Thứ ba, 30/04/2024 03:40 (GMT+7)

Bảo vệ sức khoẻ trước tác hại của tia UV

MTĐT -  Thứ hai, 26/12/2022 16:22 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tác hại của tia UV không những khiến làn da trở nên đen sạm, cháy nắng mà còn tiềm ẩn nhiều vấn đề về sức khỏe như lão hóa và ung thư da.

Tia UV là gì?

Hầu hết, mọi người đều biết tác hại của tia UV đến sức khỏe và đặc biệt là làn da. Nhưng không phải bất cứ ai cũng hiểu tia UV là gì. Tia UV được viết tắt từ thuật ngữ Ultraviolet, là tia cực tím hay tia tử ngoại. Nó cũng là một dạng sóng điện từ và có bước sóng dài hơn tia X nhưng lại ngắn hơn so với bước sóng ánh sáng. Nếu xét theo phổ thì chia tia UV thành 2 vùng chính là:

* Vùng tử ngoại chân không hay tử ngoại xạ: Bước sóng của tia UV trong khoảng từ 200 - 10nm.

* Vùng tử ngoại gần: Tia UV có bước sóng nằm trong khoảng 380 - 200nm.

Các nhà khoa học cũng dựa vào mức độ ảnh hưởng của tia UV với con người và môi trường mà chia làm 3 loại, gồm có:

* Tia UVA: Gọi là ánh sáng đen hay sóng dài và thường trong khoảng từ 380 - 315nm. Nhiều nghiên cứu cho thấy, tia UVA chiếm tỷ lệ khoảng 95 - 97% và đây là mức cao nhất so với những loại tia cực tím khác. Tia UVA là nguyên nhân chính gây lão hóa và nếp nhăn cho làn da.

* Tia UVB: Chính là sóng trung với bước sóng nằm trong khoảng 315 - 280nm. Loại tia cực tím UVB được đánh giá là có nhiều năng lượng nên có thể gây cháy nắng hay nguy hiểm hơn là ung thư da.

* Tia UVC: Là sóng tiệt trùng hay sóng ngắn có bước sóng nằm trong khoảng 280 - 100nm. So với các tia UV thì tia UVC có nguồn năng lượng mạnh nhất. Theo đó, tia UVC gây hại nhiều nhất đến sức khỏe con người, nhất là đôi mắt và làn da.

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ

Tia UV gây ung thư da

Tia UV gây tác hại nguy hiểm nhất cho con người là ung thư da. Làn da khi tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời quá lâu sẽ gây ung thư biểu mô và hình thành khối u ác tính. Theo thống kê thực tế, gần 90% người bệnh bị ung thư da là do tác hại UV. Một số dấu hiệu nhận biết ung thư da tiêu biểu như xuất hiện các mảng da màu đỏ bất thường, nốt ruồi, nổi các mụn cứng hay u nhỏ, bề mặt da đóng vảy và khô ráp.

Khiến da bị cháy nắng, bỏng nắng

Da bị cháy nắng sẽ xuất hiện các vết bỏng rát, da mẩn đỏ. Nếu các bạn không tìm ngay phương pháp cải thiện thì tình trạng bỏng rát ngày càng nghiêm trọng.

Làm tổn thương hệ thống miễn dịch

Khi bạn tiếp xúc quá lâu với tia UV còn gây ảnh hưởng xấu đến hệ thống miễn dịch. Các nhà khoa học nhận định, cháy nắng làm thay đổi sự phân bố và chức năng của tế bào bạch cầu trong thời gian 24 giờ sau khi tiếp xúc với ánh nắng. Nếu tình trạng này lặp đi lặp lại quá nhiều sẽ gây ra tổn thương nghiêm trọng cho hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Tia UV gây tác hại tới mắt

Các mô sẽ bị hư hỏng nếu để tiếp xúc với tia UV ở cường độ cao. Thậm chí, gây bỏng trên bề mặt mắt hay bị viêm giác mạc ánh nắng. Nhiều báo cáo khoa học cho biết, dù lượng nắng mặt trời ít cũng tăng nguy cơ làm tổn thương mắt như thủy tinh thể, mộng thịt, mộng mỡ mắt.

Tác hại của tia UV đối với mắt sẽ tích lũy và tiếp xúc càng nhiều với ánh nắng mặt trời thì càng bị tổn thương nghiêm trọng. Vậy nên khi ra ngoài nắng cần bảo vệ cho đôi mắt bằng cách đeo kính.

Tia UV chính là nguyên nhân gây lão hóa da

Tia UV có thể phá hủy collagen và các mô liên kết gây ra nếp nhăn, đốm nâu và da mất dần độ đàn hồi. Bạn sẽ thấy rõ sự khác biệt giữa tone màu da ở mặt dưới và mặt trên cùng một cánh tay. Một làn da rám nắng có thể không sao ở hiện tại nhưng sớm nhăn nheo và thậm chí là ung thư da.

Lời khuyên bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời

Hạn chế phơi nắng trong khoảng từ 10:00 sáng đến 4:00 chiều vì đây là khoảng thời gian cường độ nắng mạnh nhất. Thực hiện theo quy tắc đổ bóng: nếu chiều dài bóng ngắn hơn chiều cao khi ngoài trời nắng thì nên tìm khu vực râm mát, có mái che;

Luôn luôn giữ trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi dưới bóng râm hoặc được bảo vệ tránh khỏi ánh nắng trực tiếp từ mặt trời;

Chú ý đến chỉ số UV: Cho thấy mức độ nguy hại của việc tiếp xúc với tia cực tím vào bất kỳ thời điểm cụ thể nào trong ngày. Chỉ số UV thường được trung tâm dự báo thời tiết đo được và thông báo cho toàn dân. Khi chỉ số này đạt từ 10 trở lên, nghĩa là mức độ bức xạ đang rất lớn, nên tránh ra ngoài trời;

Để ý các bề mặt phản chiếu như mặt nước, tuyết, cát và kính. Chúng có khả năng phản chiếu tia nắng mặt trời, vô tình gây hại cho làn da, tăng nguy cơ bị cháy nắng cũng như ung thư da;

Mặc quần áo bảo hộ, bao gồm các loại áo có khả năng chống nắng, như áo dài tay, áo khoác có cổ, quần dài, tối màu, mũ rộng vành để che mặt, cổ và tai. Nếu có thể, nên lựa chọn chất liệu vải chống nắng đặc biệt;

Đeo kính râm bảo vệ mắt. Lựa chọn chất liệu tròng kính có khả năng chống nắng, độ hấp thụ tia cực tím từ 99 - 100% sẽ bảo vệ tốt nhất cho mắt và vùng da xung quanh;

Bổ sung hoa quả tươi giàu vitamin C, giúp hạn chế tác động có hại từ tia cực tím;

Nhận biết tác dụng phụ của một số thuốc khiến cơ thể trở nên nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời. Các thuốc này bao gồm một số loại kháng sinh, thuốc chống viêm, thuốc kháng nấm, thuốc trị tăng huyết áp và một số loại thuốc hóa trị.

Tránh tắm nắng khi ngoài trời đã nắng gắt. Ngoài ra, không nên sử dụng đèn mặt trời, giường nằm tắm nắng hoặc các dịch vụ làm cho da rám nắng bằng cách sử dụng ánh sáng cường độ cao.

Sử dụng kem chống nắng đều đặn mỗi khi ra ngoài, ngay cả khi trời nhiều mây. Tia cực tím có thể xuyên qua mây và qua các loại cửa kính. Sử dụng son dưỡng môi hoặc son môi có chứa chất chống nắng có chỉ số SPF ít nhất là 30.

Bảo My (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Bảo vệ sức khoẻ trước tác hại của tia UV. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Mỗi ngày nên đi bộ bao nhiêu bước để duy trì sức khỏe?
Cuộc sống ngày nay thường bận rộn và nhiều người dường như không có đủ thời gian để tập luyện hoặc tham gia các hoạt động thể thao phức tạp. Tuy nhiên, đi bộ lại là một hoạt động vận động đơn giản, dễ dàng tích hợp vào lịch trình hàng ngày.

Tin mới

Bài thơ: Đến một ngày
Đến một ngày rồi người sẽ quên ta//Tên của ta - người chẳng còn nhớ tới//Đoạn tương tư từng làm ta chới với///Sẽ vùi vào những ngày tháng chênh vênh
Lào: Cho phép học sinh nghỉ học nếu nền nhiệt quá cao
Theo phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn, trước tình trạng nắng nóng kéo dài với nền nhiệt cao kỷ lục trên 40 độ C, Bộ Giáo dục và Thể thao Lào vừa chỉ đạo các nhà quản lý trường học trên cả nước xem xét cho học sinh nghỉ học nếu cần thiết.
Bài thơ: Thì hãy sống...
Thì cứ bình yên để mỗi ngày trôi đi thật nhẹ//Chiếc đồng hồ nhích từng giây từng giây, rất khẽ///Con chim sẻ ríu rít ngoài ban công//Heo may chở mùa thu qua sông///Cải ngồng hong nắng...