Thứ ba, 30/04/2024 01:01 (GMT+7)

Bắc Giang: Phát triển sản phẩm du lịch văn hóa - tâm linh Tây Yên Tử

Song Lam -  Thứ ba, 19/12/2023 11:32 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Đến với nơi đây, du khách có dịp tìm hiểu thêm về thiền phái Trúc Lâm Yên Tử gắn với cuộc đời của Phật hoàng Trần Nhân Tông, vừa khai thác, vừa phát huy giá trị phong phú về các nguồn tài nguyên thiên nhiên sinh thái của vùng núi Tây Yên Tử.

Không gian văn hóa - Phật giáo Trúc Lâm vùng Tây Yên Tử với giá trị đặc sắc của khu du lịch sinh thái, tâm linh, đang trở thành điểm du lịch quan trọng của tỉnh Bắc Giang.

Nhằm xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch văn hóa-tâm linh Tây Yên Tử độc đáo, hấp dẫn, thời gian qua, các ngành, địa phương, đơn vị, doanh nghiệp tích cực quảng bá, khai thác giá trị di sản, đẩy mạnh liên kết. Qua đó, góp phần thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến với Bắc Giang.

Khu du lịch tâm linh, sinh thái Tây Yên Tử ra đời nhằm tái hiện con đường hoằng dương phật pháp của Phật hoàng Trần Nhân Tông (dọc sườn dãy Tây Yên Tử từ chùa Vĩnh Nghiêm - Yên Dũng, chùa Mã Yên, Hòn Tháp (Cẩm Lý - Lục Nam), Hồ Bấc (Huyền Sơn - Lục Nam), chùa Am Vãi (Nam Dương - Lục Ngạn)...) trên cơ sở vừa khai thác, vừa phát huy giá trị phong phú về các nguồn tài nguyên thiên nhiên sinh thái của vùng núi Tây Yên Tử.

Đây cũng chính là phương thức du lịch và ý nghĩa của "Du lịch sinh thái, tâm linh" Tây Yên Tử. Đến với nơi đây, du khách có dịp tìm hiểu thêm về thiền phái Trúc Lâm Yên Tử gắn với cuộc đời của Phật hoàng Trần Nhân Tông. Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử được hình thành ở quốc gia Đại Việt từ khoảng giữa thế kỷ XIII, vị thiền sư có công đặt nền móng cho sự hình thành Thiền phái này là Tuệ Trung Thượng sĩ Trần Tung, thuộc dòng tôn thất nhà Trần.

Ngài cũng là đại sư truyền đăng cho Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông, người chính thức sáng lập ra phái thiền mang đặc trưng Phật Việt trên cơ sở hệ thống tư tưởng ba Phật phái Tiniđalưuchi, Vô Thông Ngôn, Thảo Đường vào những năm cuối thế kỷ XIII. Di tích quốc gia đặc biệt chùa Vĩnh Nghiêm (Yên Dũng) là điểm nhấn trong hành trình du lịch sườn Tây Yên Tử. Với giá trị độc đáo, đặc sắc về kiến trúc, nghệ thuật, cùng bộ mộc bản được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu ký ức thế giới khu vực châu Á-Thái Bình Dương, mỗi năm nơi đây đón hàng trăm nghìn lượt khách tham quan.

tm-img-alt
Khu Du lịch tâm linh, sinh thái Tây Yên Tử ngày càng hút khách du lịch.

Năm 2023, UBND huyện phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đề xuất thực hiện dự án tu bổ, tôn tạo di tích quốc gia đặc biệt chùa Vĩnh Nghiêm. Theo đó, các hạng mục được tu bổ như: Nhà giảng đường, tam quan, bến thuyền du lịch, tôn tạo sân chùa, xây dựng cổng vào khu di tích với tổng mức đầu tư hơn 108 tỷ đồng, thời gian thực hiện từ năm 2023 đến năm 2025.

Là địa phương có nhiều chùa, đền nằm dọc sườn Tây Yên Tử, huyện Lục Nam có lợi thế để phát triển du lịch văn hóa-tâm linh. Ông Dương Công Định, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: Giai đoạn 2021-2025, huyện đầu tư xây dựng, cải tạo cảnh quan tại Khu du lịch (KDL) sinh thái Suối Mỡ, xã Nghĩa Phương; suối nước Vàng, thác Giót, xã Lục Sơn; vực Rêu, đền Thần Nông, xã Cẩm Lý. Hằng năm, UBND huyện hỗ trợ phục dựng và tổ chức các lễ hội truyền thống tại các địa phương như: Hát Văn tại lễ hội Suối Mỡ; lễ tế, lễ giỗ tổ Hùng Vương tại đền Thần Nông…

Cùng với quảng bá, Sở VHTTDL tổ chức nhiều hội thảo khoa học, tọa đàm, hội nghị liên kết về phát triển du lịch, đặc biệt là không gian văn hóa vùng Tây Yên Tử, thu hút hàng trăm chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nghiệp (DN) lữ hành có uy tín trong nước "hiến kế".

Ông Lưu Xuân San, Giám đốc Trung tâm Thông tin và Xúc tiến du lịch tỉnh Bắc Giang cho biết: Đơn vị đã phối hợp với nhiều DN ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và 8 tỉnh vùng Đông Bắc khảo sát KDL tâm linh, sinh thái Tây Yên Tử (Sơn Động), chùa Vĩnh Nghiêm, Thiền viện Trúc Lâm Phượng Hoàng (Yên Dũng) để xây dựng tour, tuyến du lịch.

Đáng chú ý, Công ty SGO Travel (DN lữ hành lớn có uy tín ở Hà Nội) đã mở tuyến liên kết chuyên biệt với KDL tâm linh, sinh thái Tây Yên Tử; khách sạn Hải An (TP Bắc Giang) đưa khách từ Hà Nội về Bắc Giang hằng ngày. Tham gia tour, du khách được tìm hiểu về dấu tích "Con đường Hoằng dương Phật pháp của các vị Tổ Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử"; tham quan KDL tâm linh, sinh thái Tây Yên Tử, chùa Vĩnh Nghiêm, Thiền viện Trúc Lâm Phượng Hoàng; trải nghiệm, chia sẻ phương pháp tọa thiền, giá trị của Phật pháp, in mộc bản, học làm món chay…

Tỉnh Bắc Giang phấn đấu đến năm 2025 sẽ hình thành 5 không gian du lịch chủ yếu, trong đó có không gian du lịch Tây Yên Tử gắn với “Con đường Hoằng dương Phật pháp của các Phật tổ Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử”; phục dựng các điểm di tích “Theo dấu chân Phật Hoàng” và không gian du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí gắn với du lịch golf. Xây dựng, phát triển “Du lịch Tây Yên Tử” thành thương hiệu du lịch của Bắc Giang.

Theo dự thảo Đề án phục dựng “Con đường Hoằng dương Phật pháp của các Phật tổ Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử” do Sở VHTTDL tham mưu xây dựng dài khoảng 95 km trải dài địa bàn 3 huyện: Lục Nam, Sơn Động và Yên Dũng. Không gian của con đường từ chùa Vĩnh Nghiêm đến các điểm như chùa Hòn Tháp, đền Quan Tuần, chùa Hóa, chùa Rào, đền Bà Chúa, chùa Đám Trì, thác Giót, suối nước Vàng (Lục Nam); chùa Đồng (Yên Tử, Quảng Ninh). Đây được cho là con đường bộ hành tâm linh độc đáo nhất tại Việt Nam, góp phần tạo nên một sản phẩm du lịch đặc biệt gắn với vùng đất thiêng Tây Yên Tử.

Cùng với đẩy mạnh liên kết, từ nay đến năm 2025, UBND tỉnh chỉ đạo tập trung mở rộng, nâng cấp đường tỉnh 293; phối hợp với tỉnh Quảng Ninh xây dựng tuyến đường nối từ thị trấn Tây Yên Tử (Sơn Động) đến TP Hạ Long. Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư, phát triển hạ tầng các khu, điểm du lịch. Với sự quan tâm đầu tư của các cấp, ngành, địa phương cùng sự tham gia tích cực của doanh nghiệp, lĩnh vực “công nghiệp không khói” của tỉnh tiếp tục có nhiều khởi sắc, góp phần làm thay đổi diện mạo các địa phương, tạo việc làm, mở ra cơ hội hợp tác, đầu tư phát triển KT-XH giữa Bắc Giang với các vùng lân cận.

Bạn đang đọc bài viết Bắc Giang: Phát triển sản phẩm du lịch văn hóa - tâm linh Tây Yên Tử. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Bài thơ: Đến một ngày
Đến một ngày rồi người sẽ quên ta//Tên của ta - người chẳng còn nhớ tới//Đoạn tương tư từng làm ta chới với///Sẽ vùi vào những ngày tháng chênh vênh
Bài thơ: Thì hãy sống...
Thì cứ bình yên để mỗi ngày trôi đi thật nhẹ//Chiếc đồng hồ nhích từng giây từng giây, rất khẽ///Con chim sẻ ríu rít ngoài ban công//Heo may chở mùa thu qua sông///Cải ngồng hong nắng...

Tin mới

Bài thơ: Đến một ngày
Đến một ngày rồi người sẽ quên ta//Tên của ta - người chẳng còn nhớ tới//Đoạn tương tư từng làm ta chới với///Sẽ vùi vào những ngày tháng chênh vênh
Lào: Cho phép học sinh nghỉ học nếu nền nhiệt quá cao
Theo phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn, trước tình trạng nắng nóng kéo dài với nền nhiệt cao kỷ lục trên 40 độ C, Bộ Giáo dục và Thể thao Lào vừa chỉ đạo các nhà quản lý trường học trên cả nước xem xét cho học sinh nghỉ học nếu cần thiết.
Bài thơ: Thì hãy sống...
Thì cứ bình yên để mỗi ngày trôi đi thật nhẹ//Chiếc đồng hồ nhích từng giây từng giây, rất khẽ///Con chim sẻ ríu rít ngoài ban công//Heo may chở mùa thu qua sông///Cải ngồng hong nắng...