Chủ nhật, 28/04/2024 01:32 (GMT+7)

A Huynh - Người giữ lửa âm nhạc dân tộc Jrai

DIỆP HOÀNG -  Thứ năm, 29/08/2019 14:53 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Mong mỏi gìn giữ bản sắc âm nhạc dân tộc, chàng trai A Huynh (làng Chốt, TT Sa Thầy, Sa Thầy, Kon Tum) đã dành hơn 20 năm gắn bó, tìm hiểu những giai điệu, nhạc cụ truyền thống Jrai.

Trong căn nhà sàn của anh A Huynh (37 tuổi) lưu giữ rất nhiều loại nhạc cụ dân tộc mà chính anh đã tự mày mò, chế tác. Đàn T’rưng, đàn đá với âm thanh như dòng suối chảy; đàn K’ní giai điệu réo rắt, nỉ non; đàn Ting ning, đàn Đinh Pút mộc mạc, sâu lắng.

Những vật liệu anh A Huynh làm nhạc cụ khá thô sơ, chỉ là ống tre, nứa, quả bầu khô hay thậm chí chỉ là những viên đá. Thế nhưng, qua bàn tay tài hoa của nghệ nhân trẻ, các vật liệu đơn sơ này như được thổi hồn để phát ra âm thanh trong trẻo, làm say lòng người.

Căn nhà sàn của anh A Huynh.

Trong các loại nhạc cụ, A Huynh có niềm say mê đặc biệt với đàn đá. Anh Huynh chia sẻ, trong một lần qua suối, anh bắt gặp tiếng nước chảy va vào đá và phát ra âm thanh hay, lạ khiến anh bị cuốn theo những giai điệu và quyết định tự tạo nên bộ đàn đá hoàn chỉnh. “Tôi thích tiếng đàn đá lắm nên đã tự mày mò làm nên bộ đàn cho riêng mình. Nhìn viên đá vậy thôi nhưng khi mình biết cách chỉnh thì sẽ cho ra âm thanh khác nhau. Như đẽo đá ngang âm sẽ trầm, âm cao thì đập đá ngắn”, anh A Huynh cho biết.

Chưa từng học qua trường lớp đào tạo nhạc cụ dân tộc, nhưng với lòng đam mê, A Huynh đã tự tìm tòi, học hỏi rất nhiều và đã thành công. Anh đã làm được nhiều bộ đàn đá và các loại nhạc cụ khác để biểu diễn trong các lễ hội của làng hoặc sự kiện huyện, tỉnh và Trung ương tổ chức. Nhờ những cố gắng không ngừng ấy, năm 2015, anh A Huynh vinh dự được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú.

Nghệ nhân A Huynh đang biểu diễn một giai điệu từ bộ đàn đá do chính anh chế tác.

Không chỉ theo đuổi đam mê, A Huynh còn mong muốn gìn giữ và lan tỏa niềm yêu thích, sáng tạo văn hóa dân gian đến thế hệ trẻ. Thời gian qua, A Huynh đã tập hợp các thanh thiếu niên ở làng Chốt để truyền dạy diễn xướng cồng chiêng, đàn hát dân ca và chỉ dẫn chế tác một số nhạc cụ dân tộc.

Ông A Vích (làng Chốt, thị trấn Sa Thầy, Sa Thầy, Kon Tum) cho biết: Người làng rất yêu mến và ủng hộ cháu Huynh vì cháu đam mê làm nhạc cụ dân tộc, không bỏ phong tục tập quán của người Jrai.

Nghệ nhân A Huynh truyền dạy cách sử dụng nhạc cụ dân tộc cho một em nhỏ trong làng.

Để tiếp thêm động lực cho những nghệ nhân đa tài như A Huynh, những năm qua, huyện Sa Thầy luôn quan tâm bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa trên địa bàn. UBND huyện đã xây dựng và triển khai đề án bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa vùng đồng bào dân tộc gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2016 – 2020 và tầm nhìn đến giai đoạn 2025. Công tác truyền dạy kỹ năng sử dụng cồng chiêng, chỉnh chiêng, dân vũ, dân ca được chú trọng thực hiện hằng năm.

Đây là hoạt động mang ý nghĩa thiết thực và đạt hiệu quả rõ rệt. Đối tượng truyền dạy là các nghệ nhân tại địa phương; đối tượng được truyền dạy chủ yếu là các em thanh, thiếu nhi. Hoạt động này không những bảo tồn, chuyển giao những kỹ năng cơ bản về sử dụng cồng chiêng mà thông qua đó còn là hình thức giáo dục truyền thống văn hóa cộng đồng rất thiết thực, hiệu quả.

Tất cả các đối tượng sau khi được truyền dạy đều có khả năng tham gia diễn tấu cồng chiêng tại các lễ hội của gia đình, cộng đồng và tham gia giao lưu với bên ngoài.

Giữa bộn bề cuộc sống, giá trị văn hóa truyền thống đứng trước nguy cơ dần bị mai một, những nghệ nhân trẻ như A Huynh vẫn miệt mài gìn giữ và phát huy nét đẹp của âm nhạc truyền thống, để những âm thanh của đàn đá, Ting ning, Kní... vang mãi nơi núi rừng Tây Nguyên.

Bạn đang đọc bài viết A Huynh - Người giữ lửa âm nhạc dân tộc Jrai. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Khai trương phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy
Tuyến phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy dài hơn 1km với hơn 100 ki ốt đa dạng chủng loại ngành hàng từ nhà hàng ẩm thực, đồ lưu niệm, đồ uống, ẩm thực đường phố... được trang trí bắt mắt nằm ngay trung tâm khu du lịch Bãi Cháy.
Khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2024
Ngày 26/4, tại Danh thắng Tràng An, Lễ hội Tràng An năm 2024 đã chính thức được khai mạc. Đây là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.
Bài thơ: Tháng Tư này
Tháng Tư này còn gì để nhớ mong//Khi tình đã úa màu theo năm tháng//Kỷ niệm cũ vùi sâu miền dĩ vãng///Gợi làm gì thêm đau xót lòng nhau
Bài thơ: Áo lính về quê
Thỉnh thoảng con về thăm nhà///Thích mặc áo lính để mà nhớ xưa///Mẹ già trông nắng đợi mưa///Đọc trang sách cũ vẫn chưa rách lề 

Tin mới

Khai trương phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy
Tuyến phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy dài hơn 1km với hơn 100 ki ốt đa dạng chủng loại ngành hàng từ nhà hàng ẩm thực, đồ lưu niệm, đồ uống, ẩm thực đường phố... được trang trí bắt mắt nằm ngay trung tâm khu du lịch Bãi Cháy.
Khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2024
Ngày 26/4, tại Danh thắng Tràng An, Lễ hội Tràng An năm 2024 đã chính thức được khai mạc. Đây là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.
Bài thơ: Tháng Tư này
Tháng Tư này còn gì để nhớ mong//Khi tình đã úa màu theo năm tháng//Kỷ niệm cũ vùi sâu miền dĩ vãng///Gợi làm gì thêm đau xót lòng nhau
Bài thơ: Áo lính về quê
Thỉnh thoảng con về thăm nhà///Thích mặc áo lính để mà nhớ xưa///Mẹ già trông nắng đợi mưa///Đọc trang sách cũ vẫn chưa rách lề