Thứ ba, 30/04/2024 11:10 (GMT+7)

Buông lỏng quản lý đất đai: 'Mất đất, mất cả cán bộ'

MTĐT -  Thứ sáu, 08/06/2018 09:25 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Ông Lê Như Tiến cho rằng việc buông lỏng quản lý đất đai là mảnh đất nuôi dưỡng tham nhũng, lãng phí và dẫn đến tình trạng "không chỉ mất đất mà còn mất cả cán bộ".

Buông lỏng quản lý dẫn đến... "tự tung, tự tác"

Trong 2 ngày 4 và 5/6, Bộ trưởng TN&MT Trần Hồng Hà đã tiến hành trả lời chất vấn đại biểu tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV.

Các vấn đề như ô nhiễm môi trường, quản lý đất đai, xử lý rác thải... đã được các đại biểu đưa ra chất vấn tại nghị trường.

Theo ông Lê Như Tiến, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh thiếu niên - Nhi đồng (Quốc hội khóa XIII), tại phiên chất vấn Bộ trưởng Trần Hồng Hà có một số vấn đề đáng lưu ý.

(Ảnh minh họa: Vietnamnet)

"Đơn cử là chất vấn của đại biểu Trương Trọng Nghĩa về vấn đề trả lại bờ biển cho người dân.

Đây là vấn đề bức xúc của người dân. Tất cả những con đường ra biển đã bị chặn đứng, người dân không được thụ hưởng giá trị của biển, tài nguyên mà lẽ ra được hưởng", ông Tiến nói.

Theo ông Tiến, vẫn đề quản lý đất đai rất cần quan tâm. Bởi đất đai là tài nguyên của đất nước, nhân dân.

"Tại nhiệm kỳ Quốc hội XIII, tôi có phát biểu rằng việc buông lỏng quản lý đất đai là mảnh đất màu mỡ nuôi dưỡng tham nhũng lãng phí.

Chúng ta có nhiều bài học đắt giá như ở Thủ Thiêm và nhiều nơi khác. Không chỉ mất đất còn mất cán bộ", ông Lê Như Tiến cho hay.

Cũng theo vị này, giải pháp quản lý đất đai hiệu quả quan trọng nhất là quản lý quyền lực. Vì khi giao quyền cho người đứng đầu địa phương, bộ ngành, đơn vị phải kiểm soát được.

"Nếu không kiểm soát được, buông lỏng quản lý sẽ dẫn đến tự tung tự tác bởi đất đai là tài sản sinh lời nhanh. Muốn quản lý đất đai phải quản lý được người đứng ra quản lý đất đai.

Vấn đề tiếp là kiểm soát quyền lực. Không kiểm soát được sẽ dễ dấn đến lạm quyền, kết hợp với lợi ích nhóm.

Chúng ta cũng phải chặn đứng tình trạng người đứng đầu lại "đi đêm" với doanh nghiệp, "bắt tay" với doanh nghiệp", ông Tiến nói thêm.

Đối vấn đề "sốt đất" ở Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc - 3 nơi sắp trở thành đặc khu kinh tế, ông Lê Như Tiến cho biết nhiều năm trước ở các khu vực này đã "tấp nập kẻ mua mua người bán đất".

"Theo tôi biết, có tình trạng "cò" đất nườm bượp hoạt động đẩy giá đất lên cao. Điều nguy hại là việc chuyển dịch đất rừng, đất nông nghiệp để trục lợi.

Nguy hại nữa là phá vỡ quy hạch và sau này khi sử dụng đất đai nhà nước phải bỏ thêm số tiền lớn hơn rất nhiều để bồi hoàn", ông Tiến nói.

Đối với vấn đề ô nhiễm môi trường, ông Tiến cho rằng cần có giải pháp quyết liệt không phải việc chỉ đưa ra các khẩu hiệu như "sẽ, quyết tâm...".

Đấu giá đất là giải pháp tốt nhất

Đối với vấn đề quản lý đất đai, nhiều đại biểu đồng tình với việc "sốt đất là đương nhiên" tại một số vùng phát triển nhưng cho rằng cần phải có giải pháp giải quyết.

Về vấn đề này, Bộ trưởng TN&MT Trần Hồng Hà cho rằng vấn đề điều chỉnh chính sách đất đai cần tính toán để người dân cảm thấy được chia sẻ, họ cũng có những công sức đóng góp trên mảnh đất đó. Và đối với nhà đầu tư thì họ tính toán là vẫn còn lợi nhuận. 

"Đấu giá đất đai là giải pháp tốt nhất, nhiều trường hợp, nhiều điều kiện chúng ta chưa đấu giá được. 

Đấu giá đất đai phải dựa trên giá. Nhưng giá chúng ta xác định hiện nay chưa dựa trên giá thị trường", ông Hà nói.

Đối với vấn đề đất đai ở Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc, ông Hà cho biết sẽ xử lý những vi phạm pháp luật, giao dịch ngầm...

Đối với tình trạng Hà Nội có nhiều mảnh "đất vảng bỏ hoang", ông Hà cho rằng "điều này không nên vì chính là chúng ta không đặt ra quan tâm kinh tế đối với mảnh đất này".

"Mảnh đất đó khai thác hiệu quả thì chúng ta thu thuế thu nhập, còn không khai thác, chúng ta phải truy thu thuế đất đai để người sử dụng đất bắt buộc phải tính toán hiệu quả", ông Hà nói thêm.

Theo Đời sống & Pháp lý

Bạn đang đọc bài viết Buông lỏng quản lý đất đai: 'Mất đất, mất cả cán bộ'. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Gia Lai: Ngang nhiên xây dựng nhà xưởng trên đất nông nghiệp
Công trình nhà xưởng ngang nhiên xây dựng trên đất nông nghiệp của một hộ dân tại làng Đê Chơ Gang, xã Phú An, huyện Đak Pơ. Trước sự việc này, chính quyền địa phương đã đề nghị tháo dỡ nhưng hộ dân vẫn cố tình không chấp hành.
“Thành phố xanh” Freiburg
Thành phố Freiburg của Đức được coi là “Thành phố năng lượng mặt trời” hay “Thành phố xanh” của châu Âu, được biết đến với các chính sách môi trường ấn tượng và nguồn năng lượng mặt trời dồi dào.

Tin mới

Mốc son bằng vàng của dân tộc
70 năm đã trôi qua nhưng chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” vẫn mãi là niềm tự hào của dân tộc ta, để lại những bài học lịch sử vô giá, là động lực tinh thần to lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.
Người dân cả nước hân hoan đón mừng ngày 30/4-1/5
Tại Hà Nội, các không gian ngoài trời như: Hồ Hoàn Kiếm, Văn Miếu-Quốc Tử Giám, Hoàng thành Thăng Long, phố đi bộ… khá tấp nập. Tại Vườn thú Hà Nội (quận Ba Đình) khách du lịch nhiều địa phương đổ đến tham quan, tìm hiểu cuộc sống các loài động vật.
Hồ Sông Mây xả nước, 200 tấn cá chết trắng
Nhiều ngày qua, tại hồ Sông Mây (huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai) xuất hiện tình trạng cá chết nổi "trắng" mặt hồ, bốc mùi hôi thối ảnh hướng đến sức khỏe người dân và môi trường quanh khu vực.
Mùa xuân đẹp nhất
Chỉ có mùa xuân giải phóng mới biến ước mơ cháy bỏng của những công dân yêu nước Việt Nam thành hiện thực.
Bài thơ: Đến một ngày
Đến một ngày rồi người sẽ quên ta//Tên của ta - người chẳng còn nhớ tới//Đoạn tương tư từng làm ta chới với///Sẽ vùi vào những ngày tháng chênh vênh
Lào: Cho phép học sinh nghỉ học nếu nền nhiệt quá cao
Theo phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn, trước tình trạng nắng nóng kéo dài với nền nhiệt cao kỷ lục trên 40 độ C, Bộ Giáo dục và Thể thao Lào vừa chỉ đạo các nhà quản lý trường học trên cả nước xem xét cho học sinh nghỉ học nếu cần thiết.