Thứ tư, 08/05/2024 01:39 (GMT+7)

Brazil: Nạn phá rừng Amazon giảm hơn 30% trong nửa đầu năm 2023

MTĐT -  Thứ tư, 12/07/2023 15:00 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Nạn phá rừng Amazon ở Brazil đã giảm 33,6% trong 6 tháng đầu năm 2023, cũng là 6 tháng đầu nhiệm kỳ của Tổng thống Luiz Inácio Lula da Silva.

Theo dữ liệu vệ tinh mới của Chính phủ Brazil, sau 4 năm nạn phá rừng Amazon gia tăng ở đất nước này.

Từ tháng 1 đến tháng 6/2023, khu rừng nhiệt đới này được cảnh báo diện tích bao phủ đã giảm xuống 2.650 km2 (1.023 dặm vuông), từ 4.000 km2 trong cùng kỳ năm 2022 dưới thời cựu Tổng thống Jair Bolsonaro. Dữ liệu của năm nay bao gồm mức giảm 41% trong các cảnh báo cho tháng 6, đánh dấu sự bắt đầu của mùa khô khi nạn phá rừng có xu hướng tăng vọt.

João Paulo Capobianco, Thư ký điều hành của Bộ Môi trường, lưu ý rằng kết quả cả năm sẽ phụ thuộc vào một vài tháng đầy thử thách phía trước. Tuy nhiên, dữ liệu là một dấu hiệu đáng khích lệ đối với Tổng thống Lula, người đã vận động tranh cử vào năm 2022 với cam kết kiềm chế hoạt động khai thác gỗ trái phép và khắc phục tình trạng tàn phá môi trường diễn ra trong nhiệm kỳ của cựu Tổng thống Bolsonaro.

Ông Lula đã cam kết sẽ chấm dứt nạn phá rừng và chặt phá cây xanh bừa bãi vào năm 2030. Tuy nhiên, đây sẽ là một thách thức lớn với ông, vì hiện tại diện tích rừng nhiệt đới bị mất dưới thời ông cai trị được báo cáo là lớn gấp ba lần diện tích của thành phố New York (Mỹ).

Đặc biệt là trong vài năm trở lại đây, nạn phá rừng gia tăng với con số báo động. Rừng nhiệt đới Amazon còn là “một vùng đệm” quan trọng trong cuộc chiến toàn cầu chống biến đổi khí hậu.

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ (Nguồn: Internet)

Dữ liệu vệ tinh được Viện Nghiên cứu Vũ trụ Quốc gia Brazil (Inpe) đưa ra hôm thứ Năm (6/7), Bộ trưởng Môi trường Marina Silva thông tin: “Chúng ta đã đạt được xu hướng giảm ổn định của nạn phá rừng Amazon”. Inpe chỉ ra rằng, tháng 6 là tháng chứng kiến tình trạng phá rừng giảm kỷ lục, thấp hơn 41% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ông Lula, người nhậm chức vào tháng 1/2023, đã cam kết sẽ đảo ngược các chính sách của người tiền nhiệm Jair Bolsonaro, người đã thúc đẩy khai thác mỏ ở các vùng đất bản địa ở Amazon.

Đầu năm nay, ông Lula đã ra quyết định ban hành thêm sáu khu bảo tồn bản địa mới, cấm hoàn toàn các hoạt động khai thác và hạn chế canh tác thương mại. Điều này làm tăng thêm số khu vực cần được Chính phủ Brazil bảo vệ.

Trong khi nạn phá rừng được báo cáo là đã giảm, thì các vụ hỏa hoạn liên tục gia tăng theo số liệu được thống kê. Chỉ riêng trong tháng 6, vệ tinh giám sát đã phát hiện 3.075 vụ cháy ở Amazon - con số cao nhất kể từ năm 2007. Nhiều vụ cháy xảy ra, giải phóng một lượng lớn khí thải carbon ra môi trường. Các vụ cháy được ghi nhận có liên quan đến việc xử lý tàn dư các khu vực rừng đã bị tàn phá trước đó.

Trước đây ông Lula từng là Tổng thống Brazil trong giai đoạn 2003-2010. Ông đã thúc đẩy các quốc gia giàu nhất thế giới tham gia tài trợ cho các sáng kiến khác nhau nhằm giải cứu rừng nhiệt đới.

Vào tháng 4, nghiên cứu của mạng lưới giám sát Global Forest Watch đã chỉ ra một khu vực rừng nhiệt đới có diện tích bằng Thụy Sỹ đã biến mất vào năm ngoái, cùng thời điểm nạn chặt cây xanh trên toàn thế giới đột ngột tăng cao. Tương đương với diện tích rừng bằng khoảng 11 sân bóng đá bị mất mỗi phút vào năm 2022, trong đó Brazil là tiêu điểm nạn phá rừng.

Điều đó nói lên rằng một cam kết chính trị nhằm chấm dứt nạn phá rừng do các nhà lãnh đạo thế giới đưa ra tại Hội nghị Biến đổi Khí hậu của Liên Hợp Quốc ở Glasgow vào năm 2021 đã đi chệch hướng.

Amazon là rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới và 60% diện tích thuộc lãnh thổ Brazil. Do số lượng lớn cây xanh mọc ở đây, nên nơi đây thường được gọi là "lá phổi của hành tinh" .

An Đông (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Brazil: Nạn phá rừng Amazon giảm hơn 30% trong nửa đầu năm 2023. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Đồng Nai: Ưu tiên nguồn nước sẵn có ở các sông, hồ
Hiện nay, Đồng Nai đã ban hành nhiều đề án, kế hoạch, chương trình hành động để bảo vệ nguồn tài nguyên, mở rộng nguồn nước và phát triển mạng lưới nước mặt nhằm hạn chế tối đa khai thác nước dưới đất

Tin mới