước, thoát nước và xử lý nước thải, hệ thống giao thông đô thị…) bảo đảm tính liên kết, đồng bộ, thống nhất hiệu quả và bền vững, chủ động ứng phó với tình hình BĐKH.

Theo dõi, phối hợp với các địa phương trong vùng Đồng bằng sông Hồng rà soát các công trình cấp nước, hướng dẫn kiểm soát, thực hiện bảo dảm an ninh, an toàn cấp nước từ nguồn nước, nhà máy nước, hệ thống truyền tải và phương án dự phòng rủi ro cấp nước.

Theo dõi hoàn thành tuyến Metro tại Thủ đô Hà Nội, tuyến đường sắt đô thị kết nối Hà Nội với các tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nam, Vĩnh Phúc, đường bộ cao tốc hướng tâm và các hệ thống đường vành đai Vùng Thủ đô Hà Nội, tuyến quốc lộ, tỉnh lộ đạt tiêu chuẩn, tuyến đường sắt liên vận đạt tiêu chuẩn quốc tế, tuyến đường sắt cao tốc tốc độ cao Bắc - Nam (xây dựng đoạn Hà Nội - Vinh), tuyến Hà Nội - Hải Phòng, tuyến vành đai phía Đông Hà Nội (đoạn Ngọc Hồi -Thạch Lỗi), các tuyến đường thủy, cảng quốc tế…

Cục Quản lý nhà ở và thị trường BĐS đôn đốc, theo dõi, hướng dẫn các cơ chế, chính sách, chương trình, đề án bảo đảm an ninh nhà ở cho dân cư khu vực đô thị và nông thôn các địa phương trong vùng Đồng bằng sông Hồng, đặc biệt cơ chế thúc đẩy sự phát triển của NƠXH, nhà ở cho công nhân tại các địa phương có công nghiệp phát triển nhanh, thu hút nhiều lao động.

Đôn đốc, theo dõi và hướng dẫn thực hiện cơ chế cải tạo, chỉnh trang chung cư hết niên hạn sử dụng, chung cư xuống cấp, mất an toàn, đặc biệt là ở các đô thị lớn.

Vụ Vật liệu xây dựng, Viện Kiến trúc quốc gia theo dõi, hướng dẫn sử dụng hợp lý, tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong khai thác, sử dụng VLXD; theo dõi, hướng dẫn, nghiên cứu, đề xuất các giải pháp quản lý phát huy giá trị bản sắc văn hóa trong kiến trúc truyền thống khu vực đô thị, nông thôn Vùng đồng bằng sông Hồng.

Kế hoạch 1455 đồng thời nêu rõ, lãnh đạo Bộ Xây dựng tập trung chỉ đạo, điều hành thực hiện Chương trình hành động trong các lĩnh vực phân công và đơn vị được phân công phụ trách, chỉ đạo các đơn vị xây dựng kế hoạch cụ thể và tổ chức thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp trong Chương trình hành động.

Kịp thời chỉ đạo xử lý những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai của các đơn vị; chủ động trao đổi, giải quyết hoặc báo cáo Bộ trưởng xem xét, quyết định trong trường hợp cần thiết...

Bạn đang đọc bài viết 6 nhiệm vụ, giải pháp phát triển hệ thống đô thị bền vững vùng Đồng bằng sông Hồng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Thanh Nga/Tạp chí Xây dựng

Cùng chuyên mục

Tin mới

Thiết kế cấp phối bê tông san hô
Thiết kế cấp phối bê tông san hô cấp độ bền B15, B20, B22,5 (sử dụng cốt liệu cát, đá san hô và nước mặn). Kết quả cho thấy, việc sử dụng vật liệu vật liệu, nước biển thay thế cho vật liệu truyền thống là khả thi.
Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.
Khai trương phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy
Tuyến phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy dài hơn 1km với hơn 100 ki ốt đa dạng chủng loại ngành hàng từ nhà hàng ẩm thực, đồ lưu niệm, đồ uống, ẩm thực đường phố... được trang trí bắt mắt nằm ngay trung tâm khu du lịch Bãi Cháy.